Về sản phẩm thông tin thư viện

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 69)

9. Kết quả nghiên cứu

2.4.2. Về sản phẩm thông tin thư viện

Hiện nay, Trung tâm đang có các sản phẩm Thông tin – Thư viện sau: 1. Hệ thống mục lục

- Mục lục truyền thống : bao gồm hệ thống mục lục chữ cái, Hệ thống mục lục phân loại.

- Mục lục truy cập công cộng trự tuyến OPACs : giúp tìm kiếm tài liệu qua mạng Intranet tại Trung tâm hoặc qua mạng Internet thông qua website http://www.lic.vnu.edu.vn.

2. Bản tin điện tử

- Bản tin điện tử thời gian đầu là dạng giấy, từ năm 2005 trở đi có thêm bản điện tử trên cơ sở dữ liệu, xuất bản đến 151 số thì dừng lại vì sử dụng bản tin điện tử của cơ quan cung cấp số 24 Lý Thường Kiệt

- Bản tin điện tử trên website : Trung tâm xây dựng và phát triển bản tin điện tử trên website http://www.lic.vnu.edu.vn với CSDL thư mục bài trích tạp chí, điểm sách, CSDL Luận án tiến sỹ và Luận văn thạc sỹ, thư mục sách mới và CSDL môn học.

- Bản tin điện tử xuất bản dạng ấn phẩm : Trung tâm xuất bản các ấn phẩm hàng tháng.

3. Thư mục

- Ấn phẩm thư mục : là sản phẩm quá trình biên mục được Trung tâm sử dụng để giới thiệu sách mới hoặc giới thiệu các nguồn tài liệu xám của ĐHQGHN. Ví dụ như cuốn “Thông tin thư mục các công trình nghiên cứu khóa học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội”.

- Thư mục dạng vi phim, vi phiếu : mỗi vi phim, vi phiếu chưa hàng ngàn biểu ghi thư mục như thư mục về Hồ Chí Minh, Thư mục tóm tắt Luận văn/ Luận án ĐHQGHN…

- CSDL thư mục : bao gồm CSDL sách (200.000 tên sách với gần 700.000 bản), CSDL bài trích tạp chí (2.145 tên tạp chí với 450.000 cuốn), CSDL Khoa học công nghê (3.500 bản), CSDL các công trình nghiên cứu khoa học và Luận văn, luận án sau đại học (16000 bản). và Luận văn, luận án sau đại học.

4. Cơ sở dữ liệu

- CSDL chính: bao gồm CSDL sách, CSDL bài trích tạp chí, CSDL Khoa học Công nghệ, CSDL các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 100 năm ĐHQGHN, CSDL môn học (đang xây dựng).

- CSDL trên CD-ROM : truy cập tại phòng multimedia/internet của Trung tâm.

- CSDL trực tuyến: Với 41.091 tên tạp chí và 14.200 sách điện tử bao gồm CSDL tạp chí điện tử, CSDL bài giảng điện tử :

+ The Association for Computing Machinery (ACM) - chuyên ngành Khoa học Máy tính

+ IEEE Computer Society Digital Library - chuyên ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin.

+ Proquest - gồm nhiều lĩnh vực : Khoa học; Giáo dục; Kinh tế và hơn 18.000 luận văn toàn văn.

+ Science Direct Online (SDOL) – chuyên ngành Khoa học Trái đất.

+ Springer E-journals – chuyên ngành: Khoa học đời sống; Khoa học Nhân văn; Công nghệ; Toán học; Hóa học;Kinh tế; Quản lý; Máy tính; Tin học; Tâm lý học; Y dược….

+ Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform – chuyên ngành Khoa học ứng dụng và Công nghệ; Nghệ thuật; Sinh học; Kinh doanh; Giáo dục; Khoa học đại cương; Nhân văn và Khoa học Thư viện.

+ Tạp chí Advances in Natural Sciences– chủ đề Công nghệ nano và khoa học nano.

+ International Engineering Consortium (IEC): chủ đề Khoa học ứng dụng và Công nghệ thông tin; Viễn thông; Quản trị và Kinh tế...

+ SIAM eBooks,chủ đề: Toán học; Tin học; Khoa học xã hội và Nhân văn. + Springer eBooks copyright collection 2005; 2007; 2008; 2009 với cácchủ đề: Khoa học đời sống; Kinh doanh; Khoa học vật liệu; Hóa học;Khoa học Trái đất và Địa lý; Toán học và Thống kê; Vật lý; Thiên văn học;Nhân văn.

