“Ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con ngƣời, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hoá nhân vật” [41, 135]. Khi bàn về ngôn ngữ nhân vật, Bakhtine nói đến ngôn ngữ của cử chỉ, nét mặt, con mắt, nếp nhăn và nhất là lời nói, là đối thoại. "Ngôn ngữ nhân vật có thể biểu đạt những trạng thái tinh thần, những cuộc va chạm hệ tƣ tƣởng, những câu chuyện đã xảy ra, những ƣớc mơ". Nói nhƣ nhà văn M. Gorky: “Các nhân vật kịch hình thành là do những lời lẽ của họ, và tuyệt đối chỉ do những lời lẽ ấy mà thôi! Nghĩa là tác giả xây dựng nhân vật bằng ngôn ngữ hội thoại chứ không phải bằng ngôn ngữ miêu tả" [41, 208]. Kịch trƣớc hết là đối thoại chứ không phải độc thoại, đối thoại trong kịch mang tính chất xung đột gay gắt. "Sự sống đích thực của nhân cách chỉ có thể biểu hiện bằng cách thâm nhập vào nó dƣới dạng đối thoại, một sự đối thoại mà cá nhân tự nó sẽ bộc lộ bản thân một cách tự do để đáp lại" [4,
49]. Trong khi đối thoại với nhau, các nhân vật bộc lộ tính cách và quan điểm nhân sinh. Dùng ngôn ngữ để thể hiện tính cách nhân vật là một trong những thủ pháp nghệ thuật thƣờng đƣợc các nhà văn sử dụng.
Trong tác phẩm Nhật xuất của Tào Ngu, ngƣời ta không thể không nhớ nhân vật chủ nhà băng Phan Nguyệt Đình. Chỉ qua một câu nói, tính cách tham tiền, coi trọng đồng tiền của y bộc lộ hết sức rõ ràng: "Ngƣời ta thế nào cũng phải có tiền. Không có tiền thì không nên sống làm gì, nghèo là phạm tội, không bằng chết đi cho xong" [36, 181].Trong câu nói này của Phan Nguyệt Đình còn bộc lộ cả sự tàn nhẫn và lạnh lùng của một tên tƣ sản đang lên.
Chính bởi cái quan niệm "nghèo là phạm tội" mà những kẻ nhƣ Phan Nguyệt Đình và Lý Thạch Thanh đã đẩy Ký Tam đến chỗ chết. Hãy nghe giọng lƣỡi của Lý Thạch Thanh khi nói với Ký Tam:
Hay nhỉ! Anh không có cơm ăn, anh lại còn giữ thể diện. Bảo anh đi kéo xe, anh bảo là không có sức, không kéo đƣợc; bảo anh đi ăn cắp, anh lại không có gan, anh không dám làm. Anh đầy cả một bụng những gì gì, nào là lƣơng tâm, là có trời đất, là nhân nghĩa đạo đức! Anh định yên thƣờng thủ phận nhờ cái trung hậu thật thà để nuôi vợ, nuôi con; nhƣng mà anh nuôi một con vợ anh cũng có xong cóc đâu nào! Thật anh là thứ ngƣời bỏ đi, thế mà anh định nuôi cả một đàn con, thì anh làm thế nào? Tôi nói thực cùng anh này, cái thế giới này không phải là cái thế giới xếp đặt ra để cho hạng ngƣời nhƣ anh ở đâu![36, 125].
Rồi hắn chỉ tay ra cửa và khuyên Ký Tam tội nghiệp nhảy từ toà lầu mƣời ba tầng xuống mà chết đi cho rồi. Giọng điệu tỉnh bơ, lạnh lùng của Lý Thạch Thanh cho thấy sự chết lụi của tình ngƣời trong cái xã hội kim tiền Trung Quốc nửa đầu thế kỷ 20!
