Các yếu tố ảnh hưởngđến văn hóa đọc

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 25)

9. Kết quả nghiên cứu

1.1.3.Các yếu tố ảnh hưởngđến văn hóa đọc

Văn hóa đọc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như Môi trường xã hội, Lứa tuổi, Trình độ văn hóa, Sự phát triển của khoa học công nghệ, Hoạt động của Thư viện, Phương pháp đào tạo đại học hiện nay, …

Môi trường xã hội

Văn hóa đọc với ý nghĩa là một bộ phận của văn hóa, do đó nó chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của các điều kiện môi trường xã hội.

Khi nền văn hóa phát triển sẽ sản sinh ra thông tin đa dạng, sẽ được lưu giữ và chuyển tải bằng nhiều phương tiện khác nhau để có thể bảo quản và lưu truyền cho các thế hệ sau. Nếu như trước kia sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin và tiếp cận văn hóa, tri thức thì nay với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, ngoài sách, con người còn tiếp nhận thông tin của các phương tiện đại chúng như: Truyền hình, phim ảnh, internet…đặc biệt kể từ khi xuất hiện Internet, chỉ với một chiếc máy tính, con người ta có thể ngồi một chỗ và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, thông tin của cả thế giới. Văn hóa đọc vì thế thay đổi để bắt kịp cuộc sống hiện đại.

Nhiều ý kiến cho rằng sự phát triển này sẽ khiến cho văn hóa đọc ngày càng bị lãng quên, con người sẽ “chạy” theo các thiết bị hiện đại làm cho con người nhàn hơn, ít phải suy nghĩ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn lại sự thay đổi với sự phát triển nhanh của Xã hội, để bắt nhịp với cuộc sống hiện đại chúng ta cũng nên có một cái nhìn khách quan hơn với các phương tiện điện tử nói riêng và văn hóa đọc nói chung. Chúng ta không nên gạt bỏ một công nghệ hiện đại khi mà nó hoàn toàn có khả năng thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc.

Lứa tuổi

Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có những đặc điểm tâm lý riêng do hoạt động chủ đạo chi phối. Tâm lý học phân chia 4 giai đoạn lứa tuổi tương ứng với những hoạt động chủ đạo có tính chất khác nhau: trước tuổi học; học tập; tham gia lao động sản xuất; nghỉ lao động.

Các đặc điểm tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng khá rõ rệt tới nội dung và phương thức thỏa mãn nhu cầu đọc.

Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của con người (nhu cầu hiểu biết và nhu cầu thẩm mỹ phát triển).

Là một nhu cầu tinh thần, nhu cầu tin và nhu cầu đọc cũng bị chi phối bởi trình độ văn hóa của con người (nội dung và phương thức thỏa mãn)

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện truyền thông điện tử, tin học đã đem đến rất nhiều tiện ích cho con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao lưu, trao đổi văn hóa,… đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực. Bên cạnh đó, nó cũng mang tới một số ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt là giới trẻ mà đối tượng chính là học sinh, sinh viên. Nhiều sinh viên thường chỉ có thói quen tìm kiếm những thông tin giải trí, mà không tận dụng được hết những tiện ích, những mặt tích cực của Internet đem lại để phục phụ học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

Ví như sự ra đời của sách điện tử (e-book) đã thu hút số lượng lớn bạn đọc. Một cuộc cách mạng về cách thức đọc được mở ra khi mà các thiết bị đọc sách với kiểu dáng gọn nhẹ, chỉ tương đương thậm chí bé và nhẹ hơn một cuốn sách thông thường nhưng lại có thế chứa hàng nghìn quyển sách. Song thời gian đã chứng minh điều ngược lại, báo in vẫn sống khỏe bên cạnh báo điện tử và dù muốn hay không muốn thì sách điện tử cũng đã có mặt và đang góp phần thay đổi văn hóa đọc.

Như vậy, dù xã hội có phát triển hay cuộc sống có thay đổi thì văn hóa đọc vẫn là yếu tố không thể thiếu, không thể thay thế. Bởi lẽ các loại hình văn hóa khác

như văn hóa nghe nhìn, không thể lấn át văn hóa đọc mà chúng chỉ bổ sung cho nhau, mỗi loại hình có một thế mạnh riêng. Văn hóa đọc bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá và tiếp thu kiến thức một cách hệ thống và sâu sắc mà văn hóa nghe nhìn không thể làm được như vậy. Trong khi văn hóa nghe nhìn lấy đi sự sáng tạo, trí tưởng tượng thì văn hóa đọc lại làm giàu thêm những thứ đó. Đọc sách vẫn luôn được coi là một cách thưởng thức văn hóa sang trọng và có chiều sâu. Vì thế chúng ta không cần quá lo lắng việc trong xã hội phát triển văn hóa đọc sẽ mất đi, cái cần làm là chúng ta hãy mở rộng hơn những cách tiếp cận việc đọc. Hãy để công nghệ hiện đại có cơ hội bổ trợ cho cách thức đọc truyền thống, để văn hóa đọc nói chung có thêm cơ hội phát triển.

Hoạt động của thư viện

Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người (G.V.Leibniz), là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin mà tất cả mọi người cần hoặc muốn. Thư viện bổ sung và cập nhật những kiến thức mới, những phương pháp giảng dạy tiên tiến làm cho việc học tập và giảng dạy thêm sinh động và hấp dẫn.. Thư viện chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu ích hay nói cách khác thư viện là cầu nối giữa thông tin và người sử dụng.

