9. Kết quả nghiên cứu
2.4.3. Về dịch vụ thông tin thư viện
Cùng với sản phẩm thông tin thư viện, Trung tâm đang tổ chức các loại hình dịch vụ thư viện như sau :
1. Đọc tài liệu tại chỗ 2. Mượn tài liệu về nhà 3. Tra cứu OPAC 4. Sao chụp tài liệu
5. Dịch vụ mượn liên thư viện
6. Các hoạt động giới thiệu sách và phổ biến thông tin 7. Số hóa tài liệu
8. Đào tạo kiến thức thông tin 9. Cung cấp thông tin nghiên cứu 10. Cung cấp thông tin theo yêu cầu
12. Học tiếng Anh trực tuyến LangMaster English Elements Online 13. Cấp thẻ đa năng và thẻ thư viện
Dịch vụ chỉ có thể triển khai tốt trên cơ sở những năng lực hiện có về nguồn tin và đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu thông tin một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, nhằm thúc đẩy tri thức và sự đổi mới trong khoa học bằng việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ nhà khoa học và sinh viên khoa học công nghệ trong các hoạt động liên quan đến: giảng dạy, học tập và nghiên cứu là mục đích mà các thư viện đại học đang hướng tới.
Trung tâm Thông tin Thư viện ĐHQGHN với mục đích đa dạng hóa các loại hình phục vụ bạn đọc, trong đó ưu tiên việc phục vụ thông tin chọn lọc và trực tuyến, hướng tới hoàn thiện mô hình đại học nghiên cứu và đại học số của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Ngoài các dịch vụ tra cứu, phục vụ mượn trả các tài liệu truyền thống, Trung tâm đặc biệt chú trọng triển khai dịch vụ cung cấp thông tin toàn văn, thông tin tóm tắt tài liệu từ các tạp chí điện tử uy tín cho cán bộ và giảng viên trong toàn ĐHQGHN. Tuy nhiên, sinh viên ĐHQGHN vẫn là đối tượng chủ yếu mà Trung tâm hướng tới để phục vụ. Tùy thuộc vào nhu cầu tin của mỗi sinh viên mà họ sử dụng các loại dịch vụ thư viện khác nhau nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của mình.
Mức độ sử dụng dịch vụ thư viện của bạn?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Đọc tài liệu tại chỗ 54 56.8 37 38.9 4 4.2 Mượn tài liệu về nhà 62 65.3 31 32.6 2 2.1 Tra cứu Mục lục chữ cái 7 7.4 49 51.6 39 41.1 Tra cứu tại Mục lục phân loại 10 10.5 49 51.6 35 36.8 Tra cứu thông tin trực tuyến
trên máy tính 21 22.1 44 46.3 30 31.6 Hỏi đáp tại thư viện 9 9.5 43 45.3 43 45.3 Hỏi đáp qua điện thoại,
Thư mục chuyên đề 7 7.4 31 32.6 57 60 Triển lãm sách 3 3.2 34 35.8 58 61.1 Dịch vụ phô tô/sao chụp TL 8 8.4 61 64.2 36 37.9 Hội nghị bạn đọc 3 3.2 20 21.1 72 75.8 Thư mục giới thiệu sách mới 7 7.4 20 21.1 68 71.6 Tự tìm tài liệu tại kho mở 36 37.9 29 30.5 30 31.6 Tra cứu trên máy tính điện tử 22 23.2 44 46.3 30 31.6 Tra cứu qua Mục lục quyển 5 5.3 42 44.2 48 50.5 Tra cứu trên CD-ROM 1 1.1 15 15.8 79 83.2 Dịch vụ thông tin chọn lọc 1 1.1 24 25.3 69 72.6 Dịch vụ khác 0 0 16 16.8 79 83.2
Bảng 2.9. Mức độ sử dụng dịch vụ thư viện của sinh viên
Theo thống kê cho thấy các loại dịch vụ sinh viên thường xuyên sử dụng tại thư viện bao gồm đọc tài liệu tại chỗ chiếm 57%, dịch vụ mượn tài liệu về nhà chiếm 65%, 38% sinh viên thường tìm kiếm tài liệu tại kho mở và 23% sinh viên tra cứu tài liệu trên máy tính điện tử. Sinh viên đến với thư viện nhằm khai thác được hiệu quả nguồn tài liệu tại thư viện và mượn được những tài liệu cần thiết về nhà nghiên cứu một cách dễ dàng và thư tục đơn giản. Tuy nhiên, cần có sự hỗ trợ, chỉ dẫn của cán bộ thư viện trong quá trình thực hiện, vì vậy hàng năm vào dịp đầu năm học, để giúp sinh viên năm thứ nhất làm quen với hệ thống thư viện, Trung tâm Thông tin – Thư viện đã tổ chức các Lớp tập huấn kỹ năng sử dụng thư viện cho tất cả sinh viên mới nhập trường. Các tân sinh