Trong khi sử dụng ngôn ngữ để khắc hoạ tính cách nhân vật, Tào Ngu thƣờng hay sử dụng thủ pháp nghệ thuật "tiềm đài từ", có nghĩa là đối thoại của các nhân vật luôn luôn có hai lớp nghĩa: lớp bên ngoài là những gì nhân vật nói ra và lớp nghĩa bên trong là những gì nhân vật suy nghĩ. Ví dụ nhƣ trong vở Lôi vũ đoạn đối thoại giữa Chu Phác Viên và Thị Bình chứa đựng rất nhiều ẩn ý mà qua đó ngƣời ta càng thấy rõ tính cách lạnh lùng của Chu Phác Viên. Khi nhìn thấy Thị Bình trong nhà mình sau ba mƣơi năm không gặp mặt, đầu tiên Chu Phác Viên hỏi: "Bà đến đây làm gì?" (ý ông ta muốn hỏi rằng: "Bà đến để đòi tiền phải không?"). Sau đó ông ta lại nói:"Chuyện cũ đã ba mƣơi năm trời rồi, bà còn tìm đƣợc đƣờng tới đây" (Vậy bà muốn gì?). Cuối cùng ông ta nói: "Thế tốt rồi. Vậy bây giờ chúng ta có thể nói rõ một chút đƣợc không?" (Nói rõ mục đích, yêu cầu của bà đi, bà cần bao nhiêu tiền?) [34, 110].
Tƣơng tự nhƣ thế, trong đoạn đối thoại giữa Phồn Y và Tứ Phƣợng, "tiềm đài từ" cũng đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả. Phồn Y muốn thông qua Tứ Phƣợng để hỏi về Chu Bình nhƣng lại sợ để lộ ra mối quan hệ bất chính giữa mình với Chu Bình nên lời thoại cứ lửng lơ, mập mờ:
Phồn Y - Anh ấy bây giờ còn ngủ chƣa dậy kia à? Phƣợng - Ai kia ạ?
Phồn Y - À!... (không ngờ Phượng hỏi lại như vậy. Vội vã nói nốt) Anh Cả ấy mà.
Phƣợng - Con không biết mà!
Phồn Y - (liếc nhìn Phượng) Thế à?
Phƣợng - Vâng. Con không hề thấy anh ấy.
Phồn Y - Tối hôm qua, đến mấy giờ anh ấy mới về nhỉ?
Phƣợng - (đỏ mặt) Thƣa bà, tối nào con cũng về nhà ngủ, con có biết đâu. Phồn Y - (bị động) Ừ nhỉ! Hôm nào mày cũng về nhà ngủ kia mà! (thấy mình nhỡ nhời) Nhƣng Phƣợng này, ông ở trên mỏ về, chẳng có
ai hầu hạ mà hôm nào mày cũng về nhà nhƣ vậy thì thế nào cho tiện. [34, 47 - 48]
...
Cứ nhƣ thế, một ngƣời dò hỏi, một ngƣời dấu giếm. Qua lớp kịch này có thể thấy sự tài tình, khéo léo của Tào Ngu trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
Trong Người Bắc Kinh, nhân vật Tƣ Ý đƣợc xây dựng khá thành công với ngôn ngữ đƣợc “tính cách hoá” cao độ. Lời thoại của nhân vật này thƣờng rất dài, thể hiện tính cách ngoa ngoắt, lắm điều. Bà ta nói luôn mồm, không ai có thể nói xen vào đƣợc. Nếu không đay nghiến thì cũng ám chỉ, cạnh khoé. Nhƣng điều đáng sợ ở Tƣ Ý không phải ở những lời nói bên ngoài mà ở tâm địa gian xảo, thâm hiểm, “ngoài nói một đằng, trong nghĩ một nẻo” của bà ta. Với nhân vật này, Tào Ngu cũng thƣờng sử dụng "tiềm đài từ" trong lời thoại. Khi biết Tố Phƣơng vẽ tranh tặng chồng mình, Tƣ Ý trƣớc mặt Văn Thanh vẫn tƣơi cƣời tỏ ý khen ngợi, thán phục tài năng của Tố Phƣơng nhƣng trong khi miệng cƣời nói, ánh mắt lại ánh lên vẻ nham hiểm: “Tôi ấy à, tôi ƣớc ao từ lâu đƣợc đôi tay khéo léo nhƣ của cô Tố, khâu khéo, vẽ đẹp. Nói đùa chứ, lắm lúc tôi cứ muốn ƣớc gì lấy con dao phay (dằn giọng) chặt đôi tay của cô đi để chắp vào tay tôi” [35, 50]. Ngôn từ sắc sảo, đầy ám chỉ của Tƣ Ý thể hiện tính cách đanh đá, xảo trá, đạo đức giả của ngƣời phụ nữ này.
