III Phân theo ngành kinh tế
2009 so với 2008 2010 so vớ
2.2.3. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Chi nhánh luôn chú trọng và thực hiện nghiêm túc quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 2.6: Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Số tiền Tăng/giảm so với năm 2008 Số tiền Tăng/giảm so với năm 2009 Tổng trích DPRR 4,436 7,019 2,583 7,924 905 Trích DPRR chung 3,242 5,001 1,759 6,304 1,303 Trích DPRR cụ thể 1,194 2,018 824 1,620 -398 Sử dụng DPRR 280 210 -70 250 40
(Nguồn:Báo cáo tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Phúc Yên các năm 2008;2009; 2010)
thất có thể xảy ra do khách hàng của các tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
+ Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo qui định tại điều 6 và điều 7 được ban hành theo Quyết định số 636/2005/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của Chủ tịch hội đồng quản trị, NHNo&PTNTViệt Nam, qui định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
+ Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Sử dụng dự phòng là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
Qua bảng 2.6 ta thấy, số DPRR trích lập năm 2009 tăng rất nhanh so với năm 2008 từ mức 4,436 triệu đồng lên mức 7,019 triệu đồng, tương đương 58.22%. Nguyên nhân là do dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 tăng nhanh, điều này làm tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể, đồng thời tổng dư nợ năm 2009 cũng tăng nhanh so với năm 2008 nên dự phòng chung trích lập cũng tăng nhanh theo. Việc gia tăng trích lập dự phòng rủi ro đồng nghĩa với việc tăng chi phí hoạt động kinh doanh. Năm 2010 tổng sô trích lập dự phòng rủi ro tiếp tục tăng so với năm 2009, tuy nhiên chỉ tăng 908 triệu đồng, do dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm so với năm 2009.
Dự phòng chung có xu hướng tăng cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ. Trong khi đó, dự phòng cụ thể phụ thuộc vào dư nợ của các nhóm nợ.
Việc sử dụng dự phòng rủi ro chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với số trích lập của Chi nhánh, bình quân ở mức 1.95% so với tổng số trích lập dự phòng rủi ro. Điều này thể hiện việc cân đối kế hoạch và điều hành tín dụng của ban lãnh đạo chi nhánh rất
hợp lý, vì nếu sử dụng dự phòng lớn sẽ không phản ánh đúng thực chất các khoản nợ xấu, mặt khác sẽ tạo áp lực đối với việc trích lập dự phòng, từ đó làm tăng chi phí và làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.