Hình tượng “những con người thừa”

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 59 - 63)

Khái niệm “những con ngƣời thừa" hay còn gọi là "những con ngƣời nhỏ bé" trong văn học thƣờng đƣợc dùng để chỉ những nhân vật đáng thƣơng, yếu đuối, không dám sống cho những khát vọng lớn lao. Bắt nguồn từ tác phẩm Nhật ký của con người thừa của Tuốcghênhép, "những con ngƣời thừa" đƣợc hiểu là những con ngƣời không hợp lƣu với xã hội thƣợng lƣu, xa rời ngƣời dân, không có cách gì thoát khỏi lập trƣờng của giai cấp quí tộc, sống không có mục đích, không có hành vi. Trong văn học thế giới từng có những mẫu hình nhân vật nhỏ bé nhƣ trong truyện ngắn và kịch của Tsêkhôp và Gôgôn. Đó là những con ngƣời không dám sống với những cảm xúc thực, không hƣớng tới đƣợc một lý tƣởng, lẽ sống cao xa mà chỉ lo sợ và quanh quẩn với những điều vụn vặt, tầm thƣờng của cuộc sống. Trong truyện ngắn của Tsêkhôp, đó là những con ngƣời đánh mất hết lòng kiêu hãnh và tự trọng, sống một cuộc sống vô vị, nặng nề, mệt nhọc. Nhân vật trong tác phẩm Người trong bao đã thốt lên rằng: "Chúng ta sống chui rúc ở thành phố này trong không khí ngột ngạt, chúng ta viết những thứ giấy tờ vô dụng, đánh bài đánh bạc...Chúng ta sống cả đời bên những kẻ vô công rồi nghề, mhững kẻ xui nguyên giục bị, những mụ đàn bà nhàn rỗi ngu si, chúng ta nói và nghe đủ thứ chuyện nhảm nhí, vô nghĩa..." [54.349].

Sinh thời, Tào Ngu cũng từng chịu ảnh hƣởng của Tsêkhôp. Ông tìm thấy trong các tác phẩm của văn hào nƣớc Nga sự day dứt, trăn trở về cuộc sống, về sự tẻ nhạt, vô vị, tầm thƣờng, những điều giết chết mọi cảm xúc đẹp đẽ của con ngƣời.

Trong các tác phẩm của Lỗ Tấn chúng ta cũng gặp những nhân vật nhỏ bé, "những con ngƣời thừa" nhƣ Khổng Ất Kỷ, Ngụy Liên Thù, Lã Vĩ Phủ...Bi kịch

của những con ngƣời này là họ đã luôn cảm thấy mình nhƣ "ngƣời thừa" trong xã hội, lạc lõng và cô độc trong chính cộng đồng của mình. Chính vì cái cảm giác "nhƣ thừa" không ai cần đến đó mà họ hoặc là sống buông xuôi hoặc là làm những điều tẻ nhạt, vô tích sự. Suốt ngày lang thang nơi quán rƣợu, Lã Vĩ Phủ nhận thấy cuộc đời mình thật tù túng nhƣng không biết phải thoát ra khỏi sự tù túng đó nhƣ thế nào. Anh thấy mình giống nhƣ con ruồi "bay quành một vòng bé tị, lại trở lại đậu vào chỗ cũ". Anh không biết phải làm gì "ngày mai đây làm gì cũng không biết, phút sắp đến cũng thế...". Bi kịch của Nguỵ Liên Thù và Lã Vĩ Phủ xuất phát từ xung đột giữa lý tƣởng và hiện thực. Những gì đang xảy ra trong hiện thực trái ngƣợc hẳn với những lý tƣởng và mộng ƣớc thời trai trẻ đã khiến họ thất vọng, chán chƣờng và sống vật vờ nhƣ những chiếc bóng trong cuộc đời!

