Xem xét vai trò của xung đột trong việc tạo dựng kết cấu tác phẩm kịch không thể không đề cập tới việc sắp xếp tình tiết. Tình tiết và xung đột trong kịch có mối quan hệ không thể tách rời. Xung đột phát triển nhƣ thế nào chính là do sự tiến triển và biến đổi của tình tiết. Và ngƣợc lại, tình tiết là do xung đột tạo thành và nhờ xung đột mà trở nên sinh động, hấp dẫn. Có thể nói thành công của một tác phẩm nghệ thuật, ở một mức độ tƣơng đối lớn, là do việc lựa chọn và sắp xếp tình tiết tạo nên. Trong quá trình miêu tả và xử lý xung đột, Tào Ngu đã hết sức chú ý tới mối quan hệ giữa tình tiết và nhân vật. Ông luôn xuất phát từ nhân vật, đặt nhân vật ở vị trí trung tâm của kết cấu để triển khai tình tiết và xung đột. Bởi thế mà một số kịch bản nhƣ: Nhật xuất, Người Bắc
Kinh, mặc dù tình tiết hết sức bình thƣờng, cốt truyện đơn giản nhƣng vẫn lôi cuốn ngƣời đọc và ngƣời xem. Lí do chính là bởi thông qua những tình tiết bình thƣờng đó tác giả đã đi đƣợc vào chiều sâu tâm lý của nhân vật và khắc hoạ nên những tính cách hết sức chân thực. Lấy ví dụ ở màn ba, cảnh một trong vở Người Bắc Kinh, cảnh Tố Phƣơng và Thụy Trinh bộc bạch tâm sự. Chẳng có tình tiết mà chỉ là đối thoại, nhƣng sự chân thành và trong sáng trong tâm hồn của hai nhân vật này đã khiến khán giả xúc động. Và cũng chính từ cuộc đối thoại đó, chúng ta nhận ra tính cách mạnh mẽ của Thụy Trinh. Cô tiêu biểu cho thế hệ trẻ Trung Quốc dám sống, dám dấn thân. Và điều đáng quý, đáng ca ngợi hơn hết đó là trong con ngƣời Thụy Trinh luôn “ấp ủ một niềm hy vọng, nàng đần dần thấy rõ rồi đây nàng sẽ không ở cái cảnh sống nhỏ hẹp này nữa” [35, 51]. Chính niềm hy vọng đã giúp Thụy Trinh dám thoát ra khỏi “cái lồng nhốt về tinh thần” của nhà họ Tăng, bƣớc chân ra đi tìm một cuộc sống mới.
Tƣơng tự nhƣ thế, trong màn thứ ba của vở Lôi vũ, cảnh Thị Bình ép con gái Tứ Phƣợng phải thề sẽ không gặp lại Chu Bình nữa cũng là một cảnh gây xúc động cho dù tình tiết ở đây hết sức bình thƣờng. Thề thốt là một việc thƣờng thấy trong cuộc sống, ngƣời ta có thể làm việc đó một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Thế nhƣng cả hai ngƣời phụ nữ trong tác phẩm của Tào Ngu đều đau khổ đến tột cùng khi đứng trƣớc lời thề. Một ngƣời mẹ mong muốn nghe đƣợc lời thề từ con gái mình, cơ hồ tin rằng nó sẽ không đi vào vết xe đổ của đời mình ba mƣơi năm trƣớc nữa. Ngƣời con gái thƣơng mẹ, nhận biết đƣợc nỗi đau mà mình sẽ đem lại cho mẹ nhƣng lại không thể thốt ra lời thề vì trái tim của cô không tuân theo những gì mà cô sẽ nói ra thành lời. Ở đây, tình tiết, tâm lý, tính cách, tất cả đƣợc kết hợp với nhau một cách tinh tế, hoàn chỉnh, tạo nên một lớp kịch dung dị mà hết sức sâu sắc.
