Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 83)

9. Kết quả nghiên cứu

2.5.3. Nguyên nhân

Trước hết, Thư viện cũng chính là môi trường hình thành nhân cách cho sinh viên bởi tiếp xúc với thư viện là gần với tri thức của nhân loại, tiếp thu những kiến thức khoa học, được đào tạo, hướng dẫn kỹ năng đọc sách cho bạn đọc. Vì vậy, việc sử dụng thư viện là hoạt động diễn ra thường xuyên đối với mỗi sinh viên nhằm khai thác nguồn tài liệu tại Trung tâm thư viện phục vụ học tập, đặc biệt vào mùa thi số lượng sinh viên sử dụng thư viện là nơi để ôn bài tăng cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của sinh viên, các phòng Internet, phòng đa phương tiện của Trung tâm cũng là địa điểm mà sinh viên thường xuyên đến chiếm 12%. Như vậy, việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, đảm bảo hỗ trợ hiệu quả quá trình sử dụng của sinh viên sẽ tạo hứng thú cho sinh viên đến đọc, từ đó hình thành thói quen đọc sách cho sinh viên.

Thứ hai, Thư viện là nơi gắn bó thân thiết với sinh viên trong môi trường giáo dục đại học, là nơi cung cấp nguồn học liệu hỗ trợ học tập và nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, để thu hút bạn đọc đến thư viện, Trung tâm cần quan tâm đến các yếu tố khác như :cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy chế thư viện, giao tiếp ứng xử, ...

Lý do Số trả lời Tỷ lệ (%) Thư viện ở ngay nơi học 19 20 Thư viện có chỗ ngồi học yên tĩnh 15 15.8

Thư viện hiện đại 7 7.4

Giờ mở cửa phục vụ phù hợp 8 8.4 Nhiều tài liệu phục vụ học tập 13 13.7

Thủ tục đơn giản 10 10.5

Thái độ phục vụ tốt 6 6.3

Mượn được tài liệu mình cần 16 16.8 Thấy các bạn đến, mình cũng đến 2 2.1

Khác 0 0

Bảng 2.12. Điều kiện đáp ứng nhu cầu đọc của sinh viên

Từ bảng số liệu cho thấy, số lượng sinh viên lựa chọn thư viện do không gian thư viện chiến tỷ lệ đáng kể: 16% sinh viên đọc sách tại thư viện do thư viện có chỗ ngồi yên tĩnh, 7% đánh giá thư viện hiện đại. Môi trường thư viện bao gồm :

cơ sở vật chất, trang thiết bị thư viện như bàn, ghế, tủ sách, máy tính phục vụ tra cứu, máy quét thẻ, cổng từ, … và đặc biệt là không gian thư viện. Thiết kế thư viện có ảnh hưởng lớn đến việc đọc sách báo của bạn đọc. Ví dụ ánh sáng tại thư viện phù hợp, không khí thoáng mát, màu sắc tường sáng sạch, diện tích phòng rộng rãi, chỗ ngồi cố định, … tạo cảm giác thoải mái và tập trung cho việc đọc sách và thu nhận kiến thức trong sách.

Như vậy, trong thư viện truyền thống, phòng đọc và kho mở được ví như là không gian vật chất, là nơi phục vụ độc giả đọc và mượn trả sách và những tài liệu vật chất khác. Thư viện ngày nay được quan niệm là sự kết hợp những đối tượng vật chất được tiếp cận trong không gian vật chất, với đối tượng điện tử hiện hữu trong không gian điện tử và có thể được truy cập từ hầu như khắp mọi nơi. Bố trí không gian hợp lý giúp sinh viên có sự thuận tiện trong việc đọc sách và khai thác thông tin hiệu quả. Trung tâm thông tin thư viện ĐHQGHN có 4 phòng Phục vụ bạn đọc đặt tại các khu vực có cơ sở đào tạo và ký túc xá của ĐHQGHN với tổng cộng 1.300 chỗ ngồi; đảm bảo việc đọc tại chỗ của toàn bộ sinh viên trong trường. Nếu thư viện có không gian thoáng đãng, cơ sở vật chất tiện nghi, trang thiết bị hiện đại sẽ thu hút nhiều bạn đọc hơn, từ đó tạo hứng thú đọc cho sinh viên. Vô hình hóa góp phần phát triển văn hóa đọc cho sinh viên nói chung và sinh viên ĐHQGHN nói riêng. Đồng thời, các quy chế của thư viện cần được nghiên cứu và thay đổi phù hợp với phương thức đào tạo và quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên. Từ đó tạo điều kiện cho sinh viên khai thác nguồn tài liệu tại thư viện một cách dễ dàng, thoải mái và hiệu quả.

