So với hý kịch truyền thống trƣớc đây, kịch hiện đại phong phú hơn hẳn về mặt nội dung bởi nó mở rộng phạm vi đề tài và đề cập đến mọi chủ đề trong cuộc sống. Nếu nhƣ trƣớc kia hý kịch truyền thống chỉ đƣa hình tƣợng khanh tƣớng, công hầu và vua quan lên sân khấu và chỉ tập trung vào một số chủ đề và đề tài nhất định thì kịch hiện đại đã chú trọng miêu tả cả số phận của những con ngƣời nhỏ bé, bình thƣờng trong xã hội. Trong kịch Tào Ngu, đó là số phận của những cô gái điếm suốt ngày bị đánh đập, những anh nhân viên bàn giấy hèn mọn, những ngƣời phụ nữ bị chiếm đoạt cả thân xác lẫn cuộc đời... Nếu nhƣ trƣớc kia, tƣ tƣởng trung quân của chế độ phong kiến chuyên chế chi phối chủ đề tƣ tƣởng của hý kịch truyền thống thì bây giờ trong kịch hiện đại xuất hiện những chủ đề tƣ tƣởng mới lạ mang ý nghĩa thời đại sâu sắc. Trong các tác phẩm của Tào Ngu đó là chủ đề về giải phóng phụ nữ, giải phóng cá tính con ngƣời, chủ đề về tự do hôn nhân, về quyền bình đẳng nam nữ... Những chủ đề này đã khiến cho kịch Tào Ngu cuốn hút đƣợc độc giả và khán giả, bởi họ tìm thấy trong đó những vấn đề thiết thực của xã hội và thời đại mà mình đang sống.
1.2.1.1. Chủ đề chính trị xã hội và văn hoá tư tưởng
Hầu hết các tác phẩm của Tào Ngu đều mang tính hiện thực phê phán sâu sắc. Tác giả thông qua những bi kịch gia đình và bi kịch của số phận con ngƣời để vạch trần và phê phán một cách sâu sắc sự thối nát và tội ác của chế độ gia đình phong kiến và giai cấp tƣ sản, đặc biệt là sự chuyên chế gia trƣởng và sự độc đoán, giả dối. Điển hình cho đặc điểm này là hình tƣợng nhân vật Chu Phác Viên trong Lôi vũ. Hắn là đại diện cho kẻ áp bức và nô dịch đối lập với Chu Phác Viên là các nhân vật Phồn Y, Thị Bình. Họ là đại diện của những ngƣời bị áp bức, bị nô dịch. Bày tỏ sự thông cảm đối với các nhân vật nữ này, Tào Ngu cũng đồng thời đặt ra vấn đề phải đập tan chế độ gia đình phong kiến chuyên chế và xây dựng một chế độ gia đình mới, xây dựng những quan hệ xã hội mới lành mạnh hơn, giàu tình ngƣời hơn để mỗi thành viên của gia đình và xã hội đều đƣợc tự do và có quyền thực hiện những khát vọng của mình. Đây là một sự gợi mở quan trọng về vấn đề chính trị xã hội mà tác phẩm Lôi vũ đem tới cho độc giả.
Thông thƣờng mà nói, chế độ xã hội, thể chế chính trị thì dễ thay đổi nhƣng văn hoá tƣ tƣởng truyền thống của chế độ xã hội và thể chế chính trị đó thì lại không thể thay đổi ngay đƣợc ngay cả khi chế độ và thể chế đó đã thay đổi. Văn hoá tƣ tƣởng thƣờng tồn tại lâu dài trong ý thức của con ngƣời. Các tác phẩm của Tào Ngu cho thấy một điều: đối với những kiểu ngƣời nhƣ Chu Phác Viên thậm chí kể cả đối với Thị Bình và Tứ Phƣợng thì cái ảnh hƣởng sâu sắc đến họ không phải là chế độ mà là văn hoá tƣ tƣởng. Từ ý nghĩa đó, có thể nói chủ đề văn hoá tƣ tƣởng của Lôi vũ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó cho thấy quan niệm gia đình cao nhất chính là sự dị hoá của cá tính và nhân tính. Một mặt quan niệm gia đình đã khiến cho tình yêu thiêng liêng phải phục tùng quan hệ gia đình một cách vô điều kiện. Mặt khác, nó nuôi dƣỡng cá tính chuyên chế hoặc dẫn đến tính cách nhu nhƣợc.
