Thời gian và không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 108)

Thời gian và không gian nghệ thuật là hai yếu tố quan trọng của nghệ thuật kết cấu."Ngay từ buổi đầu ra đời, kịch đã vấp phải một mâu thuẫn vốn có, đã phải giải quyết một vấn đề vốn có do chính bản thân đời sống và đặc

trƣng nghệ thuật của kịch đặt ra là mâu thuẫn giữa tính vô hạn của đời sống và tính có hạn của kịch, là vấn đề không gian và thời gian trong kịch. Giải quyết không gian, thời gian kịch, đó là vấn đề đeo đuổi của nghệ thuật kịch, nghệ thuật sân khấu bao đời nay" [49, 24].

Nếu đem so sánh với ca kịch truyền thống Trung Quốc, kịch hiện đại chịu những hạn chế rất lớn về không gian cũng nhƣ thời gian. Khác với kịch nói hiện đại thƣờng dùng phƣơng pháp tả thực để miêu tả cuộc sống, ca kịch truyền thống là loại hình nghệ thuật nghiêng về tả ý. Sân khấu ca kịch truyền thống mang tính ƣớc lệ, tƣợng trƣng, không cần bố cảnh phông màn, vì thế nhà biên kịch khá tự do trong việc xử lý nội dung vở kịch, có thể căn cứ vào trình tự tự nhiên của sự phát triển xung đột để thể hiện câu chuyện từ đầu đến cuối. Diễn viên trong ca kịch truyền thống thƣờng sử dụng những trình thức biểu diễn cách điệu có tính cƣờng điệu cao để miêu tả tình huống kịch. Vì thế, phạm vi của không gian và thời gian đƣợc mở rộng rất nhiều. Chẳng hạn, chỉ với một chiếc roi tre trong tay ngƣời diễn viên khi thì nó là một con ngựa đang phi nƣớc đại, khi nó lại là một mái chèo khua nƣớc... Mai Lan Phƣơng, nghệ sĩ kinh kịch nổi tiếng của Trung Quốc, đã từng nói: "Ngƣời nghệ sĩ có ở bản thân tất cả mọi đạo cụ mà anh ta cần đến!".

Nếu nhƣ kịch cổ điển Phƣơng Tây bị quy định ngặt nghèo bởi luật "tam duy nhất" (địa điểm duy nhất, hành động kịch duy nhất và gói gọn trong một ngày) thì trong ca kịch truyền thống, sự việc có thể diễn ra trong một khoảng thời gian dài, ở nhiều địa điểm khác nhau. Chính sự mở rộng không gian và thời gian của vở kịch khiến cho kết cấu của các vở hý kịch thƣờng rất dài. Đôi khi những sự việc đã đƣợc diễn ở các lớp trƣớc không cần thiết phải trần thuật lại thì ở các màn sau vẫn đƣợc kể lại một cách tóm tắt. Chẳng hạn nhƣ trong vở tạp kịch Triệu Thị Cô Nhi của nhà soạn kịch Kỷ Quân Tƣờng (thời

Nguyên), câu chuyện báo thù của Triệu Thị Cô Nhi đối với tên gian thần Đồ Ngạn Giả kéo dài suốt hai mƣơi năm đƣợc lần lƣợt kể lại từ phần mở đầu đến

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 108)