Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 61)

III Phân theo ngành kinh tế

2.2.2.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

2009 so với 2008 2010 so vớ

2.2.2.Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là một hoạt động chủ yếu của các ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động mang này luôn chiếm một tỷ trọng lớn. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng là làm thế nào để đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn coi trọng việc quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên rủi ro tín dụng luôn tồn tại một cách khách quan trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Vậy ngân hàng chỉ có thể đưa ra những biện pháp để hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra thay vì thể loại bỏ hẳn nó. Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên, chúng ta có thể xem xét các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.4 : Tình hình nợ quá hạn

Đơn vị:Triệu đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với năm 2008 Số tiền Tăng/giảm so với năm 2009 Tổng dư nợ 432,288 666,852 54.26 840,613 26.05 Nợ quá hạn 5,414 9,241 70.68 11,938 29.18 Nợ quá hạn Tổng dư nợ 1.25 1.38 10.4 1.42 2.82

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009; 2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng dần theo các năm cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Năm 2008 nợ quá hạn là 5,414 triệu đồng đến năm 2009 nợ quá hạn đã tăng 3827 triệu đồng tương đương 70.68% so với năm 2008. Năm 2010 nợ quá hạn tiếp tục tăng 2697

triệu đồng tương đương 29.18% so với năm 2009. Tốc độ tăng nợ quá hạn nhanh hơn tốc độ tăng tổng dư nợ. Cùng với sự gia tăng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng tăng theo, năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn là 1.25%, đến năm 2009 là 1.38% và năm 2010 là 1.42%.

Mặc dù, xu hướng gia tăng của nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tuy vẫn nằm trong tầm kiểm soát chủ động của Chi nhánh, nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh đã xuất hiện nhiều biểu hiện không tích cực. Do vậy Chi nhánh cần có những chính sách hợp lý để phân loại, quản lý khách hàng hiệu quả hơn và chặt chẽ hơn.

Nguyên nhân của sự gia tăng nợ quá hạn như vậy một phần là do nợ quá hạn phát sinh trong năm. Một phần là do nợ quá hạn của năm trước chưa được xử lý thu hồi đã chuyển sang năm sau. Có nhiều doanh nghiệp đã không thể trả nợ đúng hạn, nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các đơn vị thuộc ngành xây dựng. Họ có nhiều phương án để có thể có vốn trả nợ ngân hàng nhưng để có được khoản vốn đó thì chi phí còn lớn hơn chi phí lãi phạt, do đó họ đã chấp nhận chịu mức lãi suất phạt thay vì thực hiện phương án khác. Năm 2009 Chi nhánh đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, cũng như áp dụng các biện pháp xử lý tài sản thế chấp nhưng trong năm vẫn thu hồi không được nhiều. Mặt khác từ năm 2008 Chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Do vậy mà nợ quá hạn tăng nhanh qua các năm.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ

Đơn vị: triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với năm 2008 Số tiền Tăng/giảm so với năm 2009 Tổng Nợ quá hạn 5,414 9,241 70.68 11,938 29.18 Ngắn hạn 3,215 7,360 128.92 9,257 25.77 Trung hạn 2,199 1,881 -14.46 2,681 39.18

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009; 2010)

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.6. Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo7PTNT Phúc Yên giai đoạn 2008-2010)

Qua bảng 2.5 và biểu số 2.6 ở trên cho ta thấy, cùng với xu hướng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm, nợ quá hạn ngắn hạn cũng có xu hướng tăng. Năm 2009 nợ quá hạn ngắn hạn tăng 4,415 triệu đồng tương đương 128.9% so với năm 2008. Đến năm 2010 nợ quá hạn ngắn hạn tiếp tục tăng, tuy nhiên mức độ tăng không mạnh như năm 2009, nợ quá hạn ngắn hạn tăng 1,387 triệu đồng tương đương 25.77% so với năm 2009.

Nợ quá hạn trung hạn năm 2009 giảm 14.46% so với năm 2008. Đến năm 2010 lại tăng 39.18% so với năm 2009. Nguyên nhân sự biến động này một phần là do tốc độ tăng trưởng dư nợ trung hạn của Chi nhánh không mạnh, năm 2010 tăng nhanh là do các khoản nợ trung hạn phát sinh từ các năm trước đến hạn trả nợ và đã bộc lộ những rủi ro tiềm tàng trước đó.

Nợ quá hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn trung hạn. Điều này một phần do dư nợ trung hạn không tăng trưởng nhanh bằng dư nợ ngắn hạn, một phần do các khoản nợ trung hạn có thời hạn tương đối dài, chưa đến hạn thu nợ và trong tương lai mới bộc lộ rủi ro. Trong khi đó các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các cá nhân và doanh nghiệp thường chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn. Điều này cũng phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng chưa cao, việc tính toán vòng quay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 61)