Trong tác phẩm Lôi vũ, mô thức văn hoá thẩm mỹ “mẹ tốt, vợ hiền” cũng tác động đến sự phát triển tính cách của các nhân vật. Cả ba cha con Chu Phác Viên, Chu Bình và Chu Xung tuy khác nhau về nhiều mặt nhƣng lại có một điểm giống nhau, đó là mô thức lý tƣởng để chọn vợ của họ đều là “vợ hiền, mẹ tốt” theo đúng mỹ đức truyền thống và có tính cách phục tùng. Vì thế ngƣời phụ nữ mà họ lựa chọn hoặc là Thị Bình, hoặc là Tứ Phƣợng chứ không phải là Phồn Y, ngƣời phụ nữ có ý thức cá tính và tinh thần phản kháng mạnh mẽ.
Một điều nữa cần nhắc đến trong Lôi vũ đó là tác giả đã phê phán thói hƣ danh. Cả Thị Bình và Tứ Phƣợng đều là những ngƣời chính trực, lƣơng thiện và thuần khiết nhƣng họ đều cùng yêu những anh chàng công tử hoàn toàn không xứng đáng. Nhƣng họ không oán, không hối, yêu vô điều kiện cho nên Lỗ Đại Hải khi nhìn nhận đƣợc vấn đề này đã nói với Chu Xung: "Các anh thuộc thế giới giàu có, cô ta (chỉ Tứ Phƣợng) nhìn cao lên một chút và cô ta cũng sẽ nhận đƣợc thêm một chút phiền não".
Anh còn bảo với Tứ Phƣợng rằng "cô thật là loại hồ đồ". Xét từ góc độ văn hoá tƣ tƣởng, Lôi vũ phản ánh một cách sâu sắc tính chất nguy hại của văn hoá tƣ tƣởng phong kiến của Trung Quốc.
Trong Người Bắc Kinh, bên cạnh sự tiếp nối chủ đề tƣ tƣởng của Lôi vũ là phản ánh tấn bi kịch của một gia đình phong kiến trên bƣớc đƣờng suy vong, còn có một chủ đề tƣ tƣởng nữa đƣợc thể hiện song song. Đó là cuộc đấu tranh giữa văn hoá mới và cũ, cụ thể là trong vấn đề hôn nhân, luyến ái. Đƣợc đặt trong một bối cảnh văn hoá, nơi mà đạo đức luân lý cũ đã ăn sâu vào tiềm ý thức, các nhân vật của Tào Ngu nhƣ Tố Phƣơng, Văn Thanh, Thụy Trinh, Giang Thái... phải trải qua một cuộc đấu tranh tinh thần gay go, quyết liệt trƣớc khi có thể thoát ra khỏi sự ràng buộc của trật tự ý thức cũ, cho dù sự thoát ra đó với ngƣời này là sự ra đi, với ngƣời kia là cái chết... Với Người Bắc Kinh, Tào Ngu đã đƣa vấn đề mang tính
văn hoá tƣ tƣởng của cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa thiện và ác, giữa luân lý đạo đức và tâm lý ...đi vào chiều sâu nội tâm của nhân vật, từ đó mở ra cho kịch hiện đại Trung Quốc con đƣờng tâm lý hiện thực chủ nghĩa.
1.2.1.2. Chủ đề về số phận người phụ nữ
Chủ đề này thƣờng gắn với chủ đề tố cáo sự hà khắc, chuyên chế của lễ giáo phong kiến và đạo đức luân lý cũ. Đây không phải là một chủ đề mới trong văn học Trung Quốc hiện đại. Trƣớc Tào Ngu đã từng có một số tác giả đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn nhƣ nhà văn Hồ Thích với tác phẩm Việc lớn trong đời người (Chung thân đại sự), Âu Dƣơng Dữ Sảnh với tác phẩm Người đàn bà đanh đá,
Điền Hán với Đêm bắt được hổ, Trần Đại Bi với U Lan nữ sĩ... Trong số các tác phẩm này, Việc lớn trong đời người và Người đàn bà đanh đá là hai tác phẩm đã xây dựng đƣợc hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong mối xung đột với gia đình và lễ giáo phong kiến. Đây là những tác phẩm có nội dung hiện thực sâu sắc, song hình tƣợng ngƣời phụ nữ chƣa phải là đặc sắc. Tác phẩm của Điền Hán tuy xây dựng đƣợc hình tƣợng một cô gái nông thôn trong bi kịch ai oán có sức cảm hoá tƣơng đối mạnh, song câu chuyện lại mang màu sắc truyền kỳ nên đã làm yếu đi ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Tác phẩm của Trần Đại Bi thì quá thiên về giáo huấn, răn dạy nên không chú ý miêu tả hình tƣợng nhân vật cho rõ nét, chân thực...
