Những người lao động nghèo khổ lớp người dưới đáy xã hộ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 65 - 66)

Trong Nhật xuất, đó là những con ngƣời nghèo khổ, bị chà đạp mà không có khả năng chống đỡ. Ký Tam, con Bé, Thuý Hỷ và những cô gái điếm hạng ba... đều chung một kết cục bi thảm, phận ngƣời của họ không hơn con sâu, con kiến. Miêu tả những con ngƣời cùng khổ này, Tào Ngu vẫn không quên ngợi ca ý chí phản kháng và tấm lòng nhân ái của họ. Thuý Hỷ trong sự đoạ đầy của ngƣời chồng vũ phu và của những khách hàng thô lỗ vẫn cƣu mang, giúp đỡ con Bé trong những giây phút kinh hoàng của đời nó. Còn con Bé, dù chỉ là con gái của một ngƣời công nhân bình thƣờng nhƣng đã dám phản kháng, tát vào mặt ông chủ Bát Kim, đánh lại những kẻ tay chân, thuộc hạ của cụ Bát. Nó đã chọn cái chết để giữ sự trong trắng, trinh tiết của cuộc đời ngƣời con gái mới bƣớc vào tuổi trƣởng thành. Cái chết của con Bé mang ý nghĩa tố cáo rất lớn đối với xã hội thuộc địa nửa phong kiến Trung Quốc đầu thế kỉ 20. Nhân vật Ký Tam dù chỉ xuất hiện hai lần trong vở kịch, nhƣng ý nghĩa tố cáo của hình tƣợng nhân vật này cũng rất lớn. Ngƣời ta có thể hình dung đƣợc hoàn cảnh khốn khổ mà Ký Tam rơi vào: thất nghiệp, không tiền, một đàn con thơ đang sắp chết đói... Cái công việc duy nhất mà Ký Tam có thể làm tốt là biên chép, là viết, mà biên chép và viết cũng chỉ mang lại cho anh mỗi tháng có mƣời đồng hai hào rƣỡi. Tấn bi kịch cƣời ra nƣớc mắt mà chúng ta chứng kiến là khi Lý Thạch Thanh khuyên Ký Tam đi ăn cắp, đi kéo xe, đi khuân vác...Tất cả những công việc này Ký Tam đều không thể làm đƣợc, và Lý Thạch Thanh đã cƣời vào “cái lƣơng tâm trong sạch” của Ký Tam. Đó thực sự là

một sự sỉ nhục đối với ngƣời trí thức. Cái bi kịch mà Ký Tam hứng chịu là “sống cũng không đƣợc sống mà chết cũng không đƣợc chết”. Cái chết thê thảm của Ký Tam và các con anh đƣợc mọi ngƣời biết đến qua tiếng rao của đứa trẻ bán báo và rơi vào sự lãng quên của cuộc sống kim tiền bạc bẽo!

Đối lập với sự cao quý và thánh thiện, Tào Ngu còn miêu tả sự tối tăm và hèn hạ trong tâm hồn của những ngƣời lao động nghèo khổ đã bị "đồng tiền, bát gạo" làm tha hoá, biến chất. Lỗ Quý là nhân vật tiêu biểu cho sự u tối và ti tiện trong tâm hồn. Mục đích tối thƣợng của cuộc đời y là tiền. Theo nhƣ lời con gái Lỗ Quý là Lỗ Tứ Phƣợng nói thì y "thấy tiền là quên cả tính mệnh". Triết lý cả đời của y là: ăn, đánh bạc, chơi! Lỗ Quý là đại diện của tâm lý nô lệ, sự khuất phục trƣớc những kẻ mạnh, giàu có và quyền thế. Trong con ngƣời Lỗ Quý, thói xu nịnh, đầu óc sùng bái đồng tiền, sự tráo trở đƣợc Tào Ngu mô tả hết sức nhuần nhuyễn, tinh tế. Cái nghèo hèn đã làm cho Lỗ Quý trở thành một con ngƣời đánh mất nhân cách. Nhân vật Lý Thạch Thanh dù có một chút địa vị nhƣng xét cho cùng vẫn chỉ là một viên chức nhỏ bé, đáng thƣơng. Sự nhỏ bé, ti tiện, tầm thƣờng trong nhân cách của Lý Thạch Thanh biểu hiện trong lối hành xử đối với đồng nghiệp và những con ngƣời còn nhỏ bé, nghèo khổ hơn mình.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)