Văn hóa ứng xử của sinh viên đối với tài liệu

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 62)

9. Kết quả nghiên cứu

2.3.2. Văn hóa ứng xử của sinh viên đối với tài liệu

Sinh viên hiện nay được sống và học tập trong môi trường giáo dục nói riêng và môi trường xã hội nói chung một cách tự do. Vì vậy, mỗi người có một quan điểm sống khác nhau, về khái niệm văn hóa đọc cũng vậy. Khảo sát sinh viên ĐHQGHN cho thấy 49% sinh viên nghe nhiều đến văn hóa đọc, 47% đã từng nghe qua và 4% sinh viên chưa từng nghe đến vấn đề này. Như vậy, phần lớn sinh viên đã được biết đến cụm từ này trong đời sống hàng ngày và dù ít hay nhiều họ cũng nắm được nội dung của văn hóa đọc gồm những đặc điểm gì ?

STT Các khái niệm Số trả lời Tỷ lệ (%) 1 Là thói quen đọc sách/báo/TL hàng ngày 16 16.8

2 Là cách thức lựa chọn tài liệu đọc phù

hợp với nhu cầu cầu mình 23 24.2

3 Là cách thức tìm kiếm thông tin, tri thức

từ sách, báo, tài liệu 16 16.8 4 Là cách thức đối xử với tài liệu 14 14.7 5 Là phải đọc tài liệu in ấn/ trên giấy 1 1.1 6 Là phải đọc TL cả in ấn, cả TL số 2 2.1

7 Là đọc những gì mà mọi người xung

quanh đọc 0 0

8 Là hiểu hết những tri thức đã đọc được 6 6.3

9 Là cách thức vận dụng tri thức đọc được

vào cuộc sống 16 16.8

10 Khác 0 0

Bảng 2.6. Nhận thức văn hóa đọc của sinh viên

Từ bảng số liệu cho thấy phần lớn sinh viên có nhận thức đúng về Văn hóa đọc : 24% sinh viên cho rằng văn hóa đọc là cách thức lựa chọn tài liệu đọc phù hợp với nhu cầu của mình, 17% định nghĩa văn hóa đọc là thói quen đọc sách/báo/hàng ngày, 17% sinh viên có quan điểm văn hóa đọc là cách thức tìm kiếm thông tin, tri thức từ sách, báo, tài liệu và quan trọng hơn là cách thức vận dụng tri thức đọc được vào cuộc sống cũng chiếm 17%. Từ khái niệm được đưa ra từ chương một thì những quan điểm này của sinh viên ĐHQGHN đều có những khía cạnh đúng đắn. Sinh viên ĐHQGHN đã nắm được thế nào là văn hóa đọc, văn hóa đọc bao gồm những đặc điểm như thế nào. Vì vậy, việc vận dụng khái niệm này vào thực tế của bản thân đòi hỏi sinh viên cần hình thành cho mình những thói quen và kỹ năng đọc phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong quá trình tiếp thu tri thức khoa học của nhân loại.

Việc thu nhận thông tin hiện nay được thực hiện qua nhiều phương tiện truyền tải đa dạng, đọc sách là một cách để tiếp thu thêm các thông tin tri thức cần

thiết. Khảo sát nhận định của sinh viên về hiệu quả của việc đọc sách mang lại, kết quả thu được như sau :

STT Vai trò Số trả lời Tỷ lệ (%) 1 Cung cấp kiến thức cho việc học tập 29 30.5

2 Cung cấp kiến thức, thông tin về xã hội 22 23.2 3 Cung cấp kiến thức về kỹ năng sống 17 17.9

4 Thư giãn, giải trí 22 23.2 5 Đảm bảo nghề nghiệp vững vàng 6 6.3

6 Khác 0 0

Bảng 2.7. Vai trò của việc đọc sách đối với sinh viên

Từ bảng số liệu cho thấy phần lớn sinh viên đánh giá việc đọc sách cung cấp kiến thức cho học tập chiếm 30%, cung cấp kiến thức và thông tin xã hội chiếm 23%, cung cấp kiến thức về kỹ năng sống chiến 18% và mang lại những khoảng thời gian thư giãn, giải trí là 23%. Sách là nguồn kiến thức vô tận bởi sách đúc kết những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, là kho tàng tri thức của nhân loại chứa đựng nhiều vấn đề cần thiết, mọi thông tin trên mọi lĩnh vực: kinh tế,chính trị,văn hóa,xã hội,thể thao,…..đều có thể tìm thấy trong sách. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường khả năng tư duy. Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của việc đọc sách, sinh viên cần rèn luyện thói quen đọc sách hàng ngày và nâng cao kỹ năng đọc sách để đạt được kết quả cao trong học tập, nghiên cứu cũng như vận dụng hiệu quả vào thực tế đời sống.

