Theo loại tiền huy động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 50)

1 - VND 614,360 860,050 40.00 715,956 -16.752 - Ngoại tệ (quy VND) 23,490 33,124 41.01 32,012 0.33 2 - Ngoại tệ (quy VND) 23,490 33,124 41.01 32,012 0.33 III. Theo kỳ hạn 1 - Không kỳ hạn 47,257 117,663 148.98 82,731 -29.68 2 - Có kỳ hạn < 12 tháng 380,987 657,299 72.52 554,360 -15.66 3 - Có kỳ hạn > 12 tháng 209,606 118,208 -43.60 110,821 -6.25

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008; 2009; 2010)

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn theo đối tượng huy động tại chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009;2010)

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 ở trên thì chúng ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá mạnh nhưng không ổn định. Cụ thể năm 2009 tổng nguồn vốn tăng 255,320 triệu đồng tương đương 40%, nhưng đến năm 2010 thì nguồn vốn lại giảm 145,260 triệu đồng tương đương 16.26% so với năm 2009. Trong đó xét theo đối tượng huy động, tỷ trọng nguồn vốn của tổ chức kinh tế trong tổng nguồn vốn luôn chiếm tỷ lệ lớn và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này cũng rất lớn, nhưng cũng không ổn định. Cụ thể, năm 2009 tăng trưởng so với năm 2008 là 57.64% nhưng sang năm 2010 thì lại giảm khoảng 25.63%, từ đó tác động mạnh tới sự biến động chung của tổng nguồn vốn huy động. Có thể điểm một vài nguyên nhân dẫn đên sự biến động mạnh của nguồn vốn: năm 2009 nền kinh tế thế giới và kinh tế trong nước đã có dấu hiệu thoát dần khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước đã có bước hồi phục, các tổ chức kinh tế cũng dần có sự tăng trưởng, cùng với đó Ban giám đốc đã đẩy mạnh công tác tiếp cận, vận động các tổ chức kinh tế trên địa bàn gửi tiền tại Chi nhánh, chính vì thế nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng trưởng nhanh. Đến năm 2010, kinh tế thế giới lại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút, đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn

dẫn đến nguồn vốn giảm nhanh so với năm 2009.

Nguồn tiền gửi dân cư có xu hướng tăng ổn định qua các năm từ 2008-2010, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể. Cụ thể năm 2009 tăng 6,884 triệu đồng tương đương 3.3% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 28,866 triệu đồng tương đương 13.4% so với năm 2009. Điều này, một phần cho thấy uy tín của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên ngày càng được nâng cao, đồng thời cũng cho thấy nguồn tiền gửi dân cư chủ yếu của các khách hàng lâu năm đã tin tưởng ngân hàng và những đối tượng khách hàng này chủ yếu có tiền nhàn rỗi không có nhu cầu đầu tư kinh doanh hay ít phát sinh các mục đích bất thường khác, nên lượng tiền gửi ở ngân hàng không bị biến động mạnh, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự chủ động nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn theo loại tiền huy động tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008; 2009; 2010)

Xét về loại tiền, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là tiền VND, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể bình quân ở mức 3.78% so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này phản ánh sự hạn chế trong việc huy động nguồn vốn ngoại tệ của Chi nhánh. Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như hoạt động khác có nhu cầu gửi ngoại tệ trên địa bàn Thị xã Phúc Yên và các vùng lân cận không nhiều, đồng thời trên địa bàn có chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Phúc Yên và chi nhánh Ngân hàng Công thương Phúc Yên. Đây là hai ngân hàng từ lâu đã có lợi thế trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng như phát triển dịch vụ tiền gửi ngoại tệ, nên việc tiếp

cận với các nguồn tiền gửi ngoại tệ cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn.

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn phân theo kỳ hạn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên

(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008; 2009; 2010)

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2009 giảm 91,398 triệu đồng tương đương 43.60% so với năm 2008. Đến năm 2010 lại giảm tiếp 7,387 triệu đồng tương đương 6.25% so với năm 2009. Nguyên nhân trong giai đoạn 2008- 2010 tiền gửi có thời hạn dài có xu hướng rủi ro lãi suất cao, các kỳ hạn ngắn thường có lãi suất cao và an toàn hơn, do đó lượng tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng giảm qua các năm.

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và biến động rất mạnh. Năm 2009 tăng 276,312 triệu đồng tương đương 72.52% so với năm 2008. Nhưng đến năm 2010 thì giảm 102,939 triệu đồng tương đương 15.66% so với năm 2009.

Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, bình quân ở mức 10.52% và không biến động nhiều. Tuy nhiên đây cũng là nguồn vốn khá quan trọng trong việc bổ sung nhu cầu vốn để cho vay của Chi nhánh.

Tóm lại, mặc dù sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm không đều, tăng giảm đột biến, nhưng xết về tốc độ tăng trưởng bình qua các năm 2008 đến năm 2010 vẫn

đạt 12.2% điều này góp phần đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho Chi nhánh.

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Hiện nay, chi nhánh thực hiện các hoạt động tín dụng sau:

- Cho vay ngắn, trung hạn đối với các doanh nghiệp và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty cổ phần, công ty TNHH, hộ sản xuất và cá nhân.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá như: sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống.

- Phát hành bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, thanh toán ... cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh Phúc Yên

Đơn vị tính: Triệu đồng, %

TT Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Dư nợ Dư nợ Tăng giảmso với năm 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ so với nămTăng giảm 2009 Tổng dư nợ cho vay nền

kinh tế 432,288 666,852 54.26 840,613 26.06 II Phân theo thời hạn vay

1 Ngắn hạn 394,705 422,321 7.00 560,905 32.81 2 Trung hạn 37,583 244,531 550.64 279,708 14.39 II Phân theo khách hàng 11 DNNN 1,800 3,994 121.89 3,800 -4.86 22 Công ty CP và TNHH 268,816 478.682 78.07 597,356 24.79 33 DNTN 30,080 35.381 17.62 46,240 30.69 44 Hộ gia đình và cá nhân 131,592 148,795 13.07 193,217 29.85

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 50)