viên được nghe giới thiệu về hệ thống phòng Phục vụ bạn đọc và nguồn lực thông tin của Trung tâm. Đặc biệt, các em được hướng dẫn chi tiết cách tra cứu tài liệu in, tài liệu điện tử, cách tự tìm tài liệu trong kho mở và được phổ biến các nội quy của Thư viện. Ngoài ra, Trung tâm còn phát triển đa dạng nhiều loại hình dịch vụ thư viện khác nhưng phần lớn sinh viên không sử dụng thường xuyên như tra cứu mục lục phân loại (52%), tra cứu mục lục chữ cái (52%), Thư mục chuyên đề (33%), tra cứu mục lục quyển (44%), … Hiện nay, các hình thức tra cứu truyền thống tại thư viện đang được dần thay thế bởi công cụ tra cứu hiện đại trên máy tính điện tử. Vì vậy, sinh viên ít sử dụng phương pháp này. Đặc biệt, từ ngày 1/6/2013 Trung tâm Thông tin - Thư viên
ĐHQGHN đã triển khai dịch vụ cung cấp thông tin toàn văn tài liệu từ các tạp chí điện tử uy tín cho cán bộ, giảng viên và bạn đọc có nhu cầu trong toàn ĐHQGHN với mục đích đa dạng hóa các loại hình phục vụ bạn đọc, ưu tiên việc phục vụ thông tin chọn lọc và trực tuyến. Nhưng đáng quan tâm là dịch vụ mà sinh viên chưa bao giờ tham gia hay chưa được biết đến lại chiếm tỷ lệ rất cao như tra cứu trên CD-ROM chiếm 83% và dịch vụ thông tin chọn lọc chiếm 73%. Đây là các dịch vụ mà người dùng đánh giá thao tác tìm kiếm không quen thuộc và chưa được hướng dẫn khai thác.
Thư viện không chỉ là nơi cung cấp tài liệu cho người dùng tin mà còn là nơi tổ chức các hoạt động liên quan đến sách dành cho mọi đối tượng bạn đọc tham gia như : Hội nghị, hội thảo bạn đọc, giới thiệu sách mới, triển lãm sách, diễn đàn điện tử, tư vấn và hỏi đáp về thư viện, … Trong đó, hoạt động nhằm tôn vinh giá trị của sách và thể hiện một nét đẹp văn hóa chính là Ngày hội đọc sách được tổ chức vào 23/4 hàng năm. Các hoạt động này nhằm nâng cao ý thức của mỗi người với sách, báo, giáo dục và hình thành nhân cách cho con người, từ đó hình thành thói quen đọc sách của bản thân. Với sức trẻ và sự linh hoạt, sinh viên là bộ phận đông đảo tham gia, góp sức vào các hoạt động này của thư viện. Tuy nhiên, thống kê cho thấy sinh viên chưa bao giờ đến triển lãnh sách chiếm 61%, bạn đọc chưa được biết đến thư mục giới thiệu sách mới tại thư viện chiếm 72%, còn 76% sinh viên chưa tham gia hội nghị bạn đọc bao giờ hay chưa bao giờ sử dụng dịch vụ hỏi đáp đối với thư viện chiếm 70%. Như vậy, hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách cũng như phổ biến thông tin của Trung tâm chưa thu hút được đông đảo bạn đọc tham gia, sinh viên đến với thư viện chỉ nhằm đáp ứng đầy đủ nguồn tài liệu theo nhu cầu. Những hoạt động trên nhằm tôn vinh giá trị của sách đối với bạn đọc, khơi dậy hứng thú đọc của sinh viên, trang bị kỹ năng tìm kiếm thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của bạn đọc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện. Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy, sinh viên ĐHQGHN chưa khai thác được toàn bộ nguồn lực thông tin của thư viện, các dịch vụ thông tin thư viện của Trung tâm chưa thu hút được bạn đọc, hấu hết sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động liên quan đến tìm hiểu, tuyên truyền, giới thiệu sách tại thư viện.
Một khảo sát cụ thể về việc mượn tài liệu tại thư viện của sinh viên có nhận được kết quả như yêu cầu hay không ? Kết quả cho thấy 41% sinh viên trả lời có nhiều lần bị từ chối khi mượn tài liệu tại thư viện, còn 59% có ý kiến là không bị từ chối. Điều này cho thấy việc mượn tài liệu của sinh viên vẫn gặp nhiều khó khăn. Có nhiều lý do dẫn tới việc không mượn được tài liệu theo yêu cầu.
