9. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thói quen đọc tài liệu của sinh viên
2.2.1.1. Thói quen tìm kiếm thông tin của sinh viên
Thông thường, địa điểm đầu tiên cần nghĩ đến khi tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học, đó là các thư viện và trung tâm tư liệu. Các loại tài liệu lưu trữ ở thư viện bao gồm sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, các văn bản nhà nước, các luận văn, luận án, v.v., được sắp xếp và phân loại một cách khoa học, trật tự do đó nếu tìm được một tài liệu phù hợp với nhu cầu thì dễ dàng tìm thấy nhiều tài liệu khác cùng chủ đề, có thể cũng rất hữu ích cho đề tài. Tài liệu của thư viện đều có sự kiểm tra, lựa
chọn để đảm bảo giá trị, tính phù hợp và lợi ích của tài liệu trước khi đưa vào phục vụ bạn đọc.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet hiện nay, việc tin học hoá hệ thống thư mục của các thư viện là xu thế tất yếu. Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN với mục đích đa dạng hóa các loại hình phục vụ bạn đọc, trong đó ưu tiên việc phục vụ thông tin chọn lọc và trực tuyến, hướng tới hoàn thiện mô hình đại học nghiên cứu và đại học số, Trung tâm cũng đã xây dựng Thư viện điện tử với nguồn tài nguyên số phong phú.Song song với việc tích cực mua các cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử, Trung tâm cũng tự xây dựng các CSDL đặc thù (CSDL bài trích tạp chí, CSDL các công trình nghiên cứu khoa học của ĐHQGHN...). Tuy nhiên theo điều tra khảo sát, sinh viên có những lựa chọn tìm kiếm tài liệu không chỉ tại Trung tâm mà còn ở các nơi lưu trữ tài liệu khác.
Nội dung
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Trung tâm TTTV Trường 52 54.7 38 40 5 5.3 Thư viện các trường ĐH thuộc
khối ngành Khoa học đang học
8 8.4 50 52.6 37 39
Thư viện Quốc gia Việt Nam 3 3.2 27 28.4 65 68.4 Thư viện Hà Nội 0 0 14 14.7 81 85.3 Phòng tư liệu của Khoa 17 17.9 57 60 21 22.1 Tủ sách cá nhân 56 58.9 21 22.1 18 19 Thư viện của các Viện nghiên
cứu cùng khối ngành
1 1.1 31 32.6 63 66.3
Thư viện của Cục Thông tin KH&CN quốc gia
0 0 12 12.6 83 87.4
Ở nhà 76 80 15 15.8 4 4.2 Các cơ quan thông tin, thư viện
khác
9 9.5 48 50.5 38 40
Từ bảng số liệu thống kê cho thấy về mức độ thường xuyên đọc tài liệu, sinh viên đến Trung tâm thông tin thư viện trường chiếm 55%, Tủ sách cá nhân chiếm 59% và đọc tại nhà chiếm 80%. Đây là các địa điểm sinh viên sử dụng để đọc sách nhiều hơn so với các nơi khác như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Phòng tư liệu của Khoa, Thư viện của các Viện nghiên cứu, … Hiện nay, Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN đang sử dụng phần mềm Libol hỗ trợ cho việc thực hiện mượn liên thư viện. Việc phối hợp nguồn dữ liệu thư mục giữa các cơ quan thông tin – thư viện đại học tạo nên một ngân hàng dữ liệu cực kỳ phong phú và đa dạng. Người dùng tin sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn tài liệu. Như vậy, sinh viên có thể sử dụng thư viện trường có thể khai thác tài liệu ở các thư viện trường có liên kết với Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN.
