Phƣơng tiện nghệ thuật thể hiện nhân vật kịch rõ nét, sinh động nhất là xung đột và hành động. Không có xung đột và hành động, không có kịch. Thông qua xung đột và hành động, nhân vật kịch bộc lộ tính cách và tâm lý của mình. Ngoài
ra, để xây dựng nhân vật, các nhà viết kịch còn chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ, các chi tiết và sự kiện của cốt truyện và những lời giới thiệu sơ qua của tác giả.
2.3.2.1. Xung đột kịch và sự phát triển của tính cách.
Xung đột là yếu tố cơ bản của kịch, là yếu tố nghệ thuật đóng vai trò quyết định đối với việc xây dựng tình huống kịch, khắc hoạ tính cách nhân vật, xây dựng cốt truyện và kết cấu... Trong kịch, tính cách nhân vật chỉ có thể đƣợc bộc lộ thông qua những xung đột và hành động kịch. Nói khác đi, xung đột là nguồn gốc, là điểm phát sinh của hành động kịch. "Sự phát triển của kịch đƣợc tạo nên từ một loạt sự phá vỡ trạng thái cân bằng, bất cứ một sự thay đổi nào đối với trạng thái cân bằng đều là hành động kịch. Kịch là một hệ thống những hành động, một hệ thống những sự phá vỡ lớn và nhỏ đối với trạng thái cân bằng." [27, 51]. Từ đây có thể thấy rằng, nếu không có xung đột thì không thể có những "sự phá vỡ những trạng thái cân bằng"
Trong tác phẩm kịch, tính cách, hành động và xung đột là những yếu tố gắn bó với nhau một cách chặt chẽ. Trên cơ sở của xung đột, hành động của nhân vật góp phần tự bộc lộ và khắc họa tính cách nhân vật. Và ngƣợc lại, nhân vật trong quá trình hành động lại góp phần tạo nên chiều sâu của xung đột kịch.
Mối quan hệ giữa xung đột và tính cách có thể hiểu là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh. Đây không chỉ là vấn đề lý luận của kịch mà của các thể loại văn học khác nói chung. Chúng ta không thể tƣởng tƣợng một hình tƣợng nghệ thuật đƣợc miêu tả độc lập tách khỏi hoàn cảnh sống của nó thì sẽ nhƣ thế nào. Tính cách và hoàn cảnh là hai yếu tố không thể tách rời đối với một hình tƣợng nghệ thuật.
Đi sâu phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Tào Ngu, chúng ta nhận thấy rằng xung đột kịch đƣợc tác giả sử dụng nhƣ một thủ pháp nghệ thuật để khắc hoạ tính cách nhân vật. Xung đột của kịch đƣợc hình thành bởi những ngƣời không
