Nâng cao năng lực trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 84)

- Nợ xấu xét theo loại hình khách hàng: Nợ xấu qua các năm của Ch

3.4.2.Nâng cao năng lực trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng

TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT PHÚC YÊN

3.4.2.Nâng cao năng lực trong công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động tín dụng

hoạt động tín dụng

* Thu thập thông tin:

Mặc dù, nguồn thông tin mà Chi nhánh thu thập được có thể rất nhiều, xong độ chính xác của những thông tin đó lại luôn cần phải xem xét. Có thể nói việc thu thập thông tin đúng đắn, chính xác là việc không đơn giản đối với ngân hàng hiện nay. Nếu chỉ dựa vào những thông tin từ khách hàng cung cấp thì chưa đủ và thiếu khách quan, mà cần phải mở rộng thêm nhiều nguồn thông tin khác nữa. Cụ thể là:

- Cán bộ tín dụng cần phải thu thập các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, tham quan nhà xưởng,

văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét vật thế chấp.. để có thể giúp cán bộ ngân hàng loại trừ được các thông tin không chính xác, cảm nhận được cái đang diễn ra.

- Cán bộ tín dụng có thể có được các thông tin về khách hàng của mình từ các ngân hàng khác đã có quan hệ với người vay, những doanh nghiệp có quan hệ với doanh nghiệp xin vay, đặc biệt là các doanh nghiệp bán nguyên nhiên liệu đầu vào, và những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của người vay. Qua việc tìm hiểu hoặc kiểm tra số liệu từ các doanh nghiệp này, có thể cho thấy được khá nhiều vấn đề từ thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho tới độ tin cậy hay uy tín của doanh nghiệp xin vay.

- Cán bộ tín dụng cũng nên chú ý thường xuyên cập nhật thông tin từ dư luận, báo chí, internet... Đây là nguồn thông tin bổ sung, hoàn thiện cho hệ thống thông tin tín dụng.

- Thường xuyên cập nhật những thông tin từ trung tâm tín dụng CIC, một hệ thống do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý. Tuy nó chưa thực sự phản ánh đầy đủ kịp thời các quan hệ tín dụng của khách hàng vay, nhưng nó cũng là một kênh thông tin đáng tin cậy để ngân hàng có thể tham khảo.

- Cán bộ tín dụng cần phải được trang bị kiến thức về kinh tế thị trường, Marketing ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin.

* Phân tích, xử lý thông tin:

Sau khi đã có đầy đủ các thông tin, CBTD sẽ tiến hành phân tích, sàng lọc các thông tin, lựa chọn những thông tin chính xác, hữu ích. Tiếp đến là phân tích các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính của dự án, phương án đó.

Chi nhánh tiến hành đánh giá ,lượng hóa rủi ro thông qua việc đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, các hệ số thanh khoản, vốn lưu động…Qua đó, tiếp tục đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua hệ số sinh lời trên doanh thu, trên tổng tài sản…

Đánh giá mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp tới đâu thông qua hệ số đòn bẩy, vốn tự có…

Dựa vào những khoản nợ trong quá khứ giữa ngân hàng và khách hàng để phân tích và đánh giá nếu khách hàng đó đã có mối quan hệ lâu dài với ngân hàng. Điều này sẽ có lợi cho cả hai phía, đặc biệt giúp cho ngân hàng giảm được chi phí khi thu thập thông tin từ khách hàng.

Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố đầu vào, đầu ra, đánh giá mức độ rủi ro của từng dự án/phương án để xây dựng mô hình mẫu cho từng lĩnh vực, ngành nghề SXKD, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phòng ngừa, xử lý rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHNoPTNT Phúc Yên giai đoạn 2008 đến 2010 (Trang 84)