Yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 104)

Các yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên thƣờng đƣợc sử dụng để thúc đẩy xung đột kịch và làm cho tính cách nhân vật phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ trong vở kịch Tây Sương Ký của Vƣơng Thực Phủ (đời Nguyên), sự kiện Tôn Phi Hổ đem quân đến vây bắt Thôi Oanh Oanh ở chùa Phổ Cứu là giải pháp để mở nút mối xung đột giữa Trƣơng Sinh với cha mẹ của Oanh Oanh, và từ đó đẩy tính cách Trƣơng Sinh lên một bƣớc phát triển mới. Việc sử dụng yếu tố ngẫu nhiên trong kịch nếu theo đúng quy luật khách quan của cuộc sống sẽ không ảnh hƣởng gì tới giá trị thẩm mĩ của vở kịch, nhƣng khi nó là một sự sắp xếp cố tình một cách lộ liễu và khiên cƣỡng của tác giả thì vở kịch sẽ trở nên gò ép, gƣợng gạo. Tuy nhiên cũng có nhà viết kịch lại cho rằng: "Kịch không thể đƣợc cấu tạo nên bởi những chuyện tình cờ. Những chuyện tình cờ hay những chuyện tình cờ tƣởng tƣợng ra, dù cho chúng có gây hiệu quả đến mức nào đi nữa, cũng làm méo mó những nhân vật và vở kịch" [39, 67]. Điều này có nghĩa là tình tiết và hành động kịch phải xuất phát từ bản chất nhân vật.

Trong kịch Tào Ngu, yếu tố trùng hợp ngẫu nhiên đƣợc sử dụng nhiều nhất trong vở Lôi vũ. Trong tác phẩm đầu tay này của mình, Tào Ngu đã huy động một lực lƣợng lớn những sự trùng hợp ngẫu nhiên để xử lý tình tiết câu chuyện và thúc đẩy sự phát triển của xung đột kịch. Nếu nhƣ tính hợp lý và tất nhiên của tình tiết khiến vở kịch đạt đến sự hài hoà, thống nhất, không có khe hở nào và thuyết phục hoàn toàn khán giả thì sự trùng hợp ngẫu nhiên của các tình tiết kịch lại phải đƣợc sử dụng và xử lý hết sức khéo léo, tài tình. Bởi nếu không sẽ rất dễ nhận ra sự sắp đặt khiên cƣỡng của tác giả. Trong cuộc sống, chúng ta cũng thƣờng hay gặp những sự việc trùng hợp ngẫu nhiên hoặc tình cờ khiến chúng ta phải tự hỏi: Nếu không có sự việc ấy thì sẽ sao? Tại sao vào đúng thời điểm đó lại xuất hiện sự việc đó? Trong Lôi vũ, trƣớc khi Thị Bình

xuất hiện trong nhà họ Chu, Tào Ngu đã sắp đặt cho Lỗ Quý đến nói với Phồn Y rằng: "Má Lỗ đã đến đƣợc một lúc lâu rồi", đồng thời truyền đạt lại lời nói của Chu Phác Viên bảo Phồn Y đi tìm cho ông chủ cái áo mƣa cũ. Và khi Thị Bình xuất hiện, Tào Ngu lại để cho Phồn Y cầm chiếc áo mƣa đi vào, và chính cái áo mƣa đó là " đầu mối" để Thị Bình phát hiện ra gia đình họ Chu. Sự sắp đặt của tác giả ở tình tiết này không tránh khỏi sự trùng hợp, ngẫu nhiên thái quá. Tại sao Chu Phác Viên lại tìm cái áo mƣa đó vào đúng lúc Thị Bình xuất hiện. Nếu Thị Bình không nhìn thấy cái áo mƣa đó thì sự việc sẽ diễn ra nhƣ thế nào?.

Trong việc tổ chức quan hệ giữa các nhân vật, Tào Ngu cũng sử dụng khá nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Tác giả Hoàng Chí Cƣơng, trên tạp chí "Quang Minh nhật báo" (1937), đã nhận xét rằng: "nhƣ câu chuyện tình yêu giữa Bình và dì ghẻ là một sự ngẫu nhiên rồi. Thế rồi Bình lại yêu ngay cô em gái cùng mẹ khác cha, ấy là một sự ngẫu nhiên thứ hai. Một bà vợ đã có con và bị chồng ruồng bỏ, bỗng một ngày kia lại lấy ngay ngƣời đầy tớ trong nhà ngƣời chồng trƣớc của bà ta, ấy là một sự ngẫu nhiên. Thế rồi cô con gái đầu lòng của bà ta cùng ngƣời chồng thứ hai đó lại vào làm tôi đòi ngay trong nhà ngƣời chồng trƣớc của bà ta nốt, và nó lại yêu ngay ngƣời con cả của ông chủ, ấy lại là hai sự ngẫu nhiên nữa..."[DT 15, 70].

Bản thân Thị Bình khi phát hiện ra con gái vào làm ngƣời ở trong chính gia đình họ Chu và lặp lại số phận đau khổ của mình ngày trƣớc đã phải thốt lên: "Ôi, trời đất rộng biết ngần nào, làm sao mà qua mấy chục năm, lại đem đứa con gái đáng thƣơng của ta mà đặt vào trong cái nhà ông ta chứ?". Sao Tứ Phƣợng không đi ở cho một gia đình giầu có nào khác mà lại chính là cái gia đình đã từng gây đau khổ cho mẹ mình ba mƣơi năm trƣớc? Rồi sau đó cái dây điện nơi giàn hoa và cái chết ngẫu nhiên, tình cờ của Tứ Phƣợng khiến ngƣời

xem cảm thấy có sự sắp đặt của tác giả và làm giảm đi sức tố cáo và giá trị hiện thực của tác phẩm. Theo Điền Bản Tƣơng trong cuốn Kịch nói hiện đại Trung Quốc (Nxb Thế giới, 2002), "mặc dù là vở kịch chồng chéo, đan xen những mối quan hệ huyết thống phức tạp, hội tụ bao nhiêu sự trùng hợp kì lạ, nhƣng vẫn bộc lộ đƣợc tính tất yếu của nó"[DT 14, 5] và dù tƣ tƣởng định mệnh bao trùm nhƣng chúng ta vẫn đọc ra đƣợc căn nguyên xã hội gây nên sự khổ đau trong số phận của các nhân vật ẩn giấu phía sau tác phẩm.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)