Việc lựa chọn sử dụng các địa điểm trên của sinh viên không những phụ thuộc vào yêu cầu trong quá trình học tập mà còn bởi quan điểm và sở thích cá nhân của mỗi người. Khảo sát lý do sử dụng các địa địa điểm cung cấp thông tin trên kết quả thu được như sau:
Cơ quan thông tin, thư viện
Đủ TL Hiện đại Phục vụ tốt Thân quen Gần nhà Môi trường tốt Lý do khác Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Số trả lời Tỷ lệ (%) Thư viện Trường 33 34.7 9 9.5 9 9.5 12 12.6 14 14.7 17 17.9 1 1.1 Thư viện các
trường ĐH khác 21 22.1 27 28.4 6 6.3 6 6.3 16 16.8 18 18.9 1 1.2 Thư viện Quốc
Gia VN 26 27.3 20 21.1 11 11.6 9 9.5 6 6.3 23 24.2 0 0 Thư viện Hà Nội 23 24.2 14 14.7 22 23.2 22 23.2 14 14.7 0 0 0 0 Phòng Tư liệu
của khoa 43 45.3 3 3.2 5 5.2 29 30.5 8 8.4 7 7.4 0 0 Tủ sách cá nhân 10 10.5 0 0 5 5.2 46 48.4 21 22.1 13 13.8 0 0 Thư viện các viện 47 49.5 29 20 0 0 10 10.5 0 0 9 20 0 0
nghiên cứu Thư viện Cục Thông tin KH&CNQG 24 25.3 24 25.3 12 12.6 0 0 12 12.6 23 24.2 0 0 Ở nhà 4 4.2 0 0 4 4.2 55 57.9 18 18.9 13 13.7 1 1.1 TV Cơ quan khác 23 24.2 17 17.9 6 6.3 6 6.3 23 24.2 17 17.9 3 3.2
Bảng 2.4. Lý do sử dụng các địa điểm đọc sách của sinh viên
Từ bảng số liệu thống kê trên cho thấy yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc sử dụng một cơ quan thông tin thư viện của sinh viên là cần đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu. Ngoài ra yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thư viện là thư viện đó gần nơi sinh viên cư trú và là nơi thân quen của họ. Do tính chất nhận thức của sinh viên chưa ổn định, sinh viên dễ bị thay đổi theo sở thích của bản thân. Vì vậy, thư viện không những đảm bảo đáp ứng bạn đọc về số lượng tài liệu mà luôn đổi mới , tạo không khí thân thuộc khi sinh viên đến thư viện.
Thư viện là nơi cung cấp nguồn tài liệu chủ yếu hỗ trợ học tập, nghiên cứu của sinh viên thì nhà sách, sạp báo hay cửa hàng sách tư nhân cũng là địa điểm thu hút nhiều sinh viên. Các loại sách tại đây chủ yếu là sách tham khảo, các loại truyện có nội dung đa dang, hấp dẫn lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, thực trạng đáng quan tâm hiện nay là các Nhà xuất bản chỉ quan tâm làm sao sách in ra bán được nhiều, thỏa mãn tính hiếu kì của mọi đối tượng bạn đọc mà không quan tâm đến tính giáo dục, tình trạng sách lậu, sách giả lưu hành trên thị trường một cách công khai. Sinh viên cũng bị cuốn theo sức hút của các loại tài liệu này nhằm mục đích giải trí, sở hữu các sách hay giá rẻ, … Điều này không chỉ là trách nhiệm quản lý của các cơ quan pháp luật trong việc hạn chế sách lậu, sách vi phạm bản quyền mà còn quan trọng hơn là việc giáo dục ý thức cho giới trẻ đặc biệt là sinh viên trong việc lựa chọn sách phù hợp và bổ ích.
Xét về tính đảm bảo và khoa học, thư viện vẫn luôn là lựa chọn tốt nhất cho sinh viên trong hỗ trợ học tập. Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu liệt kê trong thư mục của thư viện đều đã được xuất bản trước đó một thời gian, hoặc đề cập đến những
sự kiện xảy ra từ khá lâu (thường từ 2-3 năm trở lên). Do đó, thông tin mà các tài liệu này cung cấp có thể không có nhiều tính thời sự.
