2.2.4.Công tác thu hồi nợ sau xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 66)

III Phân theo ngành kinh tế

2.2.4.Công tác thu hồi nợ sau xử lý

Nếu như việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro rất quan trọng trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, nó thể hiện sự chủ động đối phó với những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra thì việc thu hồi nợ sau khi xử lý lại chứng minh hiệu quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, vì tất cả số tiền thu được từ những khoản nợ chuyển hạch toán ngoại bảng sẽ được tính vào thu nhập của Chi nhánh.

Bảng 2.7: Công tác thu hồi nợ sau xử lý

Đơn vị: Triệu đồng,%

TT Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KH TH KH TH KH TH

1 Số tiền thu nợ đã XLRR 120 176 150 120 150 140 2 Tỷ trọng so với KH giao 147 80 93.3

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009; 2010)

Từ bảng trên ta thấy, năm 2008 số tiền thu nợ XLRR vượt chỉ tiêu kế hoạch và đạt mức 147%. Với kết quả khả quan của năm 2008, kế hoạch giao thu nợ đã XLRR đã tăng từ 120 triệu đồng năm 2008 lên 150 triệu đồng năm 2009. Tuy nhiên, kết quả thu hồi nợ không như kỳ vọng và đã không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao, chỉ đạt 80% . Năm 2010 vẫn giữ mức kế hoạch thu hồi nợ XLRR 150 triệu đồng, và thực hiện đã tăng nhưng cũng chỉ đạt 93.3%. Mặc dù công tác thu hồi nợ XLRR đã được Ban giám đốc chi nhánh hết sức quan tâm, chỉ đạo thành lập tổ nhóm thu hồi nợ, giao chỉ tiêu cho CBTD, cuối năm CBTD sẽ được cộng thêm thu nhập trên phần trăm tổng thu hồi nợ XLRR ....vv. Tất cả

các biện pháp trên ít nhiều đã phát huy hiệu quả trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa cao. Nguyên nhân do các biện pháp thu hồi nợ XLRR chưa dứt khoát,kiên quyết, còn mang tính tự phát, việc giao chỉ tiêu không mang tính bắt buộc nên một số CBTD không chú trọng đến việc thu hồi nợ XLRR.

2.2.5. Nợ xấu tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

Nợ xấu là một chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường mức độ hạn chế rủi ro tín dụng của bất kỳ một tổ chức tín dụng nào. Tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng của ngân hàng lớn và ngược lại, một tỷ lệ nợ xấu vừa phải cho biết ngân hàng vẫn còn trong ngưỡng an toàn.

Bảng 2.8. Chỉ tiêu nợ xấu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Nhóm 3 4,633 56.01 3,021 38.47 6 0.14 Nhóm 4 3,035 36.45 23 0.29 54 1.25 Nhóm 5 628 7.54 4,795 61.24 4,263 98.61 Tổng nợ xấu 8,326 100 7,830 100 4,323 100 Tổng dư nợ 432,288 666,851 840,611 Tổng nợ xấu Tổng dư nợ 1.93 1.17 0.51

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009; 2010)

Để minh họa cụ thể thực trạng nợ xấu tại Chi nhánh ta sử dụng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.7: Một số chi tiêu nợ xấu giai đoạn 2008-2010

(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008; 2009; 2010)

Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.7 ta thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ngày càng giảm. Năm 2008 tỷ lệ này ở mức 1.93%, đến năm 2009 giảm còn 1.17% và năm 2010 con số này tiếp tục giảm chỉ còn 0.51%. Điều này cho thấy mặc dù tổng dư nợ của Chi nhánh thì tăng qua các năm, nhưng tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh lại giảm. Chi nhánh đã chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng với chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó trong giai đoạn 2008-2010 Chi nhánh đã rất chú trọng công tác thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu bằng các biện pháp như: thành lập tổ thu hồi xử lý nợ, các cán bộ tín dụng tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, coi việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá xếp loại cán bộ vào cuối mỗi năm, coi trọng công tác thẩm định khách hàng…

Trong tổng nợ xấu qua các năm thì tỷ trọng nợ xấu bình quân nhóm 5 chiếm tỷ lệ cao nhất 55.8%, điều này chứng tỏ mức độ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên tiềm ẩn nợ quá hạn trên 360 ngày cao, rủi ro mất vốn rất cao. Nợ nhóm 5 tăng đột biến từ 628 triệu đồng năm 2008 lên 4.795 triệu đồng vào năm 2009, nguyên nhân chủ yếu do nợ nhóm 3,4 của năm 2008 chuyển sang nhóm 5 vào năm 2009. Việc nợ nhóm 5 tăng tạo sức ép lớn đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, nó làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh do phải trích lập dự phòng 100%, và trường hợp không thu hồi được hoặc thu hồi kém sẽ ảnh hưởng không

nhỏ đến kết quả tài chính của Chi nhánh.

Để tìm hiểu sâu hơn nữa nguyên nhân và thực trạng nợ xấu của Chi nhánh, ta sẽ phân tích cơ cấu nợ xấu:

Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu giai đoạn 2008-2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nợ xấu theo thời hạn cho vay

Dư nợ xấu cho vay ngắn hạn 8,047 96.65 7,470 95.40 4,258 98.50 Dư nợ xấu cho vay trung hạn 279 3.35 360 4.60 66 1.53

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 66)