Biểu đồ 2.17: Lý do từ chối mượn sách tại thư viện
Thống kê từ biểu đồ trên cho thấy phần lớn sinh viên không mượn được tài liệu là bởi trong kho không có tài liệu chiếm 43% và tài liệu đã có người mượn trước đó là 41% hay tài liệu chưa kịp xử lý nghiệp vụ trước khi đưa ra phục vụ chiếm 8% và trường hợp bị mất chiếm 6%. Đây là các lý do thường gặp đối với việc mượn tài liệu của sinh viên tại thư viện. Thực tế cho thấy, bộ máy tra cứu tại thư viện chưa mang lại hiệu quả cao, trạng thái của nguồn tài liệu trong kho chưa cập nhật đúng và kịp thời dẫn đến sinh viên không xác định được tài liệu đó có được mượn nữa hay không. Ngoài ra, nguyên nhân của kết quả tra cứu tài liệu của bạn đọc không hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của hoạt động thư viện mà yếu tố quan trọng hơn là kỹ năng tìm tin của sinh viên. 2% sinh viên thừa nhận do bản thân viết kết quả tra cứu không chính xác hoặc không tìm thấy tài liệu trong kho. Trung tâm thư viện ĐHQGHN hiện nay vẫn duy trì hai loại hình thức tra cứu tài liệu là tra cứu truyền thống (Hệ thống mục lục, Thư mục, Danh mục…) và tra cứu hiện đại (các loại CSDL điện tử, Tra cứu trưc tuyến OPACs, …) hỗ trợ sinh viên trong hoạt động tìm kiếm, khai thác thông tin tại thư viện. Tuy vậy, dù tra cứu bằng
hình thức nào thì điều quan trọng là sinh viên cần phải có kỹ năng tìm kiếm thông tin. Vì vậy, nhiều bạn đọc có nhu cầu được đào tạo cách tra cứu tài liệu tại thư viện nhằm đạt được kết quả theo đúng yêu cầu.
Phương pháp tra cứu
Rất cần Cần Không cần Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Tra tìm thông tin theo
phương pháp truyền thống 2 2.1 64 67.4 29 30.5 Tra tìm thông tin trên máy 29 30.5 52 54.7 14 14.7
Bảng 2.10. Nhu cầu đào tạo tra cứu tài liệu tại thư viện của sinh viên
Số liệu trên cho thấy nhu cầu rất cần được đào tạo tra cứu thông tin trên máy tính điện tử chiếm 30% cao hơn so với nhu cầu tra tìm thông tin theo phương pháp truyền thống và phần lớn sinh viên đều có nhu cầu hướng dẫn tra cứu cả hai loại hình này. Do hiện nay Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN vẫn đang áp dụng song song hai loại hình tra cứu tài liệu này cho sinh viên. Hầu hết sinh viên ĐHQGHN đều được đào tạo, hướng dẫn sử dụng các phương pháp tra cứu tài liệu này, tuy nhiên trong quá trình sử dụng, sinh viên vẫn gặp nhiều khó khăn, không tìm được tài liệu theo yêu cầu. Cán bộ thư viện là người trực tiếp tiếp xúc với sinh viên tại thư viện cần giúp đỡ và giải quyết các thắc mắc mà sinh viên gặp phải.
Do vậy, nhiều ý kiến của bạn đọc cho rằng trong thời gian tới, thư viện cần đẩy mạnh các hoạt động dưới đây :
Nội dung Rất cần Cần Chưa cần Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Bổ sung thêm tài liệu 60 63.2 34 35.8 1 1.1 Tăng cường cơ sở vật chất,
chỗ ngồi 43 45.3 43 45.3 10 10.5 Hiện đại hóa thư viện, tăng
cường ứng dụng CNTT 49 51.6 43 45.3 3 3.2 Đào tạo phương pháp tra cứu 29 30.5 58 61.1 9 9.5
cho sinh viên
Tổ chức lại hệ thống tra cứu 21 22.1 38 40 36 37.9 Thay đổi giờ giấc phục vụ 16 16.8 35 36.8 44 46.3 Thay đổi quy định hiện hành 13 13.7 31 32.6 50 52.6 Chú trọng thái độ giao tiếp
của cán bộ thư viện 27 28.4 42 44.2 28 29.5 Đa dạng hóa các hình thức
tra cứu và phục vụ 35 36.8 44 46.3 16 16.8 Vấn đề khác 10 10.5 26 27.4 59 62.1