Hình tƣợng nhân vật tƣ sản xuất hiện tƣơng đối nhiều trong các tác phẩm của Tào Ngu. Hình tƣợng này xuất hiện nhƣ là hiện thân của sự chi phối quyền lực và khởi nguồn của những xung đột gia đình và xã hội.
Trong tác phẩm Lôi vũ, Chu Phác Viên là nhân vật trung tâm. Các nhân vật trong tác phẩm đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhân vật này. Nhân vật Chu Phác Viên là rƣờng mối liên kết các nhân vật trong vở kịch lại với nhau.
Đặc điểm tính cách nổi bật của nhân vật Chu Phác Viên là sự độc đoán, gia trƣởng và đạo đức giả. Ông ta áp đặt và khống chế mọi ngƣời trong gia đình bằng sự chuyên chế phong kiến lạnh lùng, để từ đó xác lập địa vị và sự oai nghiêm của mình. Dƣới sự áp chế của Chu Phác Viên, cuộc sống tinh thần của các thành viên trong gia đình dƣờng nhƣ bị lãng quên. Ngay đối với ngƣời thân thiết và gần gũi nhất với mình là ngƣời vợ trẻ Phồn Y, ông ta cũng luôn tỏ rõ thái độ độc đoán, gia trƣởng và áp đặt. Chính bởi sự khắt khe đến nghiệt ngã của Chu Phác Viên mà trong con ngƣời Phồn Y đã trỗi dậy sự phản kháng và nổi loạn. Chu Xung, con trai của Chu Phác Viên, đã nói về cha mình với thái độ không mấy yêu thƣơng: "Xung ghét cái xã hội bất bình đẳng này, Xung ghét những ngƣời chỉ biết cƣờng quyền, ngoài ra không biết gì hết! Xung chán cả với ba ở nhà. Chúng mình đều là bọn ngƣời bị áp bức, chúng mình cùng chung một số kiếp” [34, 146].
Không chỉ là điển hình của sự chuyên chế gia trƣởng, trong con ngƣời Chu Phác Viên còn có cả bản tính tham lam, thờ phụng đồng tiền của một tên tƣ sản.
Để kiếm đƣợc nhiều tiền hơn nữa, cho dù có phải đổi bằng tính mạng của nhiều công nhân, ông ta cũng không từ. Đứng trƣớc cuộc bãi công của công nhân, Chu Phác Viên dùng mọi thủ đoạn để tìm cách phá hoại, đàn áp. Ở đây, tính cách xảo quyệt, độc ác của ông ta bộc lộ rất rõ nét.
Tuy nhiên, bên cạnh phần "phi nhân tính", ở nhân vật Chu Phác Viên vẫn còn rơi rớt chút tình ngƣời. Chút ánh sáng lƣơng thiện đẹp đẽ này có đƣợc là nhờ vào tình yêu của Thị Bình! Có thể nói, tình yêu đối với Thị Bình là điều thể hiện nhân tính cao nhất trong con ngƣời Chu Phác Viên. Mặc dù tình yêu ấy vẫn nhuốm đầy màu sắc của sự chuyên quyền, sở hữu. Sau rất nhiều năm tháng, Chu Phác Viên vẫn cho giữ nguyên cách bài trí trong nhà nhƣ khi Thị Bình còn sống ở đó, vẫn giữ lại những chiếc áo cũ do Thị Bình tự tay thêu hoa, vẫn nhớ kỷ niệm ngày sinh của Thị Bình vào ngày mƣời tám tháng tƣ hằng năm... Chính vì thế mà Thị Bình, sau ba mƣơi năm lòng đầy thù hận, khi trở về ngôi nhà của họ Chu đã mềm lòng và có ý muốn tha thứ cho kẻ bội tình. Không phải chỉ những ngƣời tốt mới biết yêu mà cả những kẻ xấu cũng yêu theo cách nào đó của mình, xây dựng hình tƣợng nhân vật phản diện nhƣng lại vẫn mang trong mình những phần "nhân tính", những tình cảm yêu thƣơng rất "ngƣời", Tào Ngu đã làm cho hình tƣợng nhân vật của mình trở nên sống động hơn, thật hơn và có sức thuyết phục hơn. Mặc dù vậy, xét về tổng thể, nhân vật Chu Phác Viên vẫn là nhân vật phản diện. Trong cuộc giằng co giữa tình yêu và quyền lực, quyền lực đã chiến thắng. Bản tính của Chu Phác Viên là coi trọng tiền bạc và quyền lực, vì thế ông ta đã hy sinh tình yêu của Thị Bình. Tất nhiên, tính chất bi kịch của Lôi vũ không bị qui định chỉ bởi kết cục của mối tình ngang trái giữa Chu Phác Viên và Thị Bình. Song không thể không thừa nhận tác động của nhân cách Chu Phác Viên đối với bi kịch cuộc đời của Thị Bình.
