Hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 56)

Có thể nhận thấy một điều, trong mọi nền văn học của mọi quốc gia, dân tộc, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, hình ảnh ngƣời phụ nữ dƣờng nhƣ chiếm một vị trí tƣơng đối quan trọng. Họ trở thành biểu tƣợng của sự sống, biểu tƣợng của cái đẹp và số phận của họ thƣờng mang sức cảm hoá và gây rung động. Có thể nói, hình tƣợng ngƣời phụ nữ đƣợc Tào Ngu dành rất nhiều tình cảm và sự trân trọng. Ông lớn tiếng bênh vực những ngƣời phụ nữ, ngợi ca phẩm chất và vẻ đẹp tâm hồn của họ và chỉ ra ngọn nguồn khổ đau, bất hạnh của họ. Ngay cả những nhân vật nhƣ Phồn Y, Trần Bạch Lộ..., Tào Ngu cũng dành những lời thƣơng cảm, trân trọng. Trong “Lời mở đầu” của Lôi vũ, ông nói:

Ngƣời đầu tiên tôi nghĩ ra, cũng tƣơng đối chân thực, đó là Phồn Y...Tôi thích xem loại phụ nữ nhƣ Phồn Y. Tôi nghĩ rằng, bà ta có thể xúc động đƣợc sự thƣơng xót và tôn kính của tôi, tôi sẽ rơi nƣớc mắt để tiếc thƣơng ngƣời phụ nữ đáng thƣơng này. Tôi sẽ tha thứ cho bà ta, dù rằng bà ta đã làm những việc gọi là tội ác, đã vứt bỏ thiên chức thiêng liêng của ngƣời mẹ" [65, 133].

Về hình tƣợng nhân vật Phồn Y có rất nhiều ý kiến trái ngƣợc nhau. Có ngƣời còn cho rằng, Phồn Y đơn thuần chỉ là ngƣời đàn bà không đƣợc thoả mãn dục tình mà sinh ra điên cuồng, phản kháng. Nhƣng thực ra, tính cách “giông tố” ở ngƣời phụ nữ này là do chính “đời sống bị dày vò, chết gầy chết mòn trong gia đình Chu Phác Viên” tạo ra. Sự phản kháng của Phồn Y giống nhƣ sự vùng vẫy của một con chim trong lồng son, muốn phá bỏ xiềng xích, gông cùm để tự do bay lên bầu trời rộng lớn. Tâm hồn nhiệt thành và cá tính nồng nàn của Phồn Y làm cho bầu không

khí trong ngôi nhà của họ Chu trở nên có sự sống hơn...Hình tƣợng nhân vật Phồn Y đáng thƣơng hơn là bị coi thƣờng, khinh rẻ, và trong tính cách của nàng có những nét đáng quý, đáng đƣợc trân trọng.

Trong Lôi vũ, Thị Bình là hình tƣợng phụ nữ bị khinh rẻ, bị tổn thƣơng và có số phận bi kịch nhất. Tính cách nổi bật nhất của Thị Bình là nhẫn nhục. Một mình đau tất cả những nỗi đau của cuộc đời. Có lẽ sự sự ngây thơ, lƣơng thiện và thuần phác của Thị Bình đã cảm hoá đƣợc Chu Phác Viên. Tuy nhiên sự lựa chọn của Thị Bình đã dẫn tới kết cục đau thƣơng cho cuộc đời bà. Sự đối lập tính cách giữa Thị Bình và Chu Phác Viên đã làm tổn hại đến tình yêu của Thị Bình: một ngƣời thì lƣơng thiện, thuần khiết, một kẻ thì thâm hiểm, độc ác. Để nhấn mạnh tính lƣơng thiện, thuần khiết của Thị Bình, trong phần vĩ thanh, Tào Ngu viết: "Đáng thƣơng, bà ta chỉ nghĩ đến con trai. Mỗi khi Tết đến, bà ta lại đứng suốt một đêm trƣớc cửa sổ này". Ý nghĩa của hình tƣợng nhân vật Thị Bình là ở chỗ: ngƣời đàn bà xinh đẹp, thuần khiết, lƣơng thiện, hiền từ mà phải nhẫn nhục chịu đựng những khổ đau và bị tƣ tƣởng chuyên chế phong kiến đày đoạ, chà đạp. Đó chính là nguồn gốc quan trọng sản sinh ra ý thức bi kịch mạnh mẽ trong Lôi vũ. Đây cũng chính là ý nghĩa tố cáo và phê phán tội ác của đại gia đình phong kiến và chế độ sản sinh ra nó.