Có thể nói, trong việc giải quyết và xử lý vấn đề quan hệ giữa nhân vật và tình tiết, Tào Ngu đã không để cho tình tiết làm mờ đi tính cách nhân vật. Bản thân tình tiết không phải là đối tƣợng để biểu hiện, mà chỉ là phƣơng tiện nghệ thuật để qua đó tác giả miêu tả sự phát triển tâm lý và tính cách nhân vật.
Lôi vũ là một tác phẩm có kết cấu tình tiết nổi trội. Tào Ngu đã liên hệ, xâu chuỗi nhân vật và sự kiện trong bối cảnh sinh hoạt gia đình của hai nhà Chu - Lỗ. Những sự kiện và tình tiết dồn dập xảy ra trong thời gian một ngày đã tạo nên cho Lôi vũ một cốt truyện hấp dẫn, đầy kịch tính. Trong bi kịch Lôi vũ, sự đan xen chồng chéo của những mối quan hệ huyết thống và luyến ái kiểu tam giác (hay còn gọi là quan hệ tình yêu tay ba) đã tạo ra những xung đột gay gắt và những tình tiết gay cấn, căng thẳng. Các tình tiết của Lôi vũ
đƣợc dệt nên từ những mối quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, chủ - tớ... nhằng nhịt, tạo nên một mạng lƣới bùng nhùng, phức tạp. Thế nhƣng chính sự phức tạp của cốt truyện lại khiến Lôi vũ trở thành một vở bi kịch hoàn mĩ nhƣ quan niệm của Aristote về nghệ thuật kịch: " Một vở bi kịch hoàn mĩ cần phải phức tạp chứ không theo lối đơn giản" [44, 119]. Tuy nhiên có thể vạch ra ba tuyến xung đột chính trong Lôi vũ. Tuyến thứ nhất là xung đột giữa Chu Phác Viên và Phồn Y hay là xung đột giữa tƣ tƣởng tự do và đạo đức, luân lý của lễ giáo phong kiến. Tuyến thứ hai là xung đột giữa Chu Phác Viên và Lỗ Thị Bình, hay là xung đột giữa chủ và tớ, giữa kẻ giàu và ngƣời nghèo. Thứ ba là xung đột giữa Chu Phác Viên và Lỗ Đại Hải, hay là xung đột giữa giai cấp công nhân và giai cấp tƣ sản. Các tuyến mâu thuẫn này không chỉ là thủ pháp trong nghệ thuật kết cấu mà còn mang ý nghĩa phản ánh nội dung xã hội phong phú. Vì thế Lôi vũ không chỉ là bi kịch gia đình mà còn mở rộng từ xung đột gia đình ra hoàn cảnh xã hội rộng lớn, đó là xã hội thực dân nửa phong kiến Trung Quốc đã đến thời suy vong, sụp đổ.
Trong Lôi vũ có tám nhân vật thì trừ Lỗ Đại Hải, tất cả đều bị cuốn vào những cuộc tình duyên ngang trái. Trong đó có những cuộc tình giữa chủ và tớ, giữa quý và tiện, giữa giàu và nghèo, giữa sang và hèn, và cả những cuộc tình loạn luân giữa mẹ và con, giữa anh và em. Những tình cảm chân thực của con ngƣời những khát vọng đẹp đẽ và cao cả, những dục vọng bản năng... đều bị che đậy bởi một bức màn đạo đức giả của lễ giáo phong kiến. Mọi nhân vật đều bị sức mạnh to lớn của luân lý và tâm lý dồn đẩy vào những tình thế và hoàn cảnh trớ trêu, đôi khi không có lối thoát. Xung đột kịch của Lôi vũ, xét cho cùng là xung đột giữa những tình cảm và khát vọng sống của con ngƣời với đạo đức đè nén, tức là xung đột giữa tâm lý với trật tự luân lý.
