1.4.1.2.Quy trình cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 38)

- Hệ số thanh toán ngắn hạn= Tài sản lưu động

1.4.1.2.Quy trình cho vay

Rủi ro tín dụng tồn tại trong tất cả các khâu của quy trình cho vay bao gồm:

- Thông tin khách hàng không đầy đủ trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn

Trong quá trình thẩm định trước khi ra quyết định cho vay, ngân hàng cần phải thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp thông tin không đầy đủ và chính xác sẽ dẫn đến rủi ro rất lớn cho ngân hàng. Bởi vì thông tin về khách hàng không đầy đủ sẽ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch hay quyết định cho vay sai. Việc đưa ra quyết định cho vay sai dẫn đến NHTM cho vay những trường hợp có rủi ro không trả được nợ.

Thông tin về khách hàng cá nhân bao gồm các thông tin về nhân thân, về nghề nghiệp, cách xử sự trong các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, tình hình quan hệ tín dụng với các NHTM…

Thông tin về khách hàng doanh nghiêp bao gồm tập hợp các thông tin về tình hình tài chính, điều hành, quản trị, ban lãnh đạo, khách hàng, thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm...

- Định giá khoản vay chưa phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng

Việc định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của khách hàng không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn không khuyến khích khách hàng cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định đầu tư, làm thiếu hụt nguồn bù đắp rủi ro của ngân hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng. Các ngân hàng định giá khoản vay thể hiện ở việc cấp giới hạn tín dụng cho khách hàng, thời hạn vay, lãi suất vay. Nếu mức độ rủi ro của khách hàng thấp sẽ được áp dụng lãi suất thấp hơn, cấp giới hạn tín dụng cao và ngược lại. Do đó, nếu đánh giá mức độ rủi ro không phù hợp sẽ làm tăng rủi ro cho ngân hàng.

- Tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp

Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: không có tài sản đảm bảo; hoặc ỷ lại tài sản thế chấp một cách thái quá; hoặc tài sản thế chấp không đủ điều kiện về tính pháp lý của quyền sở hữu, tính thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp. Tài sản thế chấp là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro. Không có phương án kinh doanh nào là phi rủi ro nên tài sản đảm bảo là cần thiết, song tâm lý ỷ lại tài sản thế chấp lại là một yếu tố gây ra rủi ro do khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản. Hơn nữa việc sử lý tài sản thế chấp tốn kém nhiều thời gian, chi phí và không hề đơn giản.

- Công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chưa chặt chẽ

Công tác kiểm tra, giám sát món vay, định kỳ đánh giá lại doanh nghiệp, khoản vay và tài sản thế chấp bị buông lỏng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, cán bộ tín dụng thường có tâm lý cả nể, tin khách hàng và bỏ qua chế độ kiểm tra định kỳ, phương pháp kiểm tra không khoa học, không phát

hiện được những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến rủi ro khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả, cố tình lừa đảo…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 38)