cùng giai cấp hoặc bất đồng tƣ tƣởng, trong quá trình xung đột, tính cách của nhân vật không ngừng đƣợc biểu hiện mà còn xảy ra sự biến đổi. Và chính sự biến đổi trong tính cách nhân vật đã đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Lấy ví dụ trong vở kịch Lôi vũ, xung đột của tuyến nhân vật Chu Phác Viên - Phồn Y là xung đột giữa tƣ tƣởng chuyên chế phong kiến và tƣ tƣởng tự do dân chủ. Là chủ gia đình, Chu Phác Viên luôn muốn áp đặt mọi suy nghĩ và hành động của mình lên mọi ngƣời. Đặc điểm tính cách nổi bật của Chu Phác Viên là độc đoán và gia trƣởng. Phồn Y là ngƣời duy nhất trong gia đình dám chống đối lại ông ta. Tính cách tự do, phóng khoáng của Phồn Y khiến nàng cảm thấy ngôi nhà của họ Chu nhƣ một cái lồng ngột ngạt và đức ông chồng nhƣ một gã cai ngục. Sự xuất hiện của Chu Bình càng làm cho mối xung đột giữa Chu Phác Viên và Phồn Y trở nên gay gắt. Tình tiết nổi bật nhất thể hiện rõ sự căng thẳng giữa hai vợ chồng Chu Phác Viên là khi ông ta bắt vợ uống thuốc. Xuất phát từ sự yêu thƣơng thì ít, điều chủ yếu mà Chu Phác Viên muốn thể hiện khi ép Phồn Y uống thuốc là quyền uy của ông ta đối với gia đình. Ông ta còn bắt cả Chu Bình phải quỳ xuống xin mẹ kế uống thuốc. Là ngƣời đàn ông trƣởng thành sắp đến tuổi ba mƣơi, vậy mà Chu Bình vẫn phải nghe lời cha, quỳ xuống cầu xin Phồn Y hãy uống thuốc. Chỉ qua một tình tiết nhỏ nhặt nhƣng chứa đầy xung đột kịch tính, Tào Ngu đã phác hoạ rõ nét tính cách của ba con ngƣời : một ngƣời cha độc đoán, gia trƣởng; một ngƣời vợ cá tính và bƣớng bỉnh; một ngƣời con yếu đuối, nhu nhƣợc. Và bao trùm lên tất cả là sự chuyên chế phong kiến đầy lạnh lùng, tàn nhẫn.
Tính cách của Chu Phác Viên không chỉ bộc lộ qua những xung đột trong gia đình, nó còn đƣợc miêu tả gián tiếp qua lời nói của các nhân vật khác. Chu Bình nhận xét về cha mình rằng: "Cha cứ là nhƣ thế đấy, lời nói của ông xƣa nay không thể thay đổi đƣợc, ý kiến của ông là pháp luật". Còn Chu Xung thì nói: "Tôi ghét ngƣời chỉ thích cƣờng quyền, tôi ghét cha tôi".
Điều thể hiện nhân tính cao nhất trong con ngƣời Chu Phác Viên có lẽ là tình yêu đối Thị Bình. Đã qua ba mƣơi năm mà ông ta vẫn cho giữ nguyên cách bài trí trong căn phòng mà ngày xƣa Thị Bình đã sống. Rồi cách ăn mặc và một số những thói quen trong sinh hoạt của ông ta đều có liên quan và gợi nhớ tới Thị Bình. Bởi thế mà Thị Bình sau ba mƣơi năm lòng đầy thù hận, khi nhìn thấy căn phòng cũ đã phải mềm lòng và phần nào tha thứ cho những tội lỗi mà Chu Phác Viên đã làm đối với mình ngày xƣa. Tuy nhiên, trong cuộc đọ sức giữa tình yêu và quyền lực, Chu Phác Viên đã sẵn sàng hy sinh tình yêu để giữ lấy quyền lực. Và hành động dùng tiền để bù đắp những tội lỗi mình đã gây ra năm xƣa chứng tỏ ông ta coi tiền bạc và quyền lực là những quyền năng cao nhất.
