của tinh thần Cơ đốc giáo mà cụ thể là ảnh hƣởng của Kinh thánh. Kinh thánh có ảnh hƣởng rất lớn đối với một số nền văn học trên thế giới. Rất nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng có liên quan đến Kinh thánh.
Đối với Tào Ngu, khi còn ngồi trên giảng đƣờng đại học ông đã tiếp xúc với khá nhiều sách vở, trong đó có sách về đạo Cơ đốc. Khi nghiên cứu về văn học phƣơng Tây, nhất là những kịch bản nổi tiếng thì tƣ tƣởng Cơ đốc giáo của văn hoá phƣơng Tây đã thấm sâu vào Tào Ngu. Tác phẩm bộc lộ rõ nhất tƣ tƣởng Cơ đốc giáo của Tào Ngu là Lôi vũ. Ngay trong màn mở đầu và ở phần Vĩ thanh, Tào Ngu đã mô tả một bầu không khí đặc trƣng của các nhà thờ đạo Cơ đốc với hình ảnh một nữ tu đang lặng lẽ cầm cuốn Kinh thánh đọc. Đi sâu vào phần nội dung chúng ta thấy, Lôi vũ lấy quan hệ loạn luân làm chủ đề, mà trong văn hoá Cơ đốc giáo, loạn luân bị coi là một tội ác. Có thể thấy hầu nhƣ các mối quan hệ trong Lôi vũ
đều phạm vào lời răn về đạo đức trong Kinh thánh. Kinh thánh răn dạy rằng kẻ nào quan hệ với mẹ kế, kẻ nào lấy chị em gái, dù là cùng mẹ khác cha hay cùng cha khác mẹ làm vợ đều sẽ bị nguyền rủa và trừng phạt. Kết cục trong Lôi vũ, kẻ thì chết, ngƣời thì bị điên, kẻ thì bỏ nhà ra đi, ngƣời thì cô độc, day dứt cả đời... Đó chính là báo ứng của những tội lỗi mà con ngƣời đã phạm phải nhƣ tinh thần Cơ đốc giáo thƣờng thể hiện.
Tóm lại, có thể nói rằng văn học phƣơng Tây trong đó có thể loại kịch có một ảnh hƣởng tƣơng đối lớn đối với sáng tác kịch của Tào Ngu. Chính những ảnh hƣởng này đã khiến cho các tác phẩm của Tào Ngu có đƣợc sự cách tân và hiệu quả nghệ thuật tốt đẹp.
1.2. Tư tưởng chủ đề và quan niệm về hiện thực và con người trong kịch Tào Ngu Tào Ngu