Vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39)

9. Kết quả nghiên cứu

1.5. Vai trò của văn hóa đọc đối với sinh viên Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đọc chính là học tập và truyền bá tri thức của nhân loại. Cho nên văn hóa đọc thôi thúc con người phải chịu khó đọc để mở rộng kiến thức, nâng cao sự hiểu biết nhằm hoàn thiện nhân cách và làm việc có hiệu quả.

Văn hóa đọc có thể giúp cho mỗi cá nhân có một cuộc sống trí tuệ hơn, đẹp đẽ, ý nghĩa, hạnh phúc và hài hòa hơn. Chính vì vậy, phát triển văn hóa đọc luôn là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực – nhân tố quyết định mọi thành công. Xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần đem lại cho dân tộc Việt Nam sức mạnh của trí tuệ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mục đọc lành mạnh của các nhà quản lý và cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong suốt quá trình học tập, mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường và hạn chế những sở đoản.

Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, của tri thức nhân loại, không ai có thể nắm được hết các loại khái niệm, các loại vấn đề, cho nên người ta rất coi trọng loại tri thức chức năng, loại tri thức tìm các khái niệm, vấn đề ở đâu, trong loại sách nào, ở nhà khoa học nào là quan trọng, quan trọng hơn tri

thức nội dung. Nắm được tri thức chức năng là một phẩm chất của kỹ năng đọc. Xác định hướng tìm tài liệu cần đọc cho bản thân là một nội dung của kỹ năng đọc. Giáo dục tri thức chức năng là cực kỳ quan trọng. Ai cũng nắm được tri thức chức năng là họ có khả năng đi tới biết mọi tri thức nội dung khi cần thiết.

Sinh viên ĐHQGHN được học tập trong môi trường giáo dục hiện đại, phương pháp đào tạo mới và được hoạt động trong mối quan hệ rộng mở trong và ngoài trường. Hơn hết, họ cần được bổ sung kiến thức – kỹ năng đọc, kỹ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng thư viện thành thành thạo.

Đối với Thư viện, cần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện công, tạo môi trường đọc thuận lợi để khuyến khích đọc. Qua đó, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện, hiện đại hóa hoạt động thư viện theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để liên kết các dịch vụ và tăng cường nguồn lực thông tin của thư viện theo hướng chia sẻ nguồn lực giữa các loại hình thư viện, bảo đảm việc tiếp cận được các nguồn lực một cách dễ dàng, đáp ứng nhu cầu thông tin, học tập, giải trí của người đọc.

Một vấn đề nữa là phát triển các dịch vụ thư viện đa dạng, tăng cường hướng dẫn sử dụng thư viện, quảng bá nguồn lực thông tin, vốn tài liệu và dịch vụ thư viện. Triển khai thường xuyên, liên tục các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước liên quan đến văn hóa đọc, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình, cá nhân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Về phía bản thân người học, chúng ta phải tự rèn luyện thói quen đọc sách lành mạnh, tìm hiểu thông tin về sách để tránh mua phải loại sách kém chất lượng. Gia đình nên định hướng cho trẻ tìm niềm vui ở những cuốn sách hay, tạo niềm đam mê đọc sách cho trẻ.

Học tập là một quá trình lâu dài. Đọc sách cũng vậy. Nếu chúng ta nhận thức đựoc đầy đủ vai trò của sách cũng như biết cách tự tạo cho mình một kỹ năng, sở thích đọc hiệu quả thì chắc chắn rằng văn hóa đọc của nước ta sẽ ngày càng phát triển bền vững.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Để đánh giá khách quan thực trạng văn hóa đọc của sinh viên ĐHQGHN, tác giả Luận văn đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Trong đó, tổng số phiếu phát ra là 100 phiếu, tổng số phiếu thu về là 95 phiếu, đạt 95% trên tổng số phiếu phát ra.

Tác giả thực hiện khảo sát sinh viên đang khai thác thông tin tại bốn phòng phục vụ bạn đọc của ĐHQGHN: Phòng phục vụ bạn đọc chung, Phòng phục vụ bạn đọc ngoại ngữ, Phòng phục vụ bạn đọc Khoa học Xã hội Nhân văn và Khoa học Tự nhiên và Phòng phục vụ bạn đọc Mễ Trì.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)