Lập kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao văn hóa đọc của sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 90)

9. Kết quả nghiên cứu

3.1.3. Lập kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao văn hóa đọc của sinh viên

Việc lập kế hoạch là một bước quan trọng trong việc tạo nên nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của nghiên cứu. Đồng thời lập kế hoạch sẽ giúp dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện nghiên cứu. Đặc biệt khi có kế hoạch chi tiết, cụ thể nó sẽ giúp tránh được những việc bị động, đột xuất chen ngang làm mất thời gian. Nếu kế hoạch được thực hiện nghiêm túc, nó sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ bất ngờ.

Sau khi tổng hợp và phân tích các kết quả từ việc điều tra khảo sát, xác định được mục tiêu và phương án kế hoạch cần thực hiện, cán bộ nghiên cứu lập kế hoạch cho việc phát triển nhu cầu đọc của sinh viên một cách chi tiết và khoa học.

Bao gồm :

- Xác định đối tượng tham gia triển khai kế hoạch

- Đưa ra kế hoạch về thời gian, địa điểm thực hiện, đối tượng áp dụng - Nguồn lực tổ chức và quản lý kế hoạch

- Các phương pháp thực hiện và cách thức tiến hành - Xây dựng các giai đoạn và nhiệm vụ từng giai đoạn - Nguồn kinh phí thực hiện trong mỗi giai đoạn

Đặc biệt, trong kế hoạch có dự kiến rủi ro và các hạn chế của quá trình khi thực hiện. Đây là vấn đề cần thiết giúp giảm thiểu khả năng trì hoãn kế hoạch, người tham gia có thể chủ động các phương án khi xảy ra sự cố. Ngoài ra, tham gia kế hoạch này cần có sự điều phối và thống nhất của các thành viên tham gia. Đối với phát triển văn hóa đọc, không chỉ có sự tham gia của cơ quan thông tin thư viện mà cần có sự phối hợp của Nhà trường, các cơ quan nghiên cứu liên quan và các chuyên gia về triển khai dự án nhằm đưa ra kế hoạch khả thi và mang lại hiệu quả cho công tác phát triển văn hóa đọc cho sinh viên ĐHQGHN.

Đối với Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN trong thời gian tới cần lập kế hoạch cụ thể cho từng phòng phục vụ bạn đọc thuộc Trung tâm nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đọc sách cho toàn bộ sinh viên ĐHQGHN. Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần có sự theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch của từng đơn vị để có phương án điều chỉnh hợp lý. Đánh giá cũng nhằm thẩm định việc hoàn thành mục tiêu. Đánh giá nhằm cung cấp thông tin quan trọng để làm cơ

sở rút kinh nghiệm cho xây dựng kế hoạch giai đoạn tiếp sau, thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu một cách có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)