Từ không gian vật thể đến không gian tâm tưởng (kết cấu song tuyến: trong và ngoài)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 113)

tuyến: trong và ngoài)

Một đặc điểm nổi trội trong kịch Tào Ngu đó là ông đã sử dụng đặc biệt hiệu quả phƣơng thức kết cấu song tuyến: trong và ngoài để đi từ miêu tả sự kiện đến biểu hiện nội tâm nhân vật. Phƣơng thức kết cấu này chính là việc lựa chọn và sắp xếp một cách thích hợp quan hệ giữa không gian vật thể và không gian tâm tƣởng. Chính vì vậy, sự kiện trong kịch Tào Ngu không đơn thuần chỉ là sự kiện, mà thông qua sự kiện tác giả đã làm nổi bật đƣợc tính đa dạng và phức tạp trong thế giới nội tâm của nhân vật.

Không gian nghệ thuật là một mảng hiện thực trong cuộc sống mà ở đó nhân vật có thể biểu hiện đƣợc tâm trạng và cảm xúc của mình. Không gian vật thể trong kịch Tào Ngu là không gian diễn ra những sinh hoạt thƣờng ngày trong cuộc sống của nhân vật.

Mở đầu câu chuyện trong Lôi vũ, ngƣời ta thấy trong phòng khách nhà họ Chu, Tứ Phƣợng đang lọc thuốc cho bà chủ, còn Lỗ Quý đang lau chùi cái gạt tàn bằng bạc. Động tác đơn giản của nhân vật cho thấy đó chỉ là những công việc hàng ngày của họ và "buổi sáng đầu hè" đó chỉ là một khoảng thời gian tiếp diễn trong cuộc đời của họ. Không gian vật thể xác định thân phận của nhân vật. Phòng khách của Chu Phác Viên giới thiệu với ngƣời đọc, ngƣời xem nơi sinh hoạt của một gia đình phong kiến thƣợng lƣu trong xã hội, nơi có ngƣời ăn, kẻ ở. Trong khi đó, căn nhà riêng tồi tàn của Lỗ Quý trong ngõ Hạnh Hoa ồn ào, chật chội lại giới thiệu nơi sinh sống của những ngƣời lao động nghèo khổ thuộc tầng lớp dƣới đáy của xã hội. Ở màn ba, cảnh sinh hoạt của gia đình Lỗ Quý đƣợc miêu tả “trong sự phiền muộn nặng nề, nghe đƣợc từ bên bờ ao, khúc nhạc xuân dâm đãng” cho thấy một cuộc sống tù đọng, một lối sống thấp kém, một sự suy đồi của văn hoá thị dân tầng lớp dƣới.