Trong xung đột của tuyến nhân vật Chu Bình và Phồn Y, xung đột xảy ra trên cơ sở của tình yêu và sự phản bội. Chính xung đột với Chu Bình đã thúc đẩy sự hận thù trong tính cách của Phồn Y và đƣa đến hành động trả thù của nàng. Có thể hiểu rằng, sự phản kháng và nổi loạn của Phồn Y xuất phát từ mối tình cảm bị tổn thƣơng. Sự xa lánh, ghẻ lạnh của Chu Bình đã khiến nàng cảm thấy mình bị bỏ rơi. Hơn thế nữa nàng cũng không thể tiếp tục sống nhƣ cũ trong vòng cƣơng toả và chuyên chế của Chu Phác Viên. Sau khi ngọn lửa nhiệt tình trong trái tim và tâm hồn Phồn Y đƣợc Chu Bình thổi bùng lên, nàng chỉ có thể tiếp tục để cho ngọn lửa ấy thiêu đốt mình. Trong sự phát triển của xung đột giữa Chu Bình và Phồn Y, ngƣời ta thấy sự nhu nhƣợc, hèn nhát của Chu Bình và tính cách nhu nhƣợc, hèn nhát ấy đã không tiếp nhận nổi khối lửa nhiệt tình quá lớn trong con ngƣời Phồn Y. Trong tác phẩm Nhật xuất, ngay phần mở màn ở cảnh một, cuộc đối thoại giữa Phƣơng Đạt Sinh và Trần Bạch Lộ đã cho thấy sự khác biệt về tâm lý và tính cách của hai ngƣời. Bạch Lộ thông minh, tự tin, lãng mạn nhƣng lại mệt mỏi, chán chƣờng. Phƣơng Đạt Sinh ngốc nghếch, trong sáng, đầy hoài bão và lý tƣởng. Nội dung cuộc đối thoại giữa hai ngƣời chỉ là vấn đề “nơi ăn chốn ở” của Trần Bạch
Lộ, song nó lại chứa đựng kịch tính nội tại và sự mâu thuẫn căng thẳng. Cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau giữa Phƣơng Đạt Sinh và Bạch Lộ đã dẫn đến sự đối kháng tình cảm và tiếp theo đó là xung đột giữa họ. Trong cuộc đối thoại với Phƣơng Đạt Sinh, Bạch Lộ luôn đặt câu hỏi: “Chẳng lẽ anh không biết là... Chẳng lẽ anh không hiểu rằng...”. Điều này cho thấy Phƣơng Đạt Sinh hoàn toàn xa lạ với cuộc sống hiện tại của cô. Qua mối xung đột giữa cái cao cả và cái thấp hèn trong con ngƣời Trần Bạch Lộ, ngƣời ta nhận thấy tính cách ăn chơi đàng điếm đã khiến cô không thể từ bỏ cuộc sống phù phiếm nơi phồn hoa đô hội để đi theo Phƣơng Đạt Sinh. Nhƣng cũng chính nhờ sự giằng co giữa hai ngả đƣờng đời đó đã khiến độc giả nhận biết đƣợc những phần đẹp đẽ còn ẩn chứa trong tâm hồn ngƣời đàn bà này. Đặt nhân vật trong vô vàn những mâu thuẫn giằng xé, Tào Ngu đã tạo điều kiện để nhân vật của mình bộc lộ những nét tính cách điển hình.
Hình thức xung đột thƣờng gặp nhất trong kịch Tào Ngu là xung đột giữa lý trí và dục vọng. Các nhân vật Phồn Y, Trần Bạch Lộ... đều rơi vào trạng thái giằng co giữa một bên là lý trí sáng suốt mách bảo một cuộc sống tự do, không lệ thuộc vào quyền uy và tiền bạc, và một bên là dục vọng tầm thƣờng. Trong cuộc giằng co đó, cuối cùng, bao giờ dục vọng cũng chiến thắng. Dục vọng đã thiêu đốt Phồn Y, huỷ hoại cuộc sống của nàng và của những ngƣời xung quanh. Cũng chính dục vọng đã khiến Trần Bạch Lộ phải tìm tới cái chết bởi lẽ cô không thể sống mà không có những ham muốn vật chất và tiền bạc.
Bên cạnh xung đột giữa lý trí và dục vọng, các nhân vật Phồn Y, Trần Bạch Lộ... còn đƣợc miêu tả trong sự xung đột giữa hoàn cảnh và tâm lý bị đè nén, ức chế. Sống trong ngôi nhà âm u suốt ngày đóng cửa im lìm với một đức ông chồng già nua, lạnh lùng nhƣ một tảng đá, Phồn Y cảm thấy cuộc sống của mình nhƣ đang bị chôn vùi. Trong cô dần dần hình thành một thứ ý thức chống đối, phản
kháng âm ỉ. Và sự xuất hiện của Chu Bình khiến cho ngọn lửa phản kháng đó bùng lên.