Trong kịch Tào Ngu, đó là những con ngƣời mà trong sự phát triển của lịch sử đã bị vứt ra ngoài quỹ đạo bình thƣờng, trở thành những con ngƣời ngoài lề, lạc lõng với thế giới xung quanh. Các nhân vật "ngƣời thừa" thƣờng là những trí thức, những thanh niên có tƣ tƣởng tiến bộ. Đó là các nhân vật Văn Thanh, Giang Thái, Văn Thái, Chu Bình, Trần Bạch Lộ...

Nhân vật Văn Thanh trong Người Bắc Kinh đƣợc nuông chiều từ nhỏ, lớn lên lấy vợ, có con, rồi có dâu, có rể nhƣng “vẫn để cho ngƣời ta cảm thấy rằng, đó là một ngƣời trì trệ, biếng nhác. Lƣời cử động, lƣời nghĩ, lƣời nói, lƣời đi, lƣời dậy, lƣời giao dịch, ngại làm bất cứ một việc gì lớn, phải hao công tốn sức. Bao nhiêu chán chƣờng, thất vọng trong cuộc sống làm cho chàng ngại thổ lộ những nỗi khổ trong lòng, đến nỗi không buồn thấy rằng mình còn có cảm giác, đến nỗi có thể khiến cho ngƣời có óc nhận xét thấy rằng đây là một cái vỏ rỗng của sự sống” [35, 31]. Anh đã để cho “nửa đời ngƣời trôi qua trong cảnh nhàn hạ trống rỗng” [35, 31], hết đánh cờ, làm thơ, vẽ tranh, rồi lại thả diều, thƣởng trà, chơi chim...Chỉ đến khi gặp tình yêu của Tố Phƣơng, cuộc sống của anh mới trở nên có ý nghĩa đôi

chút. Nhƣng con ngƣời yếu đuối và trì trệ đó không đủ ý chí và sức mạnh để bảo vệ tình yêu, anh “để cho ngƣời ấy từ đứa trẻ nhỏ lớn lên thành cô thiếu nữ, rồi từ cô thiếu nữ thành cô gái già, khác nào để một bông hoa héo đi, tàn đi, anh ấy cam lòng chịu khổ, để ngƣời kia cũng phải khổ...” [35, 104]. Cuộc sống vô vị, nhàn rỗi bên một bà vợ cay nghiệt, lắm điều đã khiến Văn Thanh tìm cách thoát ra khỏi nó, thế nhƣng cuộc đời nhiều sóng gió ngoài kia lại khiến anh sợ hãi mà quay trở về, tự cảm thấy bất lực và tuyệt vọng. Bi kịch cuối cùng rồi cũng phải xảy ra, Văn Thanh tìm đến cái chết nhƣ một sự chấm dứt những đau khổ, dằn vặt của cuộc đời.

Nhân vật Giang Thái sau nhiều năm du học ở Tây trở về, sự nghiệp mà anh muốn gây dựng cũng chỉ là cái bếp và chảo xà phòng bị xếp xó trong nhà kho. Sự bất mãn với cuộc đời khiến Giang Thái trở thành ngƣời bẳn gắt, buồn bực. Văn Thanh nhận xét: “Chú ấy cũng giống tôi, tôi thì không nói năng gì, mà cả đời cũng chẳng làm gì; chú ấy thì mồm miệng ghê gớm lắm, nhƣng suốt đời cũng không làm gì sốt” [35, 99 - 100]. Bi kịch của Văn Thanh và Giang Thái xuất phát từ chỗ chính họ cũng nhận thức đƣợc hoàn cảnh mà họ đang sống nhƣng lại không thể làm gì, không biết làm gì để thoát ra: “Ông xem chúng tôi sống những ngày nhƣ thế nào? Suốt ngày ngao ngán, nếu không suốt ngày điều nọ tiếng kia, thì cũng suốt ngày buồn vì cái chết, buồn vì cái sống, buồn vì sự nghiệp của mình không phát triển, buồn vì tinh thần không có lối thoát, buồn vì sống mà không có cơm ăn, buồn vì chết không có tấm áo quan, cả ngày hy vọng, hy vọng, mà không bao giờ có hy vọng...” [35, 103 - 104] ... Điều duy nhất mà họ có thể làm và làm đƣợc là: “Chúng tôi chỉ biết có thở dài, mơ ƣớc, buồn rầu, sống là chỉ để làm phí cơm của những ngƣời hữu ích, chúng tôi là ngƣời sống mà chết, ngƣời chết mà sống, ngƣời sống đã chết” [35, 105 - 106].