Hoạt động của thư viện bao gồm việc tổ chức, quản lý và phát triển tất cả các sản phẩm và dịch vụ của thư viện như : bổ sung tài liệu, cung cấp tài liệu, khai thác thông tin, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu tài liệu, hội nghị, hội thảo bạn đọc, …

Mỗi loại hình thư viện phục vụ chuyên sâu cho một loại người đọc xác định trong xã hội và có mục đích, yêu cầu, nội dung hoạt động không giống nhau. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của hoạt động thư viện là nhằm thu hút số lượng lớn bạn đọc thuộc mọi trình độ khác nhau, mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi và giúp họ thỏa mãn nhu cầu tin của bản thân. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu đó, trước hết thư viện cần nghiên cứu nhu cầu tin và đặc điểm của các nhóm người dùng tin khác nhau của một thư viện cụ thể. Từ đó thư viện cần đa dạng hóa, hiện đại hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện, tăng cường hướng dẫn sử dụng thư viện, quảng bá nguồn lực thông tin, vốn tài liệu và dịch vụ thư viện. Việc phát triển

dịch vụ thư viện phải được xem là một trong những giải pháp mang ý nghĩa chiến lược trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trong bối cảnh của nước ta hiện nay.

Ví dụ như hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn việc đọc sách, hướng dẫn sử dụng thư viện trong học tập đã gây dựng, nuôi dưỡng và định hình thói quen đọc, giúp hình thành sở thích đọc tích cực, lành mạnh, uốn nắn những sở thích đọc lệch lạc và góp phần từng bước giáo dục kỹ năng đọc cho người đọc. Quan trọng hơn là tạo ra thói quen sử dụng thư viện trong học tập.

Hiện nay, thời đại bùng nổ thông tin, việc đánh giá văn hóa đọc trong cộng đồng còn có những ý kiến khác nhau về vai trò của thư viện và tài liệu truyền thống. Một vấn đề mới được đặt ra là: Thư viện cần làm gì để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trong khi công nghệ thông tin đang phát triển mạnh. Vì vậy, các thư viện đang có xu hướng hiện đại hóa hoạt động thư viện bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu công tác nghiệp vụ như: tra cứu, khai thác vốn tài liệu trên thiết bị điện tử, số hóa tài liệu, mượn liên thư viện trong nước và ngoài nước, mượn trả tài liệu tự động, … Xuất hiện thuật ngữ Thư viện số, Thư viện điện tử. Vì vậy, nhiều ý kiến lo ngại rằng tài liệu in sẽ bị lãng quên. Tuy nhiên, Chúng ta không nên gạt bỏ một công nghệ hiện đại khi mà nó hoàn toàn có khả năng thúc đẩy sự phát triển văn hóa đọc bởi vì vấn đề cốt lõi là cá nhân người đọc cần phải biết đọc gì và biết khai thác ở đâu.

Ngoài ra, không thể quên một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của thư viện, cầu nối giữa nguồn tài nguyên thông tin và bạn đọc, đó là cán bộ thư viện. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, người cán bộ thư viện hôm nay không chỉ là người hỗ trợ người dùng tin mà còn là người đào tạo người dùng tin, người nghiên cứu, người quản lý tri thức. Đặc biệt những kỹ năng thiết yếu cần có của một cán bộ thư viện là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, trình độ ngoại ngữ và tin học. Chính vì vậy, cán bộ thư viện cần được đào tạo và tự đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ của mình.

Chất lượng giảng dạy đại học ở nước ta trước đây đang trong tình trạng báo động cao. Việc giảng dạy và học tập vẫn diễn ra một cách thụ động, cổ truyền và nhàm chán. Phương thức dạy và học như thế đang làm mất đi khả năng sáng tạo, năng lực tư duy độc lập, sự sinh động và hấp dẫn của các buổi học. Từ năm 2010, phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ đã được áp dụng cho hầu hết các trường Đại học và Cao Đẳng trong cả nước. Phương pháp dạy và học mới đòi hỏi một số điều kiện tiên quyết cho phép người học “phát huy nội lực” và người dạy “dạy cách phát huy nội lực”. Phương pháp này sẽ rút ngắn thời gian giảng dạy lý thuyết trên cơ sở sinh viên được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước khi lên lớp, tăng thời gian tự học của sinh viên.

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên ở các trường đại học hiện nay. Tự học nhằm phát huy tính tự giác học và nghiên cứu. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ xác định rõ trọng tâm của người học là bắt buộc nhận thức việc tự học của mình là chính.

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải hình thành kỹ năng tự học và tự nghiên cứu. Muốn thực hiện tốt vấn đề liên quan đến học tập, sinh viên phải tự đến thư viện tìm tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, thảo luận. Thư viện có đầy đủ sách báo, tài liệu điện tử, vv... về mọi lĩnh vực tri thức trong chương trình đào tạo của nhà trường. Những điều sinh viên phát kiến, tìm tòi được sẽ khắc sâu vào tâm trí của sinh viên, vì đó là những điều họ tự tìm ra chứ không phải là những điều mà họ phải cố nhớ. Từ đó sinh viên sẽ tự hình thành cho mình thói quen đọc sách và văn hóa đọc tốt đẹp.

Vì vậy, để phát huy hiệu quả của mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, ngoài nỗ lực từ phía nhà trường trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, sắp xếp lại hệ thống và quy trình quản lý thì bản thân mỗi sinh viên phải chủ động trong học tập, tự xây dựng cho mình kế hoạch học tập riêng, xây dựng kỹ năng đọc phù hợp với năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình và sở thích cá nhân.

Một phần của tài liệu Văn hóa đọc của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 25)