Nhu cầu về hình thức tài liệu

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)

9. Kết quả nghiên cứu

2.1.2.Nhu cầu về hình thức tài liệu

Sinh viên ĐHQGHN là đối tượng học tập, nghiên cứu trên nhiều loại lĩnh vực khác nhau : Kinh tế, Khoa học xã hội, Khoa học Tự nhiên, Luật, Giáo dục, ... mỗi một chuyên ngành đều có những yêu cầu riêng. Ngoài nắm bắt thông tin cơ bản trong giáo trình, sinh viên cần bổ sung các nguồn tài liệu khác nhằm đáp ứng nhu cầu tin của mình.

Qua khảo sát có thể thấy được mức độ quan tâm của sinh viên đối với các loại hình tài liệu khác nhau.

Loại hình tài liệu

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Sách tham khảo 73 76.8 22 23.2 0 0 Báo, tạp chí 50 52.6 41 43.2 4 4.2 Công trình NCKH 17 17.9 62 65.3 16 16.8 Kỷ yếu khoa học 2 2.1 50 52.6 42 44.2 Khóa luận, Luận văn,

Luận án 23 24.2 40 42.1 32 33.7 Giáo trình, Bài giảng 66 69.5 26 27.4 4 4.2 Tài liệu tra cứu 38 40 38 40 19 20 Loại hình tài liệu khác 7 7.4 50 52.6 38 40

Từ bảng số liệu khảo sát cho thấy mức độ thường xuyên sử dụng các loại tài liệu như sách tham khảo (chiếm 77%), Báo, tạp chí (chiếm 53%), Giáo trình, bài giảng (chiếm 69%), Tài liệu tra cứu (chiếm 40%). Đây là các loại tài liệu chứa nhiều nội dung phù hợp với môn học, sinh viên dễ dàng tìm kiếm và khai thác tại thư viện. Hầu hết sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai do chưa tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học nên việc sử dụng các loại tài liệu như Kỷ yếu khoa học, Luận văn, Luận án ít hơn. Các tài liệu này thuộc nhóm tài liệu nội sinh (Tài liệu không công bố) vì vậy dịch vụ liên quan đến loại tài liệu này được thư viện có quy định riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào nội dung tài liệu cần sử dụng mà sinh viên lựa chọn loại hình tài liệu phù hợp.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ đã đưa đến cho chúng ta loại hình thư viện mới – Thư viện số (hay thư viện điện tử), trong đó ngoài tài liệu in ấn và tài liệu dạng thu nhỏ (vi phẩm), có phục vụ độc giả một tỷ lệ quan trọng tài nguyên dạng máy đọc được truy cập qua máy tính được gọi là tài nguyên số. Tài nguyên số có thể là tài liệu nội sinh mà cũng có thể được truy cập từ xa qua mạng máy tính. Vì vậy, người đọc sẽ dần dần quan tâm đến tài liệu giấy ít hơn bởi vì hiện nay chỉ với máy tính được kết nối mạng Internet họ có thể tìm thấy bất cứ tài liệu nào cần thiết dù ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.

Trung tâm Thông tin –Thư viện ĐHQGHN cũng đã xây dựng Thư viện số chứa các tài liệu số toàn văn và Tài liệu số tóm tắt của nhiều loại hình tài liệu như giáo trình và sách tham khảo của NXB ĐHQGHN, luận án, luận văn, đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN, Tạp chí Khoa học, … Tuy nhiên, sinh viên tiếp xúc với nguồn tài liệu này còn hạn chế do số lượng tài liệu số còn ít và chưa được phổ biến rộng rãi với bạn đọc do đó chưa đáp ứng được nhu cầu tin của bạn đọc. Theo kết quả khảo sát thói quen sử dụng loại tài liệu sách, báo, tạp chí điện tử của sinh viên ĐHQGHN cho thấy 60% sinh viên không thường xuyên sử dụng loại tài liệu này, 37% đã sử dụng và thích khai thác loại tài liệu này, còn 3% còn lại là không thích sử dụng.

Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN đang ngày càng đa dạng hóa các loại hình tài liệu, cung cấp nguồn tài liệu đầy đủ cho sinh viên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu học tập của sinh viên để phát triển các loại hình này phù hợp.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 43)