Trong Lôi vũ, nhân vật Chu Bình là một thanh niên nhu nhƣợc và tẻ nhạt, sống nhƣ một loài “ký sinh trùng” trong xã hội. Anh ta kéo lê cuộc đời mình trong

sự vô nghĩa, không mục đích, không khát vọng lớn lao. Việc xếp nhân vật Chu Bình vào mục hình tƣợng những “con ngƣời thừa” có thể chƣa đƣợc chính xác lắm, nhƣng điểm chung giữa nhân vật này với những “con ngƣời thừa” là ở chỗ họ đều là những trí thức và đều “vô dụng” trong cuộc đời.

"Bầu trời của những con ngƣời thừa rất nhỏ bé, tập quán, mọi loại phƣơng thức mà họ quen sống là thứ gông xiềng thật nhẫn tâm, khiến cho họ dù có yêu thích tự do đến đâu đi nữa, có mong mỏi sự hy sinh vĩ đại cho tình yêu nhƣ thế nào đi nữa cũng khó mà thoát ra khỏi cái lồng cuộc sống nhỏ hẹp" [60, 258]. Luân lý, đạo đức truyền thống và cuộc sống tẻ nhạt đè nặng lên cuộc sống tinh thần của họ, giết chết cá tính của họ. Thế giới nội tâm của họ trở nên trống rỗng, câm lặng. Mối quan hệ của "nhân vật ngƣời thừa" với thế giới bên ngoài rất lỏng lẻo. Họ không hoà nhập đƣợc với cộng đồng, thấy mọi con ngƣời, mọi sự việc xung quanh đều chống lại mình hoặc xa lạ đối với mình. Và vì thế họ quay về với thế giới riêng tƣ trong tâm hồn mình, gặm nhấm những nỗi đau của bản thân và những nỗi đau nhân tình thế thái. Có thể nói: "thiếu cá tính chính là cá tính của họ, xa lánh xã hội chính là tính xã hội của họ" [60, 258]. Mâu thuẫn giữa "những con ngƣời thừa" với hoàn cảnh xã hội thƣờng nảy sinh từ thái độ không chấp nhận hiện thực của họ. Các nhân vật nhƣ Trần Bạch Lộ, Văn Thanh, Giang Thái... đều nhìn thấy trong cái thực tại mà họ đang sống, sự hoành hành của những điều xấu xa, ghê tởm khiến họ không thể dung hoà đƣợc với hiện thực. Có thể nói, thông qua hình tƣợng "những con ngƣời thừa", Tào Ngu muốn đặt câu hỏi về mục đích và ý nghĩa tồn tại của con ngƣời.

Có ngƣời cho rằng, kịch Tào Ngu thiếu những sự kiện thời đại quan trọng, chƣa miêu tả đƣợc chiều sâu lịch sử và bối cảnh xã hội rộng lớn. Nhƣng thực ra, kịch Tào Ngu chủ yếu đi sâu khai thác cuộc sống tinh thần đầy mâu thuẫn, phức tạp của nhân vật. Chiều sâu tâm lý của các nhân vật trong kịch Tào Ngu "chở nặng

toàn bộ vấn đề của văn hoá thị dân Trung Quốc" [60, 258]. Trong thế giới nội tâm của nhân vật kịch Tào Ngu, ngƣời ta vẫn thấy bóng dáng, sự phản chiếu và những tác động của thời cuộc đối với cuộc sống con ngƣời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)