Trong kịch của Tào Ngu, vấn đề số phận ngƣời phụ nữ đƣợc đặt ra một cách có ý thức và đƣợc giải quyết rất thấu đáo, tràn đầy sự thƣơng cảm và trân trọng. Lấy ví dụ nhƣ nhân vật Phồn Y khi mới ra đời đã bị không ít ngƣời đọc, ngƣời xem khinh rẻ, căm ghét bởi dục vọng cuồng nhiệt và sự thèm khát tình yêu. (Trong văn học cổ Trung Quốc, nhân vật Phan Kim Liên trong Thuỷ Hử từng bị coi là ngƣời phụ nữ lăng loàn, thiếu chung thuỷ. Song ngày nay đã có nhiều ý kiến đánh giá lại cách nhìn nhận hình tƣợng nữ nhân vật này một cách khách quan và nhân bản hơn. Trong văn học Việt Nam cũng có mẫu nhân vật bị nhiều hắt hủi nhƣ thế,
đó là Thị Mầu. Thị Mầu luôn bị nhìn nhận là một ngƣời phụ nữ lẳng lơ, nông nổi. Song bây giờ không ít nhà văn, nhà thơ lại ca ngợi, bênh vực và miêu tả Thị Mầu nhƣ một ngƣời phụ nữ dám sống, dám yêu). Sự khinh rẻ và căm ghét nhân vật Phồn Y có lẽ xuất phát từ góc độ đạo đức, luân lý truyền thống. Một ngƣời phụ nữ dám chủ động đòi hỏi tình yêu từ ngƣời đàn ông, hơn nữa ngƣời đàn ông đó lại là con riêng của chồng thì nhất quyết không thể là một ngƣời phụ nữ tốt rồi. Song nếu thử đặt Phồn Y vào hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá mà cô ta đang sống để lý giải sẽ thấy đƣợc sự phát triển trong tính cách và diễn biến tâm lý của Phồn Y đầy phức tạp, và sẽ thấy ngƣời phụ nữ này đáng thƣơng chứ không phải là đáng ghét.
Có thể nói, thông qua nhân vật Phồn Y, Tào Ngu muốn đặt vấn đề về sự giải phóng con ngƣời trong đó có ngƣời phụ nữ. Ở vào thời điểm những năm đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc vẫn còn đang chìm đắm trong chiến tranh và sự mê muội, khi xã hội vẫn còn đầy rẫy những tàn dƣ hủ bại của chế độ phong kiến thì vấn đề về sự giải phóng phụ nữ vẫn còn là một vấn đề hết sức khó khăn. Vì thế nhân vật Phồn Y xét về một khía cạnh nào đó là nhân vật có ý nghĩa tiến bộ và tích cực đối với phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào giành tự do dân chủ đã đƣợc khởi xƣớng từ thời Ngũ Tứ.
Nếu nhƣ thông qua số phận của các nhân vật Phồn Y, Thị Bình, Tứ Phƣợng, Tào Ngu muốn tố cáo sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến và sự chuyên chế của gia đình phong kiến đã giết chết những tình cảm và khát vọng cao đẹp của con ngƣời, thì trong tác phẩm Nhật xuất, qua số phận của Trần Bạch Lộ và Thuý Hỷ ông lại muốn phê phán tệ nạn mãi dâm đã huỷ hoại nhân cách và cuộc đời của ngƣời phụ nữ. Thông qua số phận của các cô gái điếm, tác giả muốn vạch trần sự thối nát đến cùng cực của xã hội Trung Quốc những năm 20 và 30 của thế kỷ trƣớc. Trong tác phẩm Nhật xuất, xã hội đô thị Trung Quốc đƣợc miêu tả nhƣ một
“xã hội kim tiền” trong đó mọi luân lý, đạo đức đều bị đồng tiền chi phối. Những ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của Tào Ngu bị cuốn phăng vào vòng xoáy của “xã hội kim tiền” đó. Song, trong sự đau đớn, ê chề và nhục nhã, ở họ vẫn toả ra chút ánh sáng của sự lƣơng thiện, muốn cứu giúp những kẻ yếu đuối sắp rơi vào cảnh ngộ nhƣ mình.
Trong Người Bắc Kinh, hình ảnh cô thiếu nữ mƣời tám tuổi Thụy Trinh "bị đẩy ra khỏi sự hồn nhiên, thơ dại của ngƣời thiếu nữ, đột nhiên biến thành một ngƣời đàn bà đứng tuổi đầy ƣu phiền" [35, 51] mang ý nghĩa tố cáo chế độ hôn nhân phong kiến và những khuôn phép phiền toái của lễ giáo phong kiến.