Thứ ba, kỹ năng đọc sách của mỗi người được hình thành từ khi bắt đầu biết đọc, biết viết, tuy nhiên việc giáo dục, hướng dẫn kỹ năng đọc chưa được cha mẹ và thầy cô quan tâm. Ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc Sự khác nhau giữa kỹ năng và thói quen: Hầu hết các thói quen hình thành một cách vô thức và khó kiểm soát. Trong khi đó kỹ năng được hình thành một cách có ý thức do quá trình luyện tập. Sinh viên là đối tượng hoạt động trong môi trường Đại học/ Cao đẳng, họ chịu sự ảnh hưởng của nhiều mối quan hệ trong trường (thầy cô, bạn bè), mối quan hệ gia

đình (cha, mẹ, họ hàng), mối quan hệ trong xã hội (công việc, những người xung quanh). Đó là những nhân tố quan trọng hình thành thói quen của mỗi cá nhân.

Biểu đồ 2.18: Đối tượng ảnh hưởng tới thói quen đọc sách

Thống kê trên biểu đồ cho thấy, thầy cô giáo có ảnh hưởng lớn đến thói quen đọc sách của sinh viên (chiếm 31%) và ảnh hưởng của bạn bè là 26%. Đối với sinh viên, thầy cô và bạn bè chính là những đối tượng mà sinh viên tiếp xúc hàng ngày trong học tập cũng như đời sống sinh hoạt. Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức từ sách vở cho sinh viên mà quan trọng hơn, là người giáo dục nhân cách sống, hướng dẫn kỹ năng đọc sách. Tuy nhiên, thực tế môi trường giáo dục đại học hiện nay, phương pháp học theo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải thảo luận nhiều. Vậy sinh viên cần phải chuẩn bị những gì cho giờ thảo luận? Bản thân thầy không phải là “cẩm nang” nhưng qua người thầy, chúng ta có thể tiếp cận những kho tàng chuyên môn, kho tàng tư liệu, giáo trình. Đặc biệt, người thầy sẽ giúp chúng ta có được phương pháp học hiệu quả. Như vậy giờ thảo luận thầy là người nêu ra vấn đề, chỉ ra cách tiếp cận vấn đề. Sinh viên cần mạnh dạn, trao đổi thoải mái thể hiện mình. Với bạn bè, là những người đồng trang lứa, dễ chia sẻ, dễ bị ảnh hưởng bởi những thói quen của họ. Phát triển trong một môi trường tốt, bao quanh bởi những người bạn tốt là cách dễ nhất để thay đổi cuộc sống. Những người bạn giúp bạn thay đổi, hình thành những thói quen có ích cho bạn. Còn đối với những người bạn không tốt thì hậu quả ngược lại. Như vậy, sinh viên cần học hỏi, rèn luyện việc đọc

sách từ sự hướng dẫn của thầy cô, hình thành thói quen và chia sẻ kỹ năng đọc hiệu quả từ bạn bè.

Để có được thói quen thường xuyên đọc sách báo, thường xuyên sử dụng thư viện, người đọc cũng phải được đào tạo từ nhỏ. Các bậc cha mẹ, ông bà đọc cho con, cháu nghe trước tuổi đến trường, gây men, tạo cho các em biết quý trọng và yêu sách (biết quý trọng và yêu quý thông tin, tri thức). Tuy nhiên, với nhịp sống hiện đại ngày nay, những người làm cha mẹ không còn thời gian cho việc đọc sách cùng con cái, một số gia đình cũng không quan tâm được đến sở thích của con mình. Thực tế này ảnh hưởng đến lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em, trẻ dễ học theo những thói quen của cha mẹ, người thân. Vì vậy, gia đình cần trở thành tấm gương tốt cho trẻ noi theo, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách hiệu quả là hành trang giúp sinh viên học tập và chuẩn bị bước vào cuộc sống xã hội.

Nguyên nhân chính và quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa đọc của sinh viên hiện nay là nhận thức của bản thân mỗi người. Sinh viên là lứa tuổi đang phát triển về mặt nhân cách và tâm lý, bắt đầu hình thành những kỹ năng sống để chuẩn bị bước vào cuộc sống. Thầy cô và bạn bè là những tác động trực tiếp và thường xuyên đối với sinh viên trong quá trình học tập, sinh viên dễ bị những tác động xung quanh làm thay đổi. Vì vậy, bản thân mỗi người cần có sự nhận thức và đưa ra những quyết định cho bản thân, rèn luyện, phát triển những thói quen tốt và kỹ năng đọc sách phù hợp.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA ĐỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Văn hóa Đọc có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lối sống; góp phần bồi dưỡng, phát triển trí tuệ, kỹ năng sống của cộng đồng. Phát triển Văn hóa Đọc cho sinh viên là một giải pháp quan trọng không thể thiếu để xây dựng thành công một xã hội học tập hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nước, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ nghiên cứu, khảo sát thực trạng văn hóa đọc sinh viên ĐHQGHN hiện nay cho thấy cần có những biện pháp cụ thể khắc phục những hạn chế và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên nói chung và sinh viên ĐHQGHN nói riêng.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)