Tóm lại, để lý giải hình tƣợng nhân vật Chu Phác Viên, chúng ta cần đặt nhân vật này trong bối cảnh lịch sử văn hoá rộng lớn, đó là chế độ chuyên chế phong
kiến, chế độ tƣ bản chủ nghĩa với nền tảng văn hoá tƣ tƣởng của nó, bởi lẽ đó chính là nguyên nhân của mọi sự “dị hoá” nhân cách của Chu Phác Viên.
Mẫu nhân vật tƣ sản còn có thể gặp trong tác phẩm Nhật xuất. Đó là lão chủ ngân hàng Phan Nguyệt Đình và lão Bát Kim. Hai nhân vật này đƣợc mô tả nhƣ là hiện thân của quyền lực tối thƣợng có thể quyết định số phận cuộc đời của một con ngƣời. Bát Kim cậy thế lực, tiền tài, ức hiếp cả những đứa trẻ vị thành niên nhƣ con Bé, ép nó phải trao cho hắn sự trong trắng, trinh tiết. Khi con Bé phản kháng lại, đánh vào mặt Bát Kim mấy cái, hắn tức giận sai bọn tay chân côn đồ đi lùng bắt con Bé, ép bán nó cho kỹ viện Bảo Hoà và đẩy nó tới chỗ chết. Mặc dù nhân vật Bát Kim không hề xuất hiện lần nào trong vở kịch, song chỉ qua lời kể và thái độ của những nhân vật khác khi nhắc đến cụ Bát cũng cảm thấy “quyền sinh quyền sát” của nhân vật này: “Vấn đề giờ đây không phải là chúng mình có để cho lão Bát Kim sống hay không, mà là lão Bát Kim nó có cho bọn mình sống hay không?” [36, 185] ; "Nhà cụ Bát Kim! Nhà triệu phú, tiền tài nhiều, thế lực to, bao nhiêu tụi anh chị vùng này đều là tôi tớ cụ ấy cả..." [36, 55].
Nhân vật Phan Nguyệt Đình trở thành điển hình sinh động cho lối sống “tƣ bản tiền mặt”. Từ miệng lƣỡi của nhân vật này toát ra sự cay nghiệt và lạnh lùng của những kẻ bóc lột và thống trị: “Nghèo là phạm tội, không bằng chết đi cho xong”! Triết lý sống sặc mùi tiền của y lý giải vì sao y đã không ra tay cứu vớt những con ngƣời nhỏ bé, khốn khổ nhƣ Ký Tam. Không hề tiếc khi bỏ ra không biết bao nhiêu tiền cho những cuộc ăn chơi trác táng, cho những ngƣời đàn bà đẹp nhƣ Trần Bạch Lộ, thế nhƣng chỉ với tháng lƣơng mƣời đồng hai hào rƣỡi là có thể cứu cả gia đình Ký Tam khỏi cảnh chết đói thì Phan Nguyệt Đình vẫn kiên quyết không chịu trả. Đớn đau thay cho nhân tình thế thái! Đớn đau thay cho một “xã hội ngƣời”, nơi mà “Thiên chi đạo tổn hữu dƣ nhi bổ bất túc, nhân chi đạo tắc bất nhiên, tổn bất túc dĩ phụng hữu dƣ"( Đạo trời lấy chỗ thừa bù vào chỗ thiếu, đạo
ngƣời lấy chỗ thiếu bù vào chỗ thừa) (Lời tựa Nhật xuất). Có thể nói, Bát Kim và Phan Nguyệt Đình là những đại biểu của tầng lớp tƣ sản mại bản, tầng lớp có trong tay quyền lực và tiền bạc để tự đặt ra cho chúng một thứ “đạo ngƣời”, cái “đạo” khiến cho những kẻ giàu càng giàu thêm, còn ngƣời nghèo lại càng nghèo hơn.