Trong Lôi vũ xung đột đƣợc xây dựng trên cơ sở của rất nhiều tình tiết và sự kiện. Những sự kiện ly kỳ trong Lôi vũ cho thấy sự phát triển của những mâu thuẫn không thể dung hoà trong quan hệ vợ chồng, cha con, anh em...Sự kiện trung tâm là sự kiện của ba mƣơi năm về trƣớc: cuộc tình duyên giữa Chu Phác Viên với Thị Bình. Rồi tiếp sau đó là các sự kiện Chu Bình yêu mẹ kế Phồn Y, Tứ Phƣợng yêu anh trai Chu Bình, Thị Bình gặp lại Chu Phác Viên, Chu Phác Viên nhận ra con trai Lỗ Đại Hải...Những tình tiết nổi bật thúc đẩy cao trào và bộc lộ tính nhân vật cần phải nhắc đến trong Lôi vũ là tình tiết Chu Phác Viên bắt Phồn Y phải uống thuốc ở màn một; tình tiết Chu Phác Viên gặp con trai Lỗ Đại Hải ở màn hai; tình tiết Chu Bình trong đêm đi tìm gặp Tứ Phƣợng khiến Phồn Y tức giận đi theo và đứng trong mƣa theo dõi đôi tình nhân trẻ ở màn ba; tình tiết Phồn Y gọi Chu Phác Viên ra "nhận mặt con dâu Tứ Phƣợng" và nói rõ mối quan hệ của mình với Chu Bình cho mọi ngƣời biết ở màn bốn dẫn đến "cơn giông tố" dữ dội ở cuối vở kịch...
Trong quá trình tổ chức xung đột, Tào Ngu đã rất chú trọng đến việc "nội tại hoá" xung đột kịch để từ đó thể hiện tình cảm của nhân vật và tính phong
phú, phức tạp của nhân tính. Xung đột kịch tính nội tại chính là những xung đột nội tâm của nhân vật. Những xung đột này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tình tiết kịch và tạo ra sức truyền cảm nghệ thuật. Trong
Lôi vũ, khi Phồn Y bị Chu Bình xa lánh và quay sang yêu Tứ Phƣợng thì nỗi thất vọng và đau khổ đã dày vò tâm trí Phồn Y. Vứt bỏ chút lòng kiêu hãnh và tự trọng cuối cùng, Phồn Y cầu xin Chu Bình: "Bây giờ tôi van xin anh, trƣớc hết anh hãy khoan ra đi, mà dù anh có ra đi thì hãy đƣa tôi rời khỏi nơi này". Thế nhƣng đáp lại lời cầu xin đó, Chu Bình chỉ nói: "Bà bây giờ không giống nhƣ ngƣời tỉnh táo nữa!", căng thẳng hơn: "Bà thật là một mụ điên", và cuối cùng chiếc mặt nạ đạo đức giả của Chu Bình rơi xuống, anh ta mắng vào mặt ngƣời đàn bà mà anh ta đã từng quyến rũ: "Tôi mong sao bà chết đi!”. Lúc này, khi xung đột bên ngoài giữa Chu Bình và Phồn Y lên đến cao trào thì trong tâm hồn của ngƣời phụ nữ trẻ đầy sức sống đó đang nhen nhúm sự hận thù, sự hận thù đƣợc nhóm lên từ sự bạc bẽo, vô tình của gã đàn ông mà cô đã yêu chân thành. Đứng trong phòng khách, Phồn Y nói một mình: "Kỳ lạ thật, tôi phải làm gì đây?". Đằng sau câu hỏi đó là cuộc xung đột giữa tình yêu và sự hận thù, là sự giằng co quyết liệt giữa ý muốn trả thù và sự tha thứ. Xung đột kịch tính nội tại trong con ngƣời Phồn Y đã dẫn đến hành động phản kháng cuối cùng: nói ra sự thật về cuộc tình loạn luân giữa mình và Chu Bình cho tất cả mọi ngƣời biết. Hành động này của Phồn Y đã dẫn tới biết bao nhiêu tai họa sau đó, bi kịch kết thúc bằng cái chết của ba con ngƣời trẻ tuổi: Chu Bình, Chu Xung, Tứ Phƣợng, là sự điên loạn của hai ngƣời mẹ, hai ngƣời vợ Phồn Y và Thị Bình, là sự day dứt đến cuối đời của Chu Phác Viên...