5. Tài liệu số

Thư viện số Trung tâm Thông tin – Thư viện, ĐHQGHN là nơi thu thập, lưu trữ, quản lý và phân phối toàn bộ nguồn tài liệu nội sinh và tài liệu có bản quyền của ĐHQGHN.

Số lượng tài liệu số toàn văn của Trung tâm:

- Hơn 12.000 luận án, luận văn

- Hơn 1.000 đề tài cấp nhà nước và cấp ĐHQGHN - Hơn 500.000 trang thư tịch cổ Hán Nôm

Số lượng tài liệu số tóm tắt bao gồm : - Khoảng 3889 Luận văn luận án - Khoảng 216 Tạp chí Khoa học 6. Danh mục tài liệu NVCL

Trung tâm đang ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xây dựng danh mục tài liệu nhiện vụ chiến lược (viết tắt là NVCL) phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên đồng thời góp phần nâng cao thứ hạng của ĐHQGHN. Hiện tại hệ thống danh mục này đang được xây dựng và sớm đưa vào sử dụng trong toàn Trung tâm.

Trên quan điểm của bạn đọc, sản phẩm thông tin thư viện chính là nguồn tài liệu có thể đảm bảo nhu cầu học tập, nghiên cứu của bản thân. Vì vậy, nội dung của tài liệu cần phải phù hợp với nhu cầu thông tin của bạn đọc. Khảo sát về vấn đề này cho thấy 85% sinh viên nhận xét phù hợp, 10% đánh giá rất phù hợp, còn 5% đánh giá chưa phù hợp. Bên cạnh chú ý phát triển vốn tài liệu về số lượng, Trung tâm đã chú ý nâng cao chất lượng nội dung tài liệu, đảm bảo sinh viên có thể khai thác và sử dụng hiệu quả các tài liệu theo nhu cầu. Mặc dù vậy vẫn còn tỷ lệ nhỏ sinh viên chưa tìm kiếm được nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu của mình, tài liệu không chứa đựng những nội dung mà bạn đọc đang cần. Khi nhu cầu tin của bạn đọc không được thỏa mãn, bản thân thư viện sẽ không hoàn thành được mục tiêu phục vụ của mình và bạn đọc cũng không có hứng thú đọc sách tại thư viện.

Ngoài ra, Thư viện muốn hoạt động tốt, có hiệu quả và thu hút được ngày càng nhiều người đọc, ngoài những yêu cầu khác như cán bộ, trụ sở, trang thiết bị..., đầu tiên và cơ bản phải có tài liệu đọc có chất lượng, có giá trị khoa học, văn học, nghệ thuật..., lại phải phù hợp và thoả mãn được mọi yêu cầu, nhu cầu đa dạng của từng loại đối tượng bạn đọc khác nhau, phù hợp với tập quán sinh sống tại những vùng miền khác nhau trên đất nước. Do vậy, khi thực hiện thăm dò ý kiến của bạn đọc đối với việc đáp ứng tài liệu, 63% sinh viên cho rằng rất cần bổ sung thêm tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu và 36% góp ý cần thiết phải thực hiện

công tác bổ sung này. Bởi điều quan trọng nhất đối với sinh viên chính là nguồn tài liệu, là cơ sở cho việc tiếp xúc với tri thức khoa học chuyên ngành và vận dụng vào đời sống xã hội.

Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin, việc đọc sách và phương tiện để đọc sách hiện đại giúp bạn đọc khai thác thông tin dễ dàng hơn. Đặc biệt là đối với sinh viên, việc tiếp cận với những kỹ thuật tiên tiến trở nên nhanh nhạy hơn. Bằng các công cụ tìm kiếm thông qua kết nối Internet, sinh viên có thể thu thập được rất nhiều thông tin cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác thì cần phải phụ thuộc vào kỹ năng và kiến thức của người sử dụng. Có nhiều bạn đọc cho rằng tìm kiếm trên mạng rất nhanh, rất nhiều nhưng họ không xác định được các thông tin đó nguồn gốc ở đâu, có đáng tin cậy không, và đa số sinh viên khẳng định tài liệu trên thư viện vẫn là những nguồn thông tin có giá trị nhất, đảm bảo tính chính xác hơn cả. Vì vậy, để niềm tin của bạn đọc được giữ vững trước những thác thức về công nghệ, thư viện sẽ không sống như một kho sách cổ, tài liệu giấy bụi bặm, kệ sách công cềnh mà thay đổi trở thành thư viện điện tử, tài liệu số hóa, lưu trữ trên các máy tính hiện đại. Như vậy, bạn đọc sẽ hứng thú hơn khi đến thư viện, nội dung tài liệu mang lại hiệu quả đối với việc học tập, nghiên cứu của bản thân.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)