Từ nhận thức về tầm quan trọng của đọc sách đối với đời sống xã hội hàng ngày của sinh viên, bản thân sinh viên cũng tham gia nhiều hoạt động liên quan đến sách báo nhằm phát triển văn hóa đọc

Hành động

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Không bao giờ Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Tặng cho người khác 9 9.5 67 70.5 17 17.9 2 2.1 Cho người khác mượn 27 28.4 63 66.3 5 5.3 0 0 Giới thiệu cho người

khác đọc 42 44.2 49 51.6 4 4.2 0 0 Được người khác tặng 12 12.6 58 61.1 21 22.1 3 3.2 Được người khác cho

mượn 26 27.4 64 67.4 6 6.3 0 0 Được người khác giới

thiệu đọc 32 33.7 50 52.6 10 10.5 2 2.1

Bảng 2.8. Hoạt động liên quan đến sách báo thường diễn ra đối với sinh viên

Từ bảng số liệu thống kê trên cho thấy phần lớn sinh viên thường xuyên giới thiệu sách báo cho người khác đọc chiếm tỷ lệ 44%, một số sinh viên thường xuyên được người khác giới thiệu sách để đọc chiếm 34% hay cho ngưới khác mượn sách,báo mình đã đọc chiếm 28%. Như vậy, có thể thấy ban đầu sinh viên đã có thói quen tích cực tham gia các hoạt động chia sẻ sách, báo cho ngưới khác. Đặc biệt, 71% sinh viên thỉnh thoảng tặng sách, báo cho ngưới khác, 66% sinh viên thỉnh thoảng cho người khác mượn. Tuy không phải thướng xuyên thực hiện những hành động này nhưng một phần cho thấy sinh viên đã có ý thức phổ biến thông tin trong đời sống hàng ngày và sẵn sàng chia sẻ thông tin trong sách báo đến với người khác thông qua hình thức biếu tặng.

Vì nhận thức quyết định hành động, do đó khi có nhận định đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của đọc sách đối với công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì sinh viên mới có thể tích cực hoạt động nhằm chia sẻ và nâng cao năng lực của bản thân, rèn luyện kỹ năng đọc hiệu quả, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc khi bước vào cuộc sống xã hội. Sách là sản phẩm trí tuệ của con người, chứa đựng rất nhiều tri thức lâu đời cũng như hiện đại, thái độ và cách sử dụng sách cũng thể hiện nhân cách và đạo của một con người.

Những người biết hưởng thụ cái hay, cái đẹp của một cuốn sách thì sẽ biết nâng niu, giữ gìn cuốn sách. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức được điều đó, họ có những quan điểm về cách tiếp cận với tài liệu khác nhau. Chúng ta không nên đếm xem mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách mà hãy chú ý vào việc mỗi cuốn sách mình đã thu về những gì. Bởi bất kỳ cuốn sách nào cũng chứa đựng một ý nghĩa nhất đinh, nếu nhận định rằng nó không có nội dung gì thì điều đó chứng minh rằng việc đọc của chúng ta chưa hiệu quả. Đọc cần có sự suy ngẫm, có thể đọc lại nhiều lần nếu vẫn chưa nắm được vấn đề đề cập trong cuốn sách đó, hoặc trao đổi với người khác để nhận được sự chia sẻ từ họ. Do vậy, mỗi quan điểm nói lên một cách nhìn nhận về tài liệu, mỗi người đều có những quan điểm riêng về sách và việc đọc sách. Để sách trở thành người bạn đồng hành trong suốt cuộc đời của mỗi người thì bản thân cần có ý thức giữ gìn, trân trọng giá trị của cuốn sách và rèn luyện cho mình kỹ năng đọc sách để có thể thu nhận được những ý nghĩa tốt đẹp mà cuốn sách đó mang lại.