Không gian phòng ngủ trong khách sạn của Trần Bạch Lộ trong Nhật xuất lại cho thấy nơi sinh hoạt của giới thƣợng lƣu giàu có. “Phòng đƣợc trang hoàng lộng lẫy...Đồ trần thiết trong phòng toàn hình xiên và theo "mốt" tối tân... kề cửa sổ là cái sofa bọc vải ngấn thuỷ ba... Nơi tƣờng treo mấy bức hoạ khoả thân rất là loã lồ..." [36, 23]. Đồ đạc trong phòng cho thấy cuộc sống xa hoa, sung túc của một gái điếm hạng sang. Đối lập với khách sạn của Trần Bạch Lộ là kỹ viện Bảo Hoà, nơi Thúy Hỷ và các cô gái điếm hạng ba sinh sống. “Đây là quang cảnh của một nhà thanh lâu rẻ tiền, inh ỏi những giọng hàng rao, tiếng cãi lộn, lời chửi mắng lẫn nhau, xen với những giọng nô đùa ẻo lả của các cô nhà thổ, xôn xao, sôi sục nhƣ vạc dầu nơi địa ngục giữa cõi ngƣời" [36, 133]. Sự đối lập của hai không gian sống của hai con ngƣời cho thấy hố sâu ngăn cách giữa kẻ giàu, ngƣời nghèo và sự bất hợp lý của một trật tự xã hội trong đó tiền bạc quyết định số phận con ngƣời. Sự giống nhau duy nhất giữa không gian sống của Trần Bạch Lộ và Thúy Hỷ chính là thời gian sinh hoạt về đêm của những con ngƣời sống trong đó. Nửa đêm về sáng, họ vẫn say sƣa nhảy nhót, ăn uống, cờ bạc và đón khách, đó là không gian của sự buông thả và những cuộc chơi trả tiền mặt, của sự đoạ đầy và vùi dập thân xác đàn bà. Chọn địa điểm triển khai tình huống kịch là khách sạn và kỹ viện Bảo Hoà, những nơi tập trung đủ hạng ngƣời từ chủ ngân hàng, trí thức, quả p hụ giàu có, đến lƣu manh, gái nhảy, đĩ đực, ngƣời thất nghiệp..., Tào Ngu đã tạo nên một cấu tứ nghệ thuật tuyệt hay, trong đó sự đối lập, tƣơng phản và kết hợp của những cảnh đời, những số phận, những tính cách khác nhau tạo thành một bức tranh xã hội đô thị rộng lớn, hỗn tạp. “Trong bầu không khí sực nức những mùi thuốc lá, mùi phấn, mùi nƣớc hoa”, ngƣời ta thấy một không gian khác đang đƣợc mở ra, đó là không gian tâm tƣởng, là thế giới nội tâm của Trần Bạch Lộ. Thế giới đó là một thể mâu thuẫn và xung đột: yêu có, ghét có, cao cả có, thấp hèn có, mệt mỏi có, kiên cƣờng có... Để thể hiện tính phức tạp

của thế giới nội tâm của Trần Bạch Lộ, Tào Ngu đã đƣa vào những sự kiện và nhân vật liên quan, vây quanh Trần Bạch Lộ. Đó là những Trƣơng Georges, Phan Nguyệt Đình, bà Bát Cố, Tƣ Hồ... Bạch Lộ cùng chung sống, gặp gỡ, đi lại với những con ngƣời này, thế nhƣng ngồi kề đấy mà tâm tƣởng lại xa vời vợi. Ở Trần Bạch Lộ có sự khác biệt cơ bản với những kẻ thƣợng lƣu mà cô chung sống. Đó là cô căm ghét cuộc sống mà cô đang sống, căm ghét những kẻ mà cô phải giáp mặt hàng ngày, thế nhƣng cô vẫn bám vào cuộc sống đó, bám vào những con ngƣời đó nhƣ một thứ ma tuý. Từ những không gian vật thể là cuộc sống vật chất nơi khách sạn sang trọng đến không gian tâm tƣởng là thế giới nội tâm của Trần Bạch Lộ cho thấy Bạch Lộ hoàn toàn cô độc trong cuộc đời này, cô sống trong thế giới phù hoa đó nhƣng lại không hoàn toàn thuộc về nó. Trong màn hai của Nhật xuất, bên ngoài trời sắp tối và những công nhân đang vừa đầm đất vừa hát nhịp, bên trong phòng ngủ sang trọng của khách sạn, những “tinh hoa” của xã hội thƣợng lƣu đang chơi bài và bỡn cợt nhau. Chọn thời gian và quang cảnh lúc bốn giờ đêm để miêu tả sinh hoạt hàng ngày của tầng lớp tƣ sản thƣợng lƣu, Tào Ngu muốn thể hiện lối sống suy đồi, trác táng của bọn chúng, những kẻ “không cần đến mặt trời”.

Cũng với phƣơng pháp miêu tả nhƣ thế, trong Lôi vũ, từ không gian phòng khách tối tăm vì “những cửa sổ luôn đóng kín” của gia đình họ Chu đến những ẩn ức đè nén trong tâm hồn Phồn Y khiến cô cứ luôn muốn mở toang cửa sổ, đón ánh sáng và không khí vào căn phòng mà cô cảm thấy ngột ngạt, tối tăm. Không gian phòng khách của gia đình họ Chu là không gian lạnh lẽo của sự thiếu vắng tình ngƣời.

