Điều tra nhu cầu đọc của sinh viên

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87)

9. Kết quả nghiên cứu

3.1.1. Điều tra nhu cầu đọc của sinh viên

Sinh viên là đối tượng có nhu cầu tin đa dạng và phức tạp, bao gồm nhu cầu về loại hình tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, nội dung tài liệu, phương thức tra cứu, … Để đảm bảo việc thỏa mãn toàn bộ các nhu cầu đó, trước hết cần tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhu cầu tin của sinh viên để biết được sinh viên có những nhu cầu gì ? mức độ của các nhu cầu đó? đánh giá, góp ý của họ về Trung tâm Thông tin - thư viện mà họ sử dụng ? thói quen đọc sách của mỗi sinh viên như thế nào ? kỹ năng đọc của sinh viên ở mức độ nào ?

Việc điều tra này được thực hiện bởi một cá nhân hay nhóm cán bộ thuộc ĐHQGHN hoặc thuộc Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN. Ví dụ như tại Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức, đưa vào hoạt động và nuôi dưỡng một Trung tâm nghiên cứu về đọc để tiếp thu các thành tựu nghiên cứu đọc thế giới (hiện nay rất phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng) và phát triển nghiên cứu đọc ở Việt Nam (các thành tựu nghiên cứu và truyền thống đọc của cha ông xưa và đọc ở Việt Nam hiện nay), gia nhập và tham gia vào các hoạt động Hội Đọc Quốc tế (The International Reading Association-IRA) [33, tr. 7-8]. Bởi mục đích của điều tra là thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên về nhu cầu đọc và việc đáp ứng nhu cầu đọc tại Trung tâm. Do đó, người thực hiện điều tra không đòi hỏi cần có những

kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về thư viện, sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học :

Trước tiên là phương pháp chọn mẫu, là việc xác định ai là đối tượng sử dụng thông tin (hay dịch vụ) của thư viện, có tất cả bao nhiêu độc giả đang sử dụng thông tin trong thư viện của bạn? Ở những thư viện nhỏ hay chuyên ngành, có khi chỉ vài trăm bạn đọc, nhưng ở các trung tâm thông tin tư liệu hay các thư viện lớn, con số này quả là không nhỏ và có khi lên đến vài chục ngàn người.

Tiếp theo là thiết kế bảng hỏi, việc thiết kế bảng câu hỏi đòi hỏi một quá trình suy nghĩ thận trọng. Bảng câu hỏi nên có cấu trúc logic, ngắn gọn, súc tích và đơn giản.

Phân phối bảng hỏi đến với bạn đọc bằng phương pháp phát bản giấy hoặc gửi bảng câu hỏi qua thư điện tử và gửi trực tiếp cho các thành viên trong mẫu đại diện qua cơ sở dữ liệu bạn đọc của thư viện.

Đồng thời với quá trình thiết kế mẫu, bảng câu hỏi và việc thu thập những câu trả lời của bạn đọc, một điều quan trọng là chúng ta nên xem xét sử dụng phần mềm nào hiệu quả cho vấn đề xử lý số liệu thống kê. Việc chọn lựa phần mềm chuyên dụng sẽ giúp giảm bớt thời gian xử l ý số liệu, tăng độ chính xác của các phân tích phức tạp và tiết kiệm chi phí không cần thiết

Tùy vào mục đích điều tra mà ta có thể áp dụng thêm các phương pháp khác như là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, … Các số liệu thu thập được sẽ làm căn cứ để nghiên cứu, xây dựng các phương án phù hợp cho việc phát triển văn hóa đọc cho sinh viên. Trách nhiện này còn đòi hỏi sự quan tâm không những của nhà trường mà còn của các cấp quản lý của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)