Trong các vở Nguyên dã và Người Bắc Kinh, kịch tình cũng đƣợc xây dựng trên sự xung đột giữa luân lý và tâm lý. Nếu nhƣ trong Lôi vũ, xung đột luân lý - tâm lý đã phá huỷ hình ảnh đạo đức phong kiến truyền thống mà Chu Phác Viên là đại diện thì trong Người Bắc Kinh, xung đột tâm lý - luân lý lại
là biểu hiện của sự xung đột văn hoá mới và cũ, biểu hiện thành cuộc đấu tranh mâu thuẫn giữa quan niệm về những giá trị khác nhau của các thế hệ trong cùng một gia đình mà cụ thể là vấn đề đạo đức trong hôn nhân và tình yêu. Cốt truyện trong Người Bắc Kinh đƣợc triển khai theo tuyến xung đột giữa các nhân vật Tăng Hạo, Tƣ Ý và Tố Phƣơng, Văn Thanh, Giang Thái xoay quanh vấn đề hôn nhân của Tố Phƣơng. Đây là tuyến chính trong xung đột kịch của Người Bắc Kinh. Nhƣng cũng nhƣ Nhật xuất, bên cạnh tuyến xung đột bên ngoài giữa các nhân vật, Người BắcKinh cũng có một tuyến xung đột bên trong gắn liền với sự phát triển tâm lý của nhân vật.
Cũng nhƣ Người Bắc Kinh, cốt truyện của Nhật xuất đƣợc xây dựng không phải trên cơ sở của những tình tiết ly kỳ, gay cấn, những tính cách khác thƣờng hay những hiện tƣợng quan trọng nổi bật của bối cảnh thời đại. So với Lôi vũ, kết cấu của Nhật xuất có điểm khác biệt. Nếu nhƣ trong Lôi vũ tác giả cố gắng thể hiện một phong cách nghệ thuật thâm thuý có tính hình tƣợng và quá chú trọng đến diễn biến các tình tiết sao cho có đầu có đuôi, thì ở Nhật xuất toàn bộ câu chuyện lại đƣợc đặt trong một cảnh quan khá lớn trong đó các nhân vật bộc lộ những quan điểm nhân sinh của mình. Kịch bản không có nhân vật chính, mỗi nhân vật là một diện mạo riêng, một cá tính riêng, tất cả đƣợc ràng buộc với nhau, kết nối với nhau tạo thành một xã hội thu nhỏ với đầy đủ sắc thái bi hài của cuộc sống! Kết cấu trong Lôi vũ là kết cấu tình tiết, trong đó “tình tiết kịch quá khứ” đan xen và thúc đẩy “tình tiết kịch hiện tại”, mâu thuẫn xung đột tron Lôi vũ tƣơng đối tập trung. Còn trong Nhật xuất, mâu thuẫn bị phân tán, tình tiết không nhiều, các nhân vật đƣợc liên kết với nhau bởi những sự việc vụn vặt của đời thƣờng, vì thế kết cấu mà Tào Ngu áp dụng trong Nhật xuất là phƣơng pháp “miêu tả theo mặt cắt ngang”. Với phƣơng pháp kết cấu này, cuộc sống trong Nhật xuất đƣợc miêu tả dƣới nhiều khía cạnh khác nhau.
Có thể nói, xung đột trong Nhật xuất và Người Bắc Kinh từ đầu đến cuối luôn là xung đột trong thế giới tinh thần và nội tâm của nhân vật. Sự va chạm của những tâm lý khác biệt đã dẫn tới những xung đột không thể dung hoà và đẩy nhân vật tới chỗ phải lựa chọn hoặc là thế này, hoặc thế kia.