Trong tác phẩm Lôi vũ, để xây dựng hình tƣợng nhân vật Lỗ Quý với tính cách hám tiền, ti tiện, tiểu nhân, Tào Ngu cũng thƣờng để nhân vật này phát ngôn những câu nói cục súc, những lời chửi thề tục tĩu. Ông ta ho, liên tục nhổ đờm dãi ra nhà, miệng vẫn không ngừng quát mắng, chốc chốc lại văng "mẹ cha nó", "đồ trứng thối", "đồ cùng đinh", "đồ tạp chủng"...Trong màn ba, tính cách ba hoa, tự cao tự đại của Lỗ Quý đƣợc thể hiện rất rõ ràng: "Chém cha đẻ mẹ nó chứ! (khạc
ra một bãi đờm), chúng mày thử nghĩ lại xem nào, chúng mày có đứa nào ăn ở với tao cho phải không đã nào? (với Tứ Phƣợng và Đại Hải) Hai chúng mày hãy giƣơng tai lên mà nghe tao nói đây. Cả hai đứa chúng mày có phải là tao làm lụng vất vả để nuôi cho khôn lớn đến ngày nay không? Cho đến bây giờ, đã đứa nào làm gì cho tao nhờ chƣa? [34, 130]. Trƣớc đây, hắn đã từng thao thao bất tuyệt với Tứ Phƣợng rằng: "Tao bảo cho mày biết, tao lấy đẻ mày thì chỉ tao đây là thiệt thôi; mày nghe không? Mày tính: con ngƣời lanh lợi nhƣ tao đây, thì mày cũng thấy chứ: mấy mƣơi mặt con ngƣời ta, từ nhà trên chí nhà dƣới nhà cụ Chu Phác Viên, có ai là không niềm nở với cụ Quý? [34, 26]. Khi biết Tứ Phƣợng yêu Chu Bình hắn còn khuyên con gái: "Phƣợng này, đời ngƣời đáng sống, cũng chỉ khoảng vài ba năm là cùng; ngày xuân đẹp đẽ, khi dịp tốt đã lỡ rồi, là xong chuyện” [34, 142]. Những lời nói đó cho thấy một nhân sinh quan thấp kém và ti tiện biết bao! Thế nhƣng khi đứng trƣớc ông chủ Chu Phác Viên, Lỗ Quý lại tỏ rõ là một tên nô lệ bợ đỡ, xiểm nịnh. Với gia đình, hắn quát mắng hách dịch là thế, vậy mà khi đứng trƣớc Chu Phác Viên, hắn lắp ba lắp bắp nói không nên lời: "Ông, ông, ông lớn có, có khách". Khi gặp Phồn Y, Chu Bình, Chu Xung, Lỗ Quý cũng tỏ ra khúm núm nhƣ vậy mặc dù trong lòng, hắn coi họ không ra gì. Có thể nói hình tƣợng nhân vật Lỗ Quý đƣợc xây dựng rất sống động, chân thật, rất có sức hấp dẫn nghệ thuật. Hành động và diễn biến tâm lý của nhân vật hợp lý, phát triển theo đúng lôgic nội tại của tính cách.
Đối với nhân vật Chu Xung, một thanh niên mới lớn có đầu óc lãng mạn và hơi chút ảo tƣởng, những lời nói nhân vật sử dụng thƣờng là những lời nói đầy ý thơ. Tâm tình cùng Tứ Phƣợng, Chu Xung nói :
Xung tƣởng tƣợng một buổi sáng mùa đông, gầm trời bảng lảng, trên mặt biển không bờ không bến... Ui chao! một chiếc thuyền nhẹ lƣớt qua nhƣ con chim én, gió biển thổi vi vu, không khí nghe tanh tanh, mằn mặn; trong lúc đó
cánh buồm trắng trùm troà giƣơng thẳng cánh, in nhƣ một con diều tà tà liệng trên mặt nƣớc, con buồm sẽ vùn vụt nhƣ bay, bay, bay mãi về phía chân trời. Lúc ấy, nơi chân trời chỉ có vài gợn mây trắng lững lờ trôi. Xung ngồi ngay đầu mũi thuyền, nhìn thẳng trƣớc mặt. Trƣớc mặt là thế giới của chúng ta đấy, Phƣợng ạ. [34, 147].