Trong Nhật xuất, chúng ta lại bắt gặp những ngƣời phụ nữ sống cuộc đời mòn mỏi của kiếp “thanh lâu”. Họ bị dày vò, chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là Thuý Hỷ, là Thuý em, là Bạch Lộ. Tiếng kêu của Thuý Hỷ khi bị ngƣời chồng vũ phu, vô tích sự đánh đập nghe xót xa, đau đớn và khiến chúng ta tự hỏi: sao cùng là kiếp ngƣời mà những ngƣời phụ nữ này lại phải sống ô nhục, ê chề đến vậy? Nhân vật nữ chính của Nhật Xuất là Trần Bạch Lộ. Đó là một cô gái thông minh, tự tin, lịch thiệp và có phần lãng mạn. Thế nhƣng cuộc sống nơi đô thị phồn hoa lại mang đến cho cô một tâm lý chán chƣờng, mệt mỏi. Thế giới nội tâm của

Bạch Lộ đƣợc Tào Ngu dày công miêu tả, cho thấy đó là một thể mâu thuẫn thống nhất trong đó có sự rã rời và có cả sự chán ghét và phản kháng. Xung đột hai thái cực trong tâm hồn Bạch Lộ dƣờng nhƣ không có lối thoát và muôn đời không chấm dứt, trừ khi cô chọn cái chết. Đó là xung đột giữa luân lý đạo đức và tâm lý.

Trong Người Bắc Kinh, những ngƣời phụ nữ đƣợc miêu tả nhƣ những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Hình tƣợng nhân vật có sức truyền cảm nhất là Tố Phƣơng. “Ai gặp nàng lần đầu cũng có cái ấn tƣợng là nàng trầm lặng. Không ai đoán ra đƣợc trong lòng nàng chứa chất bao nhiêu ý nghĩ đau khổ và ƣớc vọng. Nàng ít nói lạ thƣờng” [35, 48]. Sự nhẫn nhục trong tính cách của Tố Phƣơng là do hoàn cảnh “ăn nhờ ở đậu” của nàng tạo nên. Thế nhƣng ẩn sâu đằng sau sự nhẫn nhục, lẳng lặng ấy là cả một tâm hồn trong sáng, yêu đời. Hình tƣợng nhân vật Tố Phƣơng đƣợc xây dựng đầy ý thơ và ánh sáng lý tƣởng, tƣợng trƣng cho một thế hệ phụ nữ Trung Quốc mới. Cảnh ngộ và tâm hồn đau khổ của Tố Phƣơng là điểm hội tụ của các loại mâu thuẫn. Vì yêu Văn Thanh mà cô sống cam chịu, nhẫn nhịn trong gia đình họ Tăng. Sau khi Văn Thanh tự sát, Tố Phƣơng dũng cảm đoạn tuyệt với cuộc sống tù túng trong gia đình họ Tăng, bƣớc vào một cuộc sống mới. Tuy nhiên, Tố Phƣơng phải đi đâu thì tác giả đã không chỉ ra một cách rõ ràng.

Trong Nguyên Dã, hình tƣợng nhân vật Kim Tử cũng gây đƣợc sự chú ý của khán giả. Kim Tử là vợ chƣa cƣới của Cừu Hổ. Sau khi Cừu Hổ bị bắt vào tù, cô bị gia đình họ Tiêu ép làm vợ lẽ Tiêu Đại Tinh và phải sống trong sự ngƣợc đãi của mẹ chồng. Nhƣng Kim Tử là một phụ nữ có tính cách mạnh mẽ, bất kham nên đƣơng nhiên cô tìm cách phản kháng lại sự áp bức, ngƣợc đãi của mẹ chồng. Ở nhân vật Kim Tử, mọi trạng thái tình cảm trong tính cách của cô đều phát triển tới mức cực đoan. Thù hận hay yêu thƣơng đều đẩy lên đến giới hạn tột cùng. Hình tƣợng nhân vật Kim Tử tuy chƣa phải là hoàn mỹ song so với Phồn Y và Trần

Bạch Lộ thì sự vững vàng, mạnh mẽ trong tính cách của cô đã giúp cô và những ngƣời cô yêu thƣơng có đƣợc những hành động đúng đắn trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)