Đối với Chu Phác Viên, cánh cửa sổ đóng kín lại mang một ý nghĩa khác, nó là sự khép kín một quá khứ tội lỗi, một quá khứ luôn ám ảnh ông ta. Hành động cho bài trí căn phòng với những đồ đạc cũ giống nhƣ lúc Thị Bình còn

sống ở đó của Chu Phác Viên thoạt đầu khiến ngƣời ta thấy lạ và khó hiểu. Lẽ ra để quên đi cái quá khứ tội lỗi đau buồn đó, ông ta phải bỏ đi những đồ vật gợi nhớ tới ngƣời vợ cũ. Nhƣng nghĩ một cách sâu xa chúng ta sẽ thấy hành động đó là một sự chuộc lỗi, một sự cứu rỗi cho tâm hồn luôn bị dằn vặt của ông ta. Và chính nhờ cái “không gian cố định” không hề thay đổi đó mà Thị Bình sau ba mƣơi năm quay trở lại mới nhận ra mình đang đứng trong phòng khách nhà họ Chu. Từ cách bài trí của những đồ vật quen thuộc trong phòng: cái tủ, chiếc khung ảnh, cái cửa sổ... đã tạo nên sự xúc động trong tâm hồn Thị Bình và khiến bà phần nào tha thứ cho Chu Phác Viên. Chiều sâu tâm lý đã tạo nên một không gian tâm tƣởng trong đó mọi cung bậc và trạng thái tình cảm của nhân vật đƣợc miêu tả tinh tế và sống động.

Trong Người Bắc Kinh, Tố Phƣơng và Văn Thanh cùng chung sống trong một mái nhà, hằng ngày đi lại, nói cƣời, giáp mặt với nhau nhƣng giữa họ là rào chắn của luân lý và đạo đức truyền thống. Dù Tố Phƣơng và Văn Thanh luôn cố gắng che giấu tình cảm của mình trƣớc mọi ngƣời trong gia đình nhƣng trong sự yên lặng của họ vẫn có thể nhận thấy sự giao thoa của những tình cảm và ƣớc vọng âm thầm. Trong sự câm lặng đến tội nghiệp của Văn Thanh, ngƣời ta vẫn thấy hình ảnh của Tố Phƣơng đầy ắp, toả sáng trong tâm trí anh, đem lại sự bình yên và ý nghĩa cuộc sống cho tâm hồn cô đơn, trống trải của anh. Và trong cái không gian tâm tƣởng ấy, Tố Phƣơng hoàn toàn thuộc về anh, không hề có một thứ rào chắn nào cả.

Trong Người Bắc Kinh, mỗi nhân vật đều có một mối quan tâm riêng, một thế giới riêng của mình mà không có một việc gì to lớn làm mục tiêu để họ cùng phấn đấu. Mỗi ngƣời đi theo một con đƣờng sống riêng, thu mình vào một cái "vỏ ốc"riêng, vào không gian khép kín của riêng mình: Văn Thanh ôm sầu bên bàn đèn, Thụy Trinh đau khổ với cái thai, Tăng Đình rong chơi cùng

Viên Viên, Tăng Hạo lo giữ quan tài của ông ta, Giang Thái mắng vợ, Văn Thái khóc lóc, Viên Nhậm Cảm nghiên cứu ngƣời Bắc Kinh thời cổ, Tƣ Ý lo giữ tiền nong và chì chiết chồng, Tố Phƣơng chăm sóc Tăng Hạo... Tất cả các nhân vật đều tự do thể hiện đặc trƣng tâm lý của mình khi để mất hay tìm đƣợc mục tiêu của cuộc đời mình. Cuộc sống tinh thần và mọi trạng thái tình cảm của họ đều bị đóng kín, không ai thổ lộ cùng ai. Họ sống câm lặng trong “cái lồng nhốt tinh thần” của nhà họ Tăng, ra ra vào vào trong sự tầm thƣờng, ảm đạm, buồn tẻ của cuộc sống nhỏ hẹp. Có thể nói, ba thế hệ trong gia đình họ Tăng đều là những con ngƣời tầm thƣờng, thiếu nhuệ khí và sức sống.