Những lời nói của Chu Xung cho thấy cậu cảm thấy cô đơn, lạc lõng trong chính ngôi nhà của mình, cậu muốn thoát ra khỏi bốn bức tƣờng âm u, lạnh lẽo vƣơn ra cuộc sống tự do đầy ánh sáng và sắc màu của một thế giới mới, thế giới đó nhƣ thế nào thì Chu Xung chƣa biết rõ, nhƣng chắc chắn đó không phải là cái thế giới đầy cƣờng quyền và bạo lực, không phải là ngôi nhà của ngƣời cha đầy chuyên quyền và độc đoán mà cậu đang sống. Tâm hồn trong trắng, thánh thiện của Chu Xung giống nhƣ một đoá hoa huệ trắng tinh khiết, nhƣng đoá huệ đó quá mảnh mai để có thể đứng vững trƣớc "cơn giông tố" của cuộc đời! Trong bầu không khí nặng nề, ngột ngạt của Lôi vũ, lý tƣởng và những ảo vọng đầy thi vị của Chu Xung giống nhƣ một tia sáng soi rọi màn đêm đen tối, đem lại cho ngƣời ta một chút không khí trong lành.
2.3.2.3. Diện mạo nhân vật
Bên cạnh các yếu tố nghệ thuật nhƣ xung đột, hành động, ngôn ngữ ..., diện mạo và hình dáng cũng góp phần xác định tính cách của nhân vật. Trong hý kịch truyền thống Trung Quốc, diện mạo nhân vật thƣờng đƣợc miêu tả theo lối ƣớc lệ. Tính cách nhân vật đƣợc khái quát bằng màu sắc hoá trang khuôn mặt: mặt đỏ là biểu thị của sự trung thực, mặt trắng là sự phản bội và xiểm nịnh, mặt đen là lòng can đảm, mặt vàng là sự tàn bạo, mặt xanh là lòng tận tuỵ...Sự ƣớc lệ mang tính
trình thức trong việc khắc họa tính cách nhân vật nhƣ trên khiến chúng ta có thể dễ dàng nhận biết tính cách của nhân vật ngay từ khi nhân vật đó mới xuất hiện mà chƣa cần bộc lộ hành động hay lời nói nào. Và khi mang bộ mặt với màu sắc ƣớc
lệ nhƣ thế suốt từ đầu cho tới khi kết thúc vở kịch, tính cách nhân vật sẽ hoàn toàn phát triển theo một chiều bất biến, không thay đổi.
Trong kịch Tào Ngu, diện mạo nhân vật đƣợc miêu tả rất cụ thể ngay từ khi nhân vật xuất hiện lần đầu tiên. Những đặc điểm diện mạo nhân vật mà Tào Ngu chú ý biểu hiện thƣờng là đôi mắt, khoé miệng, sắc mặt và vóc dáng. Với những nhân vật chính diện, thuần lƣơng, chất phác nhƣ Thị Bình, Tứ Phƣợng, Tố Phƣơng...đôi mắt thƣờng to và trong sáng. Trong khi đó, các nhân vật phản diện nhƣ Phan Nguyệt Đình thì "hai con mắt híp lại nhỏ tí" [36, 56]. Đặc biệt với nhân vật Lý Thạch Thanh, để miêu tả tính cách xiểm nịnh, giảo quyệt của hắn, Tào Ngu tả "cặp mắt bé nhƣ mắt chuột, mái tóc mỏng, lông mày thƣa thớt, mũi tẹt, cằm ngắn, răng hạt dƣa, tiếng nói lại rang rảng" [36, 99]. Cũng giống nhƣ nhân vật Lỗ Quý Trong
