Thông thƣờng, những nhân vật và sự kiện chính thƣờng đƣợc các nhà viết kịch đƣa ra sân khấu. Vì thế những nhân vật và sự kiện phía sau màn thƣờng đƣợc coi là những nhân vật làm nền và những sự kiện phụ, không quan trọng. Thế nhƣng trong tác phẩm Nhật xuất của Tào Ngu, nhân vật và sự kiện trung tâm lại bị đẩy ra sau màn. Đó là nhân vật Bát Kim và sự kiện ngân hàng Đại Phong bị phá sản. Chính sự kiện ngân hàng Đại Phong bị phá sản đã tác động trực tiếp đến cuộc sống của các nhân vật trong kịch, kéo theo sự biến đổi to lớn về tính cách cũng nhƣ số phận của họ. Từ những viên chức quèn nghèo rớt nhƣ Ký Tam đến những cổ đông bạc vạn nhƣ mụ Bát Cố, Trƣơng Georges, đến những ông chủ lớn giầu có, xa hoa nhƣ Phan Nguyệt Đình và ngƣời tình của họ. Thế nhƣng tác giả đã không miêu tả sự kiện đó xảy ra nhƣ thế nào, không đƣa sự kiện đó ra sân khấu làm tiêu điểm của xung đột để trực tiếp biểu hiện mà lại đẩy nó ra sau màn, biến nó thành nhân tố của bối cảnh để từ đó miêu tả những phản ứng tâm lý khác nhau của những con ngƣời khác nhau nhƣng cùng chia sẻ quyền lợi của mình với ngân hàng Đại Phong. Tƣơng tự nhƣ vậy, nhân vật Bát Kim không một lần xuất hiện trên sân khấu nhƣng do tác giả khéo vận dụng phƣơng pháp miêu tả khía cạnh và thông qua phản ứng của nhân vật trên sân khấu mà nhân vật này trở nên khá sinh động, cảm giác nhƣ có thể xuất
hiện bất cứ lúc nào trên sân khấu. Có thể nghe thấy các nhân vật trong kịch nhắc tới cái tên Bát Kim ở mọi lúc, mọi nơi. Trong lúc chơi cờ bạc, lúc gọi điện thoại làm ăn, lúc tán dóc, trong khách sạn, ở kỹ viện... "Ở đâu cũng có, Bát Kim nhiều lắm, to có, nhỏ có, vừa có, nó giống nhƣ những con rệp có ở xứ này". Có thể nói Bát Kim là đại diện của thế lực đen tối, xuyên suốt, bao trùm toàn bộ vở kịch.
Trong Nhật xuất, Tào Ngu còn xây dựng một nhóm nhân vật sau màn rất quan trọng nữa. Đó là những ngƣời công nhân đầm đất. Mặc dù chỉ nghe tiế ng hát của họ sau hậu trƣờng, nhƣng khán giả đã cảm thấy sức sống của một lực lƣợng xã hội mới đang vƣơn lên, đấu tranh cho một cuộc sống tốt lành hơn, công bằng hơn. Những nhân vật sau màn trong Nhật xuất khá thành công nhƣng đó mới chỉ là sự thành công về mặt nghệ thuật, bởi vì việc tác giả đƣa lên sân khấu hay để sau màn những con ngƣời và sự việc, bề ngoài dƣờng nhƣ chỉ là kết cấu tình tiết nhƣng thực tế đó lại là những vấn đề về chủ đề tƣ tƣởng. Kết cấu chỉ là một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tƣ tƣởng của tác giả và tác phẩm. Về mặt tƣ tƣởng, sự đẩy lùi hai lực lƣợng xã hội chủ yếu công nhân và tƣ sản ra phía sau hậu trƣờng thể hiện sự hạn chế trong thế giới quan sáng tác của tác giả. Bản thân Tào Ngu cũng từng nói rằng ông biết là mặt trời sẽ mọc lên, nhƣng mọc lên nhƣ thế nào thì ông vẫn chƣa biết!
Tào Ngu qua tác phẩm của mình đã tỏ rõ thái độ căm ghét hiện thực xã hội đen tối mà những thế lực nhƣ Bát Kim đang thao túng. Tuy nhiên ông chƣa miêu tả đƣợc rõ nét hình ảnh những ngƣời công nhân bởi lẽ ông chƣa thấy đƣợc và chƣa cọ xát với thực tế đấu tranh của giai cấp tiến bộ này. Tƣơng tự nhƣ thế, trong tác phẩm Lôi vũ, hình tƣợng ngƣời công nhân Lỗ Đại Hải đƣợc xây dựng trong sự ngợi ca, cổ vũ của tác giả song vẫn mang tính "khái niệm
hoá" chứ chƣa thật sinh động, chƣa có chiều sâu tâm lý hoặc nội hàm văn hoá tƣ tƣởng sâu sắc.
Nếu Nhật xuất sử dụng phƣơng pháp "làm nhạt hoá tiêu điểm" để xung đột kịch không bị hạn chế ở tình tiết và sự kiện mà đi sâu đƣợc vào tầng diện tinh thần của nhân vật thì trong Người Bắc Kinh, sự kiện trung tâm lại bị xoá bỏ hoàn toàn, tình tiết ly kỳ, gay cấn hầu nhƣ không có. Với phƣơng pháp này, nhân vật trong Người Bắc Kinh đƣợc miêu tả trong sự cọ xát, va đập với những sự việc vụn vặt của đời thƣờng. Thế nhƣng chính từ những sự việc bình thƣờng, không lớn lao đó mà xung đột lại nảy sinh hết sức gay gắt và đầy bất ngờ. Trong vở kịch, xung đột đƣợc bắt đầu từ việc nhà họ Đỗ đến nhà họ Tăng đòi nợ. Thế nhƣng đó không phải là tiêu điểm của xung đột mà chỉ là chất xúc tác, là giọt nƣớc làm tràn ly khiến cho mâu thuẫn nội bộ đã nảy sinh từ trƣớc trong gia đình họ Tăng trở nên gay gắt hơn. Sự kiện nhà họ Đỗ xiết nợ nhà họ Tăng bị đẩy lùi ra phía sau, làm nhân tố thúc đẩy và làm nền cho những xung dột xảy ra trong nhà họ Tăng. Tƣơng tự nhƣ vậy, những ngƣời bạn của Thuỵ Trinh cũng không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Họ chỉ đƣợc nhắc đến qua lời kể của Thuỵ Trinh với Tố Phƣơng, qua lời mắng nhiếc của mẹ chồng: “suốt ngày chơi bời, đàn đúm” và qua những cuốn sách mà họ đƣa cho cô đọc, những cuốn sách đã giúp cô mở mang đầu óc, tầm mắt và khiến cô quyết tâm ra đi tìm một cuộc sống đích thực, có ý nghĩa hơn. Những nhân vật và sự kiện sau màn có tác dụng làm cho kết cấu của vở kịch chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn và nó cũng giúp liên kết nhân vật, xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết trong tác phẩm.