Có thể nói, trƣớc Tào Ngu chƣa có nhà viết kịch nào thể hiện đƣợc thế giới tinh thần của thị dân hiện đại một cách sâu sắc và phong phú nhƣ vậy. Ông thăm dò và đụng chạm tới mọi độ nông sâu trong tâm hồn và tiềm ý thức của nhân vật, mở ra một khoảng không gian tâm tƣởng giữa các nhân vật, từ đó mà miêu tả những hiện tƣợng cuộc sống đƣợc phản chiếu trong đó.

Không gian trong kịch Tào Ngu thƣờng gắn với tâm trạng của nhân vật và thƣờng đƣợc tạo lập bằng hình ảnh của những đồ vật cụ thể. Những đồ vật này nếu không có tác dụng làm điểm nhấn không gian thì cũng là m thay đổi cảm giác không gian, vì thế cảm giác không gian trong kịch Tào Ngu rất rõ nét và chân thực. Không gian trong kịch Tào Ngu thƣờng đƣợc tạo lập bằng những "cánh cửa khép kín". Cánh cửa đóng vai trò nhƣ một yếu tố chuyển tiếp giữa hai không gian, ngăn chia hai không gian. Hình ảnh chiếc cửa sổ đóng kín trong phòng khách nhà họ Chu tƣợng trƣng cho sự tù túng, ngột ngạt của cuộc sống mà những ngƣời phụ nữ nhƣ Phồn Y và Thị Bình phải chịu đựng dƣới sự quản thúc của Chu Phác Viên. Trong Nhật Xuất, hình ảnh cánh cửa khép chặt ngăn cách giữa Phƣơng Đạt Sinh và Trần Bạch Lộ là một sự ẩn dụ đầy ý nghĩa: họ thuộc về hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Khi bên ngoài cánh cửa, Phƣơng

Đạt Sinh sung sƣớng kêu lên: "Này xem kìa, ngoài kia ánh sáng và trời xuân kia kìa" thì bên trong cánh cửa, trong căn phòng tối tăm, Trần Bạch Lộ đau đớn tìm đến một giấc ngủ vĩnh viễn. "Cánh cửa" có thể là tấm lá chắn che chở con ngƣời trong ngôi nhà ấm áp, an toàn trƣớc giông tố cuộc đời, nhƣng cũng có thể là cánh cửa tù ngục nhốt ngƣời ta trong một cuộc sống tối tăm ngột ngạt, thiếu không khí và ánh sáng. Mở cánh cửa ra, con ngƣời phải đối mặt với cuộc sống sôi động, náo nhiệt bên ngoài. Khép cánh cửa lại, con ngƣời đối diện với chính mình...

Trong Người Bắc Kinh, hình ảnh chiếc quan tài sơn đen đƣợc miêu tả nhƣ một điểm nhấn không gian, tạo nên không khí nặng nề, chết chóc của một đại gia đình phong kiến đã đến hồi suy tàn. Chiếc quan tài ấy hiện hữu trong suốt tác phẩm, đƣợc các nhân vật nhắc tới rất nhiều lần, và khi nó bị gia đình nhà họ Đỗ khiêng đi, ngƣời ta thấy trong tâm hồn của lão già Tăng Hạo một khoảng trống buồn đau và hẫng hụt. Để miêu tả sự suy tàn của gia đình nhà họ Tăng, Tào Ngu đã sử dụng những vật dụng và đồ đạc cũ kỹ, tạo nên một không gian buồn bã, ảm đạm, phủ màu bụi thời gian: “Giấy trên tƣờng đã bắt đầu bong. Góc tƣờng treo một cái đàn thất, vỏ bọc đàn không biết đem đi dùng làm gì, những cái tua màu da cam vẫn rủ xuống, nhƣng không còn tƣơi màu nữa, nhện đã đan mạng trên đàn rồi lại từ đàn kéo mạng tới nóc nhà. Cửa sổ giấy phòng khách có chỗ vá, chỗ vá lại thủng. Hai cái ghế đẩu vuông để không ngăn nắp ở sát tƣờng, một cái để không, một cái để rổ khâu. Kính ở cái cửa sổ bát giác đã lâu không lau, những bụi là bụi...” [35, 139-140].

