9. Kết quả nghiên cứu
3.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin
Trước hết, Trung tâm thông tin thư viện đảm bảo tốt việc phục vụ nghiên cứu của các đơn vị, cung cấp kịp thời các thông tin KH&CN, KHXH và tìm tòi nhiều nguồn tư liệu khoa học ở trong và ngoài nước để phục vụ đào tạo và nghiên cứu của ĐHQGHN. Tham gia tích cực và những công việc liên quan của đại học số hóa như xuất bản số, quản lý và dịch vụ tài liệu số, v.v. Trung tâm cần phối hợp tốt với VNUnet và các đơn vị liên quan để đảm bảo hệ thống học liệu và nghiên cứu kịp thời cho tất cả cán bộ và sinh viên ĐHQGHN, cũng như liên kết với các nguồn học liệu được phép từ các đối tác trong nước và nước ngoài.
Tổ chức đánh giá các hệ thống đã triển khai, đúc rút kinh nghiệm, tổ chức điều chỉnh, cập nhật, thay thế các quy trình nghiệp vụ, các hệ thống phần mềm, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý của ĐHQGHN nói chung và các đơn vị nói riêng. Từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ.
Xây dựng các giải pháp dịch vụ và chuẩn hóa việc trao đổi dữ liệu và thông tin trong ĐHQGHN. Khuyến khích sử dụng các dịch vụ trên nền mã nguồn mở và sử dụng nguồn mở trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng.
Xây dựng và hoàn thiện các cơ sở học liệu số hóa, các tài liệu điện tử, xuất bản số nhằm đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo tín chỉ.
Xây dựng và thử nghiệm các cơ chế liên kết, trao đổi thông tin quản lý với các đại học trong và ngoài nước.
Triển khai các dịch vụ thoại (VoIP), hội thảo trực tuyến (Video Conferencing) trên hạ tầng mạng VNUnet, VinaREN, VPN…
Cung cấp tài khoản truy cập VNUnet cho tất cả cán bộ, học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của ĐHQGHN. Xây dựng các kênh thông tin trao đổi cựu học viên, sinh viên, góp phần giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các tầng lớp trong và ngoài nước.
Đổi mới công tác quản lý, xây dựng cơ chế quản lý dịch vụ, từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ ứng dụng CNTT của Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN. Thông qua mạng nội bộ, bạn đọc có thể khai thác nguồn tài liệu ở bất
cứ đâu thông qua các CSDL hiện có và các CSDL khác mà thư viện thu thập được, cung cấp cho bạn đọc dưới nhiều hình thức như thư mục, tóm tắt,...
Đầu tư thêm thiết bị phục vụ công tác nghiệp vụ và phục vụ như : máy tính, máy photo, camera, cổng từ, ... nhằm bảo bảo hoạt động của bạn động tại thư viện được dễ dàng, thuận tiện, cán bộ quản lý dễ kiểm soát được bạn đọc ra vào kho và bảo quản tài liệu an toàn.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ thông tin thư viện, thư viện nắm được nguồn tài liệu cần bổ sung một cách đầy đủ, phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập và giải trí của cán bộ giảng dạy và sinh viên, cán bộ thư viện cũng phải tìm cách để giáo viên tham gia vào việc đánh giá kho tư liệu của thư viện xem có phù hợp hay không cũng như tìm cách để giáo viên giúp đỡ trong việc lựa chọn tài liệu mới cho phù hợp với trường. Những cách hợp tác này có thể giúp giảm thiểu những nhận thức chưa phù hợp về kho tài liệu thư viện, dịch vụ thư viện cũng như các trang thiết bị thư viện. Đồng thời, cán bộ thư viện là người quản lý, phục vụ bạn đọc cần được trang bị các kỹ năng, kiến thức thông tin, và cũng tham gia học tập, nghiên cứu nhằm đổi mới sản phẩm, dịch vụ thông tin thư viện, đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thư viện ngày càng tốt hơn.
Như vậy, ngoài việc chú trọng đầu tư, đổi mới và phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Nhà trường cũng như Trung tâm TT-TV cần nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ thư viện, đồng thời khuyến khích tham gia hoạt động nghiên cứu, phát huy khả năng sáng tạo nhằm đóng góp cho việc cải tiến hỏa động thư viện trong tương lai.
Để thực hiện được các công tác trên và mang lại hiệu quả cần có sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm tận dụng tối đa nguồn kinh phí từ bên ngoài phục vụ việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho sinh viên một cách đầy đủ và mang lại kết quả.
3.3. Tăng cường vốn tài liệu và đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng tư liệu