Với Trần Bạch Lộ, bi kịch lại là ở chỗ cô phải sống với những kẻ mà cô khinh ghét, phải cƣời, phải nói, phải nhận những đồng tiền mà cô biết rõ mƣời mƣơi là nhuốm đầy nhơ nhuốc và tội lỗi. Đặt nhân vật trong một hoàn cảnh đầy trớ trêu, tuyệt vọng, tác giả cho chúng ta quan sát sự phát triển đến mức căng thẳng trong tâm lý nhân vật. Thông thƣờng, trong kịch Tào Ngu, hoàn cảnh thƣờng chi phối tâm lý và tính cách nhân vật. Chính bởi lẽ đó mà yếu tố bi kịch đã xảy ra.
Trong Nguyên dã, hình thức xung đột đƣợc tác giả sử dụng để triển khai hành động kịch là xung đột giữa quan niệm đạo đức truyền thống và sự thức tỉnh lƣơng tri con ngƣời. Cừu Hổ một mặt nung nấu báo thù cho cha mặt khác lại cảm thấy việc làm của mình là tội lỗi. Sự giằng xé nội tâm khiến anh ta đau khổ, sợ hãi. Cũng giống nhƣ Cừu Hổ, xung đột nội tâm mà nhân vật Phồn Y phải chịu đựng là xung đột giữa quan niệm đạo đức luân lý truyền thống và tình cảm cá nhân con ngƣời. Quan niệm đạo đức phong kiến không cho phép mẹ kế yêu con chồng, nhƣng trái tim Phồn Y lại có những lý lẽ riêng của nó. Và để giải quyết những xung đột này, các nhân vật của Tào Ngu thƣờng phải chọn cái chết. Đó là những xung đột không có lối thoát.
Trong kịch Tào Ngu, hình thức xung đột giữa lý tƣởng và hiện thực cũng đƣợc tác giả áp dụng, tuy nhiên nó chƣa đƣợc miêu tả rõ nét lắm. Nhân vật Lỗ Đại Hải trong
Lôi vũ mang trong mình lý tƣởng về một cuộc sống công bằng, tốt đẹp hơn và luôn có ý thức đấu tranh cho sự công bằng, tốt đẹp đó, nhƣng do thiếu chiều sâu tâm lý nên nhân vật này chƣa có sức thuyết phục và tác giả có khuynh hƣớng “khái niệm hoá" hình tƣợng này. Nhân vật Giang Thái trong Người Bắc Kinh mang trong lòng ƣớc muốn “làm giàu” để có tiền chia cho kẻ nghèo:
Tôi muốn nhƣ trong thơ của Đỗ Phủ có nói, làm thật nhiều nhà cao cửa rộng, cho các bạn nghèo trong thiên hạ ăn, uống, ở mà không phải trả tiền, rồi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu mĩ thuật, nghiên cứu văn chƣơng, nghiên cứu cái mà mỗi ngƣời họ đều thích, vì Trung Quốc, vì loài ngƣời, mƣu hạnh phúc. [35, 105].
Thế nhƣng thực tế cuộc sống lại không diễn ra nhƣ anh ta mong muốn, anh ta luôn gặp thất bại, vấp váp, “sự nghiệp đến tay là không hiểu ra sao lại cứ hoá ra hỏng bét. Ngày nào chúng tôi cũng vạch kế hoạch ở trên trời, nhƣng ngày nào cũng phải thoả hiệp ở dƣới đất” [35, 105]. Sự xung đột giữa lý tƣởng và hiện thực cuộc sống khiến Giang Thái trở thành một anh chàng nát rƣợu, dồn mọi nỗi bực tức, chán chƣờng lên đầu ngƣời vợ ốm yếu, đáng thƣơng. Trong những lần mâu thuẫn xảy ra trong gia đình họ Tăng, Giang Thái luôn bộc lộ tính cách thẳng thắn, bộc trực của mình nhƣng ngay cả tính cách đáng quý đó cũng không ngăn đƣợc anh ta trở thành một ngƣời đàn ông vô dụng...