Hình tƣợng ngƣời nông dân trong kịch Tào Ngu đƣợc tạo dựng trong tác phẩm Nguyên dã. Với tác phẩm này, Tào Ngu muốn thoát ra khỏi cảnh quan cuộc sống đô thị, chuyển hƣớng lựa chọn đề tài về cuộc sống ở vùng nông thôn rộng lớn của Trung Quốc. Nguyên dã miêu tả câu chuyện báo thù của Cừu Hổ, một nông dân vốn hiền lành, chất phác, chỉ biết tới gia đình và mảnh ruộng. Nguyên dã
chứng minh con đƣờng báo thù của ngƣời nông dân theo cách thức mà Cừu Hổ đã làm không thể thay đổi đƣợc địa vị của ngƣời bị áp bức mà còn đi đến chỗ sát hại những ngƣời vô tội và tự huỷ diệt bản thân mình. Trƣớc khi chết Cừu Hổ đã nhắn lại ngƣời yêu của mình rằng: "Phải ghép mình với họ thành một khối mới có thể sống đƣợc, đứng riêng lẻ chỉ có chết.". Mặc dù trong tác phẩm, tác giả chƣa đƣa ngƣời nông dân phục thù đến với con đƣờng cách mạng, nhƣng theo lời nói của Cừu Hổ, chứng tỏ họ đã bƣớc đầu ý thức đƣợc rằng cần phải có hành động phản kháng tập thể. Đó cũng chính là nội dung tích cực của tác phẩm.
Tuy nhiên, do chƣa hiểu đầy đủ về ngƣời nông dân và cuộc sống ở nông thôn nên hình tƣợng ngƣời nông dân trong Nguyên dã đƣợc miêu tả chƣa thành công lắm. Nhân vật Cừu Hổ còn thiếu tính chân thực lịch sử, tính cách có phần tách rời hoàn cảnh. Những suy nghĩ và diễn biến tâm lý của Cừu Hổ còn mang nhiều chất trí thức, phát triển không hợp với quy luật nội tại của nhân vật. “Nguyên dã thông
qua hình tƣợng Cừu Hổ, biểu hiện tinh thần báo thù quật cƣờng của ngƣời nông dân, tuy nhiên do tác giả chƣa có đƣợc sự hiểu biết nhuần nhuyễn về nông dân, không có cách gì lột tả đƣợc tâm tính, diện mạo và tính cách, tƣ tƣởng của họ, bởi vậy mới xuất hiện sự miêu tả không phải là đời sống hoá mà là ý tƣợng hoá” [62, 97].