Văn hóa ứng xử với tài liệu là việc mọi người có ý thức trân trọng sách hay không, có những hành động cắt xé, làm nát, viết lên sách. Như vậy, nếu biết giữ ging, cuốn sách sẽ không bị mất đi giá trị nội dung và hình thức và bạn đọc sẽ được sử dụng lâu dài mà sách vẫn còn đẹp và mới. Kết quả khảo sát về thói quen sử dụng sách của sinh viên ĐHQGHN như sau :

Biểu đồ 2.14: Thói quen đối xử với tài liệu của sinh viên

Từ biểu đồ trên, số lượng sinh viên có thói quen gấp, đáng dấu nội dung hay và quan trọng trong khi đọc sách chiếm 52%, còn 35% sinh viên thường ghi chép lại các nội dung hay và quan trọng, số còn lại không làm gì trong quá trình đọc

chiếm 10%. Kết quả trên cho thấy thói quen gấp mép tài liệu là hành động phổ biến của bạn đọc nhằm đánh dấu lại những trang có nội dung tâm đắc. Những hành động như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tuổi thọ của sách mà có khi gây ra cho chính bản thân bạn đọc những rắc rối.Ví dụ như việc mượn sách của thư viện về đọc, nếu bạn đọc gây ra bất kỳ sự tổn hại nào đối với tài liệu đã mượn sẽ phải chịu những hình phạt theo nội quy của thư viện. Đọc sách có hiệu quả thể hiện ở kết quả ghi chép. Ghi chép trong khi đọc sách sẽ động viên được sự chú ý, giảm mệt mỏi và giúp bạn kiểm tra mức độ lĩnh hội tài liệu, tạo cơ sở để ghi nhớ những kiến thức đã tiếp thu. Ghi chép lại để sau đọc lại một cách ngắn gọn mà đầy đủ chứ không lặp lại công việc đã làm là đọc lại cả cuốn sách. Vì vậy, tránh được việc làm tổn hại đến hình thức của cuốn sách mà vẫn thu nhận được đầy đủ nội dung, ý nghĩa của cuốn sách, bạn đọc cần tạo thói quen ghi chép lại các trang, các đề mục quan trọng và vấn đề cốt lõi nhất của cuốn sách.

Ngoài ra, việc sắp xếp tài liệu ngăn nắp hay không cũng thể hiện văn hóa ứng xử với tài liệu. Nghiên cứu vấn đề này, kết quả khảo sát thu được 29% sinh viên có thói quen sắp xếp tài liệu thành các chủ đề riêng, còn phần lớn sinh viên không thực hiện điều này chiếm 71%. Nếu sắp xếp các tài liệu trên giá sách một cách khoa học, có trật tự thì không những giúp bạn đọc có thể tìm kiếm được nhanh những cuốn sách mình cần, đồng thời nó thể hiện tính cách và tư duy khoa học của bản thân người đọc. Mỗi cuốn sách đều thuộc một môn loại nhất định, sắp xếp theo chủ đề cũng chính là nắm được nội dung của cuốn sách. Đây cũng là một cách thể hiện văn hóa đọc, văn hóa ứng xử với tài liệu.

Việc lưu giữ sách có ngăn nắp, trật tự hay không cũng là thể hiện thái độ của bản thân đối với tài liệu. Theo điều tra cho kết quả như sau :

Biểu đồ 2.15: Thói quen lưu giữ tài liệu của sinh viên

Phần lớn sinh viên có thói quen đọc sách xong cất vào vị trí riêng chiếm 43%, còn 34% sinh viên trả lại thư viện và cho người khác mượn lại chiếm 16%. Tài liệu nếu được bảo quản cẩn thận sẽ có giá trị sử dụng lâu dài phục vụ cho nhu cầu đọc của bản thân và cho các thế hệ sau khi cần thiết. Đặc biệt những tài liệu mượn tại thư viện, sinh viên cần phải có ý thức giữ gìn hơn bởi đây là nguồn tư liệu dùng chung cho bạn đọc ĐHQGHN, không phải là tài sản cá nhân. Đồng thời, việc gây hư hại cho tài liệu mượn tại thư viện sinh viên sẽ phải chịu trách nhiệm với thư viện. Do đó, sau khi đọc xong, sinh viên phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hiệu quả. Những thói quen đọc của sinh viên như đọc xong tiện đâu bỏ đó (chiếm 4%) và dùng xong bỏ đi (chiếm 3%) là những hành động cần tránh đối với tài liệu. Bởi bất kỳ tài liệu nào đều là sản phẩm của trí tuệ con người, của khoa học và xã hội, nó có giá trị sử dụng vô hạn. Vì vậy, bản thân mỗi người cần phải quý trọng nguồn tri thức đó, thể hiện thái độ ứng xử với tài liệu một cách có văn hóa.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)