Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 45)

9. Kết quả nghiên cứu

2.1.3. Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu

Chủ trương tăng cường giáo dục ngoại ngữ của Quốc hội, Chính phủ, Bộ GD&ĐT và nhu cầu hiểu biết về các quốc gia có ngôn ngữ được giảng dạy và nghiên cứu ngày càng lớn. Yêu cầu sử dụng được một ngoại ngữ phổ biến và một ngành chuyên môn khác ngày càng trở nên cấp bách. Trong thế giới hội nhập, để đất nước có thể hội nhập sâu và rộng trong cộng đồng thế giới, việc nắm vững chuyên môn và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ đang trở thành một nhu cầu cấp thiết.

Xu hướng phát triển đa lĩnh vực ở các trường đại học sư phạm và nhất là các trường Ngoại ngữ. Kinh nghiệm từ các nước có mô hình trường chuyên đào tạo sư phạm cho thấy việc phát triển đa lĩnh vực là nhu cầu phát triển cốt yếu trong một xã hội cạnh tranh.

ĐHQGHN là thành viên tích cực và chủ chốt của nhiều tổ chức và mạng lưới giáo dục đại học khu vực và quốc tế. ĐHQGHN cũng luôn chú trọng việc tổ chức đào tạo trên chuẩn mực quốc tế theo hướng phát triển phẩm chất, tầm nhìn, năng lực, kỹ năng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các kỹ năng sống, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, và trên một nền kiến thức cần thiết nhằm mục đích tạo cho người học có cơ hội tốt nhất tìm được việc làm phù hợp, không chỉ hướng tới thị trường lao động trong nước mà cả ngoài nước.

Ngôn ngữ tài liệu

Thường xuyên Thính thoảng Chưa bao giờ

Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Tiếng Việt 86 90.5 7 7.3 2 2.2 Tiếng Anh 30 31.6 49 51.6 16 16.8 Tiếng Nhật 3 3.1 4 4.2 88 92.7 Tiếng Hàn 1 1.1 8 8.4 86 90.5 Tiếng Trung 0 0 10 10.5 85 89.5

Tiếng Pháp 7 7.4 10 10.5 78 82.1 Tiếng Nga 1 1.1 1 1.1 93 97.8 Ngôn ngữ khác 0 0 5 5.3 90 94.7

Bảng 2.2. Mức độ sử dụng các loại ngôn ngữ của tài liệu

Số liệu khảo sát trên cho thấy sinh viên có thói quen đọc các tài liệu có ngôn ngữ quen thuộc như tài liệu Tiếng Việt (chiếm 91%) và tài liệu Tiếng Anh (chiếm 32%). Điều này phù hợp với quá trình học tập của sinh viên, hầu hết các môn học đều bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, còn Tiếng Anh là môn học bắt buộc của mỗi sinh viên. Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ sinh viên sử dụng các loại ngồn ngữ khác như Tiếng Nhật, Tiếng Pháp, Tiếng Hàn, Tiếng Trung là do các sinh viên này đang theo học tại các khoa, các chuyên ngành đào tạo ngôn ngữ này. Như vậy, ngôn ngữ Tiếng Việt vẫn loại ngôn ngữ mà sinh viên lựa chọn cho việc học tập, nghiên cứu của mình.

Sinh viên ĐHQGHN có nhu cầu về ngoại ngữ cao, đòi hỏi thư viện không chỉ đáp ứng về số lượng mà còn về chất lượng nhằm đáp ứng chuyên môn của mình. Vì vậy, kho bổ sung ngôn ngữ cho tài liệu, thư viện cần chú ý bổ sung các ngôn ngữ mà sinh viên thường xuyên sử dụng. ĐHQGHN là trường đào tạo nhiều khối ngành thuộc nhiều lĩnh vực tri thức khoa học bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Khảo sát sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ ĐHQGHN cho thấy phần lớn sinh viên đang theo học nhiều ngôn ngữ nước ngoài. Nguồn học liệu này hạn chế hơn so với ngôn ngữ Tiếng Việt hay Tiếng Anh. Vì vậy, đòi hỏi thư viện cần chú ý đáp ứng nguồn tài liệu bằng các ngôn ngữ khác, nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả sinh viên.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)