Lôi vũ , Lý Thạch Thanh ƣa nịnh hót và hay nhìn trộm. Con mắt hay nhìn trộm của Lý Thạch Thanh và Lỗ Quý thể hiện tính cách tiểu nhân và đê tiện của chúng. Nhân vật Lỗ Quý có vẻ mặt đê tiện, đặc biệt là đƣờng lông mày thô và rậm, với cặp mí mắt dày và con mắt "hay liếc trộm một cách thèm thuồng nhƣ một con sói" [34, 22]. Để nhấn mạnh tính cách hay nịnh bợ, xun xoe của Lỗ Quý, Tào Ngu miêu tả hình dáng cái lƣng của hắn ta "hơi gù, dƣờng nhƣ luôn luôn sẵn sàng cúi cong xuống để "dạ!" ông chủ" [34, 22]. Với nhân vật Chu Phác Viên, " sau cặp kính, tròng con mắt long lanh có vẻ thâm trầm, dữ tợn" [34, 60] khiến ông ta có đƣợc vẻ uy phong của một ông chủ lớn. ''Qua tia sáng lạnh lùng của đôi mắt, qua nụ cƣời bất đắc dĩ trên môi của Chu Phác Viên, ngƣời ta thấy cả một con ngƣời quật cƣờng, ngoan cố và chuyên chế quen thói" [34, 61]. Khác với ngƣời cha lạnh lùng, khắc nghiệt của mình, Chu Bình lại là một thanh niên "có phần nghệch ngạc". Nhƣng "đằng sau cặp mắt bàng bạc của Bình, anh có thể nhận thấy một tâm hồn xốp nổi, do dự, ƣơn hèn và luôn tự mình mâu thuẫn với mình. Khoé môi thƣờng sễ xuống. Mỗi khi hơi mỏi mệt một tí, là con ngƣơi có vẻ lờ đờ, ngớ ngẩn" [34, 58]. Đối lập với tính cách nhu nhƣợc, ƣơn hèn của Chu Bình, nhân vật Lỗ Đại Hải lại có vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ,
"tinh thần trong con mắt cũng nhƣ tiếng nói của anh ta vẫn còn trẻ trung, nồng nhiệt nhƣ một quả núi lửa luôn luôn sẵn sàng bốc cháy, bùng nổ..." [34, 31].
Tuy nhiên, điều quan trọng là khi miêu tả diện mạo nhân vật, Tào Ngu luôn chú trọng đến sự biểu hiện tâm lý trong đôi mắt và nét mặt của nhân vật. Chẳng hạn nhƣ nhân vật Tƣ Ý trong Người Bắc Kinh luôn đƣợc tác giả chú ý miêu tả ánh mắt và sắc mặt, bởi vì nhân vật này luôn "miệng nói một đằng, bụng nghĩ một nẻo". Trong trƣờng đoạn Tƣ Ý khen Tố Phƣơng là ngƣời phụ nữ có đôi bàn tay khéo léo, giỏi giang, Tào Ngu miêu tả Tƣ Ý "ánh mắt tƣơi cƣời bỗng nảy ra một tia nham hiểm" [35, 50]. Với nhân vật Văn Thanh, tác giả lại cho thấy "sự mệt mỏi và tuyệt vọng xen nhau lộ rõ ở đôi mắt, đôi lông mày và trên miệng" [35, 177] mỗi khi anh ngồi bên Tƣ Ý, "thảng hoặc mới để ý đến những lời nói lai nhai không cùng" của vợ. Sắc mặt xanh nhợt với những đƣờng gân xanh mờ mờ và đôi mắt trũng của Văn Thanh biểu hiện một tính cách yếu đuối, nhu nhƣợc, thiếu sự giao tiếp với cuộc sống xã hội bên ngoài. Tố Phƣơng lại luôn đƣợc miêu tả với ánh mắt nhìn xuống cho thấy tính cách nhẫn nhịn, chịu đựng của cô. Trong Người Bắc Kinh, nhân vật Trần Bạch Lộ với "đôi mắt long lanh, chan chứa sức quyến rũ" nhƣng nét mặt lại luôn mang vẻ "mệt nhọc và chán chƣờng, cái mệt mỏi riêng của những cô gái giang hồ" [36, 24]. Mỗi khi cô ngồi với bọn ngƣời của giới thƣợng lƣu nhƣ Trƣơng Georges, Tƣ Hồ, mụ Bát Cố..., vẻ mặt của cô lại mang vẻ trễ nải, hững hờ và luôn có động tác" che miệng ngáp dài". Tất cả những chi tiết nhỏ nhặt này cho thấy tâm lý chán chƣờng, mệt mỏi của Bạch Lộ. Nhân vật Phồn Y có "cặp mắt to và âu sầu, đƣờng sống mũi cao thành ra bộ mặt khá đẹp nhƣng cũng có vẻ dễ sợ. Dƣới đƣờng lông mi dài và âm u, ngƣời ta có thể đoán biết Phồn Y là một