Hình ảnh thiên nhiên trong kịch Tào Ngu thƣờng mang tính đặc trƣng và ƣớc lệ. Khi miêu tả thiên nhiên, Tào Ngu đã sử dụng phƣơng pháp biểu hiện để bộc lộ tƣ tƣởng chủ đề, vì thế hình ảnh thiên nhiên trong các tác phẩm của ông thƣờng có tính tƣợng tƣng. Ví dụ nhƣ trong Lôi vũ, hình ảnh cuối cùng về một

không gian mƣa gió bao trùm lên ngôi nhà của gia đình họ Chu giống nhƣ sự bao trùm của định mệnh lên số phận con ngƣời. Ngay từ những cảnh đầu, tác phẩm đã mở ra trong một không gian oi nồng, ngột ngạt và nóng bức, dự cảm về một cơn "giông tố" lơ lửng trên số phận của con ngƣời. Không gian mƣa gió trong Lôi Vũ là hình ảnh của một không gian tâm linh huyền bí, trong đó thân phận ngƣời nhƣ những chiếc lá bị cuộn xoáy trong sức mạnh huỷ diệt của định mệnh!

Thủ pháp nghệ thuật “mƣa gió” trong kịch Tào Ngu thƣờng có tác dụng làm tăng sự thê lƣơng, buồn thảm của đời ngƣời và tác động đến tâm trạng nhân vật. Trong Người Bắc Kinh, khi ngoài trời, những cơn gió cuối thu thổi ù ù, thoang thoảng nghe tiếng rao hàng ời ợi và tiếng cầm canh lúc gần lúc xa, và tiếng mƣa lạnh hắt qua khe cửa, thì trong nhà, bầu không khí cũng chẳng ấm áp gì hơn, không gian thiếu vắng tiếng cƣời, lạnh lẽo tình ngƣời: “Bên ngoài, gió tây đang thổi mạnh, những cây bạch dƣơng ở trong sân rào rào nhƣ một trận mƣa, khiến cho ngƣời ta không nén nổi một cảm giác thê lƣơng, buồn khổ” [35, 176]. Trong Nhật xuất, hình ảnh những tia nắng mặt trời đang lên tƣợng trƣng cho một thế giới mới đang mở ra... Còn trong Nguyên dã, hình ảnh đồng ruộng đen tối và những cánh rừng mịt mùng thì lại tƣợng trƣng cho những nỗi sợ hãi không tên, cho sự thần bí của đất trời... Trƣờng đoạn miêu tả những xung đột tâm lý của Cừu Hổ lúc ở trong rừng đƣợc cấu thành bởi những ảo tƣởng trong tâm lý nhân vật đã phá vỡ tính thống nhất của không gian và thời gian thực tại, mở ra một "không gian ảo" biểu hiện sự hoảng loạn và nỗi sợ hãi trong lòng Cừu Hổ.

Một số nhà phê bình đã cho rằng kịch Tào Ngu thiếu bối cảnh xã hội rộng lớn, vì thế xung đột kịch thiếu đi mối liên hệ với những biến động to lớn và quan trọng của xã hội và thời đại, tác phẩm kịch thiếu chiều sâu lịch sử, không

gian kịch bị bó hẹp trong cánh cửa nhỏ. Tuy nhiên chúng ta nhận thấy rằng, chính những xung đột tƣởng nhƣ chỉ là ân oán cá nhân và riêng tƣ của mỗi gia đình lại là sự phản chiếu rộng lớn một bức tranh xã hội đƣợc thu nhỏ (nhƣ trong Lôi vũ) hoặc cắt ngang (nhƣ trong Nhật xuất). Mọi tấn bi kịch gia đình xét cho cùng đều có căn nguyên từ xã hội, nơi mà nó thuộc về và là một tế bào cấu thành.

* * *

Trên đây, chúng tôi đã đi vào nghệ thuật kết cấu trong kịch Tào Ngu trên

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)