Tuy rủi ro tín dụng là khách quan, song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra. Để phản ánh mức
độ rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm kiểm soát và hạn chế rủi ro, ngân hàng thường dựa vào các chỉ tiêu sau :
• Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm các khoản nợ đến hạn là chưa được thanh toán đã chuyển thành nợ quá hạn. Tỷ lệ này phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.
• Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ trên tổng dư nợ.
Nợ quá hạn + Nợ gia hạn Tỷ lệ nợ quá hạn và gia hạn nợ =
Tổng dư nợ
Về cơ bản chỉ tiêu này cũng gần giống như tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhưng với các khoản nợ quá hạn được gia hạn nợ sẽ được ngân hàng quản lý khác với nợ quá hạn bởi đây là các khoản nợ của khách hàng đã được gia tăng thêm thời hạn, khách hàng vẫn được vay thêm một khoảng thời gian mà không phải chịu lãi suất hay hình thức phạt nào cả, điều này tạo điều kiện cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường tỷ lệ này lớn hơn so với tỷ lệ trên và nó cũng trực tiếp phản ánh mức độ rủi ro của các khoản nợ tín dụng nhưng tỷ lệ này phản ánh những rủi ro tiềm ẩn khác mà tỷ lệ trên không phản ánh hết.
• Mức độ rủi ro tín dụng Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng tài sản Nợ quá hạn + nợ gia hạn Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ gia hạn = Tổng tài sản
Cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh mỗi một đồng nợ quá hạn và gia hạn được tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn hiện có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì tình hình kinh doanh của ngân hàng càng được đảm bảo.
• Tỷ lệ lãi treo
Lãi treo phát sinh Tỷ lệ lãi treo =
Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng
Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng do rủi ro tín dụng.
• Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu =
Tổng dư nợ
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tỷ lệ này rất quan trọng, nó phản ánh mức độ có thể tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
• Các chỉ tiêu khác
Ngoài các chỉ tiêu trên, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác như :
- Điểm của khách hàng:
Thông qua tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án đầu tư, mối quan hệ và tính sòng phẳng... ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm.
Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro tín dụng thấp. Khách hàng loại C, điểm thấp rủi ro tín dụng cao.
- Các khoản cho vay có vấn đề :
Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn.
- Mất ổn định vĩ mô :
Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, thiên tai... đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay.