HỆ THỐNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 50)

Giá trị thẩm mĩ cao nhất của tác phẩm văn học là hình tƣợng nghệ thuật. Thông qua hình tƣợng nghệ thuật, chủ đề tƣ tƣởng của tác phẩm mới đƣợc bộc lộ.

Nói nhƣ N.Pôgôđin: “Không thể viết đƣợc nếu chƣa tìm đƣợc cho mình những nhân vật hấp dẫn. Hoàn cảnh để dựng lên vở kịch là nhất thiết phải có, thiếu một hoàn cảnh phù hợp với chủ đề, vở kịch sẽ trở nên gƣợng gạo. Mà hoàn cảnh là do các nhân vật tạo nên” [39, 65]. Pôgôđin còn nói một cách hình tƣợng hơn rằng: “Tôi không thể hình dung là có thể tạo ra những tình tiết khi chƣa có nhân vật; làm sao mà có thể vẽ ra những con đƣờng và những chỗ rẽ của vở kịch sau đó tạo ra những nhân vật và bắt họ phải đi theo những con đƣờng và những chỗ rẽ ấy” [39, 67]. Điều này có nghĩa rằng, tình tiết và hành động trong kịch phải xuất phát từ bản chất nhân vật.

Vấn đề xây dựng hình tƣợng nhân vật là một trong những vấn đề quan trọng tạo nên phong cách và sắc thái của kịch Tào Ngu. Có thể nói rằng, tình tiết câu chuyện và sự phát triển xung đột trong các tác phẩm kịch của Tào Ngu đều không thể tách rời việc tạo dựng hình tƣợng nhân vật. Bởi vậy, xét từ một góc độ nào đó, sự thành công của kịch Tào Ngu chủ yếu là thành công về nghệ thuật xây dựng hình tƣợng nhân vật. Sinh thời, bản thân Tào Ngu đã từng nói rằng, trong sáng tác, nhân vật có trƣớc, sau đó mới có thể tiến hành cấu tứ và sắp đặt tình tiết. Ông đã tổng kết kinh nghiệm viết kịch bản nhƣ sau: "Khi viết kịch bản, điều cần phải tập trung suy nghĩ là cần phải suy nghĩ khắc hoạ nhân vật theo chủ đề, mà khắc hoạ nhân vật thì chủ yếu là khắc hoạ nội tâm, tƣ tƣởng và tình cảm của nhân vật" [66, 439].

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 50)