Trong khi sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet hiện nay giúp người đọc tìm kiếm các thông tin nhanh chóng, cập nhật liên tục, kết quả tìm kiếm phong phú. Vì vậy, ngoài thư viện, khi cần tìm kiếm thông tin người đọc có thể lựa chọn trên các phương tiện khác nhau
Biểu đồ 2.3: Phương tiện tìm kiếm thông tin của sinh viên
Trên biểu đồ thống kê sinh viên tìm kiếm thông tin trên mạng Internet chiếm số lượng nhiều nhất 34%, thư viện là sự lựa chọn thứ hai của sinh viên chiếm 25%. Thực tế hiện nay cho thấy sự bùng nổ mạng internet toàn cầu giúp con người có nhiều lựa chọn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu tin. Các bộ máy tìm kiếm có khả năng cung cấp một lượng thông tin rất khổng lồ, trong đó tìm kiếm bằng Google được sử dụng nhiều nhất hiện nay, sưu tập được một lượng thông tin vô cùng lớn trên Mạng, hầu như tất cả các thứ ngôn ngữ tồn tại trên Internet. Ngoài ra, công cụ này có nhiều tính năng tìm kiếm nâng cao khác nhau, giúp dễ dàng giới hạn phạm vi tìm kiếm. Khi nghiên cứu về việc sử dụng Internet hỗ trợ tìm kiếm thông tin, nhiều sinh viên có những đánh giá khác nhau. Khảo sát mức độ truy cập Internet của sinh viên như sau
Biểu đồ 2.4: Mức độ truy cập Internet của sinh viên
Từ số liệu thống kê trên, tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng Internet như một thói quen hàng ngày chiếm 92%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với con số thống kê được trên thế giới “Kể từ năm 2010 đến nay, Việt nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số lượng người dùng internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số. Theo thống kê của Trung tâm Internet quốc tế, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới trong quý I năm 2012 ” [31, tr.2]. Trước đây, mạng Internet được kết nối trên những chiếc máy tính điện tử, muốn sử dụng cần trả phí Internet. Tuy nhiên, hiện nay Internet đã kết nối toàn cầu, trên các thiết bị điện thoại di động hiện đại và sinh viên hiện nay phần lớn đều sở hữu một hay nhiều loại khác nhau. Chỉ một điều kiện đơn giản là điện thoại đã được kết nối mạng 3G, sinh viên có thể tìm kiếm được bất kỳ thông tin gì cần thiết trên điện thoại như : tin tức, đọc sách,xem phim, nghe nhạc,… Khảo sát mục đích truy cập Internet của sinh viên cho các kết quả
Biểu đồ 2.5: Mục đích truy cập Internet của sinh viên
Từ biểu đồ thống kê cho thấy sinh viên sử dụng Internet để khai thác hầu hết mọi lĩnh vực, chủ yếu là tìm tài liệu chiếm 19%, đọc tin tức chiếm 17%, nghe nhạc chiếm 16%, đọc sách chiếm 13%,… Các tỷ lệ này sấp xỉ gần bằng nhau, chứng tỏ để thu thập bất kỳ thông tin nào, sinh viên cũng có thể sử dụng các phương tiện có kết nối Internet. Hiện nay, Trung tâm Thông tin thư viện ĐHQGHN đã trang bị hệ thống máy tính cấu hình cao với 10 máy chủ và 300 máy trạm; kết nối mạng ĐHQGHN VNUnet và Internet 24/24 giờ. Toàn bộ sinh viên ĐHQGHN đều được sử dụng các phòng Internet và có trả phí theo quy định của Trung tâm. Ngoài ra, tại một số phòng đọc tự chọn, Trung tâm đã cài đặt hệ thống mạng không dây Wifi nhằm phục vụ số lượng đông đảo bạn đọc có nhu cầu sử dụng mạng Internet. Bằng phương pháp nghiên cứu quan sát, tại các phòng đọc mở của Trung tâm, bạn đọc được cho phép mang máy tính cá nhân vào sử dụng, với việc kết nối mạng miễn phí của Trung tâm đã thu hút được nhiều sinh viên.
Như vậy, với mạng Internet, dù ở bất cứ đâu người ta cũng có thể tìm kiếm được thông tin thông qua máy tính điện tử, điện thoại di động hoặc các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác. Đa số các trường đại học, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm lớn trên thế giới đều phát triển các ứng dụng web, đưa các nguồn tài nguyên giảng dạy, học thuật và nghiên cứu lên Mạng để cán bộ, giảng viên, sinh viên truy cập nội bộ, hoặc có nhiều phần được cho phép truy cập tự do. Sinh viên có thể truy cập internet ở nhiều nơi.
Biểu đồ 2.6: Địa điểm truy cập Internet thường xuyên của sinh viên
Thống kê từ bảng biểu trên cho thấy sinh viên truy cập Internet tại nhà chiếm tỷ lệ cao là 47%, tiếp đó là sử dụng trên điện thoại di động chiếm 23% và thư viện là lựa chọn tiếp theo chiếm 16%. Ngoài khảo sát bằng bảng hỏi, nghiên cứu còn thực hiện điều tra bằng phỏng vấn bạn đọc, nhiều sinh viên có ý kiến sử dụng mạng Internet tại nhà tốc độ nhanh hơn trên thư viện và trên điện thoại di động, đồng thời yếu tố về môi trường bên ngoài như không gian, tư thế ngồi, ảnh hưởng của bạn đọc xung quanh, … cũng tác động đến sự lựa chọn này. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của bạn đọc, Thư viện cần nâng cao chất lượng các dịch vụ của mình, cải thiện tốc độ mạng Internet nhằm đảm bảo việc truy cập khai thác thông tin của sinh viên hiệu quả.
Nhìn chung, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các nguồn tài nguyên trên Mạng, các nguồn tài nguyên truyền thống dễ bị các nhà nghiên cứu quên lãng hoặc bỏ qua khi tìm tài liệu. Tuy nhiên, cần khẳng định lại rằng, nếu biết cách khai thác nghiêm túc các nguồn tài nguyên truyền thống kể trên, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tìm được những tài liệu tham khảo có giá trị cho đề tài của mình. Vấn đề then chốt là xác định được loại tài liệu nào cần, có ở đâu, để tiếp cận được một cách hiệu quả.
2.2.1.2. Thói quen đọc tài liệu thường xuyên của sinh viên
Cùng với thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách và kỹ năng đọc tạo thành văn hoá đọc. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ, bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường, do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Sinh viên là lứa tuổi đã biết tự nhận thức được tầm quan trọng của đọc sách đối với học tập, nghiên cứu của bản thân. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là sinh viên cần đọc gì và đọc như thế nào ?
Lợi ích từ việc đọc sách báo là rất lớn, tuy nhiên trong thời gian rảnh rỗi, sinh viên còn tham gia nhiều hoạt động khác với những mục đích khác nhau.
Biểu đồ 2.7: Thói quen sử dụng thời gian hàng ngày của sinh viên
Xét trên mức độ thường xuyên sử dụng, sinh viên có thói quen sử dụng Internet ở nhà có tỷ lệ cao 89%, tiếp theo là việc đọc sách báo ở nhà chiếm 57% và sau đó là đọc sách ở thư viện là 29%, và một số hoạt động khác. Các mức độ này phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, nhu cầu tâm lý của sinh viên và môi trường phục vụ tại thư viện. Ngoài ra, sinh viên thỉnh thoảng tham gia một số hoạt động khác như nghe đài, xem tivi, đi hiệu sách,… cũng chiếm số lượng đáng kể. Sinh viên là lứa tuổi năng động và sáng tạo, việc khai thác thông tin được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể đối với hoạt động đọc sách, sinh viên dành nhiều thời gian để đọc sách tại nhà thường xuyên hơn đọc sách tại thư viện. Lý do là bởi môi trường đọc sách tại nhà thoải mái hơn ở thư viện, tài liệu cũng mượn từ
thư viện thì nếu sinh viên dành một khoảng thời gian nhất định cho việc đọc sách hàng ngày sẽ tạo thành thói quen đọc sách, mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy, thời lượng dành cho đọc sách mỗi ngày của sinh viên như sau :
Biểu đồ 2.8: Thời gian dành để đọc tài liệu mỗi ngày của sinh viên
Từ số liệu thống kê trên biểu đồ cho thấy 41% sinh viên dành từ 1 đến 2 giờ cho việc đọc sách, từ 2 đến 3 giờ là 32%, 21% sinh viên đọc sách từ 3 đến 4 giờ và một số sinh viên dành nhiều thời gian hơn. Như vậy, phần lớn sinh viên dành 1 đến 2 giờ cho việc đọc sách hàng ngày, đây cũng là một con số đáng kể so với việc không đọc sách báo hàng ngày. Đặc biệt với phương pháp học tập mới, nếu sinh viên không đọc sách thì không đảm bảo được yêu cầu của môn học, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ở Hàn Quốc, để vận động người dân đọc sách hàng ngày, Bộ Văn