Khái niệm về nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 52)

Nhân vật là "một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời mà chỉ là sự thể hiện con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách..." [41, 126].

Điều này có nghĩa là không thể đồng nhất nhân vật với con ngƣời có thật trong cuộc sống. Nhân vật chỉ là phƣơng tiện, hay công cụ để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện quan niệm, tƣ tƣởng, tình cảm và thái độ của mình đối với hiện thực xã hội. Nhân vật kịch, ngoài những đặc điểm chung vốn có với tƣ cách là một nhân vật văn học, nó lại có những đặc trƣng thể loại riêng biệt. "Nhân vật kịch chỉ xuất hiện ở những khâu xung đột bên trong và bên ngoài mãnh liệt, tính cách có thể hiện rõ nét nhƣng không thật phong phú và đa dạng nhƣ nhân vật tự sự" [7, 111]. Nói nhƣ Timôfêep thì “hình tƣợng kịch phản ánh những mâu thuẫn của cuộc sống đã chín muồi gay gắt nhất và đã đƣợc xác định, chính vì vậy nó xây dựng trên cơ sở nhấn mạnh trong tính cách con ngƣời sự cảm xúc phiến diện do các mâu thuẫn trên qui định" [41, 254]. Do đặc trƣng thể loại của kịch, do sự hạn chế về không gian và thời gian của loại hình sân khấu, tính cách nhân vật trong kịch mang tính khái quát cao độ chứ không đƣợc khắc hoạ với nhiều khía cạnh tỉ mỉ, hay quá phức tạp. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tính cách của nhân vật trong kịch thƣờng đƣợc xây dựng một cách đơn giản, một chiều. Rất nhiều nhân vật kịch đƣợc khắc hoạ thành công với chiều sâu nội tâm và những biến động tinh thần phong phú, phức tạp.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)