Có thể nói chính nhờ những hình tƣợng phụ nữ với số phận đau thƣơng, bất hạnh đó mà chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về xã hội Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ 20. Bởi luôn là nạn nhân của mọi sự bất công trong xã hội, nạn nhân của chính sự bất bình đẳng trong gia đình, của những ràng buộc của lễ giáo và tập tục do gia đình và xã hội chuyên chế đặt ra, nên số phận của những ngƣời phụ nữ luôn có sức cảm hoá và tố cáo mạnh mẽ nhất. Nhìn vào một gia đình, thấy vai trò của ngƣời phụ nữ có đƣợc đề cao hay không là biết gia đình đó có sự bình đẳng hay không, nhìn vào một xã hội thấy vị trí của ngƣời phụ nữ có đƣợc tôn trọng hay không là biết xã hội đó có tiến bộ hay không.
Miêu tả số phận ngƣời phụ nữ và đặt ra vấn đề giải phóng phụ nữ trong tác phẩm của mình, Tào Ngu muốn bày tỏ mối căm hờn đối với hiện tại và hy vọng đƣợc thấy ánh sáng mặt trời, thấy một xã hội mới công bằng và tốt đẹp hơn. "Tôi muốn thấy đất bằng nổi sấm sét, đạp bằng tất cả mọi thứ trên mặt đất, làm cho lục địa chìm xuống biển sâu"(Lời bạt của Nhật xuất).
1.2.2. Cảm hứng nhân đạo trong kịch Tào Ngu
Cảm hứng nhân đạo là một trong số các kiểu loại cảm hứng chủ đạo trong văn học. Cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tƣ tƣởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới đƣợc mô tả. Theo nghĩa này, cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tƣ tƣởng của tác phẩm. Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội dung tác phẩm. Đây là cái mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong tác phẩm [7, 32].
Kịch Tào Ngu mà tiêu biểu là Lôi vũ, Nhật xuất, Người Bắc Kinh, Nguyên dã... có thể coi là những tác phẩm kinh điển của kịch hiện đại Trung Quốc. Ngoài những giá trị về nội dung hiện thực, kịch Tào Ngu còn đem đến cho kịch hiện đại Trung Quốc những tri thức và quy tắc cơ bản của nghệ thuật viết kịch phƣơng Tây, góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá của thể loại văn học mới hình thành này. So với kịch truyền thống, kịch hiện đại Trung Quốc đã có sự khác biệt hơn hẳn về tri thức và quy phạm, phù hợp hơn với sự thay đổi và phát triển của xã hội và thời đại. Sự sản sinh những giá trị xã hội và giá trị nghệ thuật đó của kịch hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20 có công lao đóng góp to lớn của nhà soạn kịch Tào Ngu. Tuy nhiên sức sống lâu dài của kịch Tào Ngu không phải chỉ vì nó đã miêu tả sâu sắc hiện thực xã hội Trung Quốc với những đấu tranh và áp bức giai cấp mà còn bởi vì nó phản ánh sự cảm thông, lòng yêu thƣơng của tác giả đối với những con ngƣời nhỏ bé, bất hạnh và yếu đuối trong xã hội đầy bất công, áp bức, từ đó thể hiện tấm lòng nhân đạo rộng mở của ông. Nói nhƣ vậy có nghĩa là chúng ta lại công nhận một đóng góp nữa của Tào Ngu đối với kịch hiện đaị Trung Quốc, đó là chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Chính tình cảm nhân đạo bộc lộ trong tác phẩm nghệ
thuật đã đánh thức những điều cao cả, tốt đẹp trong con ngƣời và khiến cho tác phẩm nghệ thuật ấy trƣờng tồn với thời gian.
Thông thƣờng, tính nhân bản của một tác phẩm nghệ thuật bộc lộ ở việc bênh vực và ngợi ca con ngƣời, đấu tranh cho lẽ phải, sự công bằng và cái đẹp. Đôtxtôiepxki từng nói: “Cái đẹp cứu chuộc thế giới!”, và chính vì luôn đấu tranh cho cái đẹp, kể cả khi miêu tả trực diện những cái xấu xa, tàn ác, các tác phẩm của Đôt đã trở thành bất tử và luôn giữ nguyên giá trị nhân bản của nó qua mọi thời đại.
Cũng nhƣ Đôtxtôiepxki, các tác phẩm của Tào Ngu tập trung miêu tả cuộc sống đen tối của xã hội Trung Quốc những thập niên đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, miêu tả sự đen tối không phải để đem đến sự bi quan, chán nản cho con ngƣời mà để cất lên tiếng nói đấu tranh cho một cuộc sống mới, một xã hội mới tốt đẹp hơn.