Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 67 - 78)

2.3.1.1. Xung đột nội tâm

Trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, xung đột nội tâm thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một thủ pháp hữu hiệu để miêu tả những biến động đầy phức tạp trong tâm hồn con ngƣời. Xung đột nội tâm đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của hành động kịch, nó thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch lên tới cao trào. Trong các tác phẩm tiêu biểu của mình nhƣ: Lôi vũ, Nhật xuất, Nguyên dã, Người Bắc Kinh..., Tào Ngu đã rất chú trọng việc miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật, những xung đột nội tâm đầy biến động, ở đó mọi trạng thái phức tạp của tình cảm con ngƣời nhƣ tình yêu, nỗi buồn, sự hận thù, niềm hi vọng, nỗi đắng cay...đƣợc bộc lộ tinh tế, sống động.

Trong các nhân vật kịch của Tào Ngu, Phồn Y có lẽ là nhân vật đƣợc tác giả khắc hoạ tâm lý rõ nét nhất. Với những khắc hoạ tâm lý đó, Phồn Y trở thành hình tƣợng nhân vật điển hình mang cá tính đặc sắc và rõ ràng nhất trong Lôi vũ. Hình tƣợng ngƣời nữ nhân vật này trở thành ngƣời đại diện cho ý chí tự do dân chủ và khát vọng đòi giải phóng phụ nữ đƣợc dấy lên trong phong trào Ngũ Tứ. Cuộc đấu tranh giành tự do của Phồn Y trong chính gia đình của mình thể hiện một khía cạnh của cuộc đấu tranh mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn xã hội Trung Quốc những thập niên đầu thế kỉ 20.

Miêu tả tâm lý nhân vật Phồn Y, Tào Ngu xuất phát từ góc độ phân tâm học để chỉ ra những ẩn ức tâm sinh lý đang đè nặng lên tâm hồn ngƣời đàn bà này. Những ẩn ức đó đƣợc bộc lộ qua những tiếng kêu tha thiết đầy khổ đau, nƣớc mắt: "Tôi đau, tôi khổ đã mấy năm trời nay rồi. Trong cái nhà chết ngƣời này, tôi hầu hạ một ông Diêm Vƣơng đã mƣời tám năm trời nay. Mặc dầu, quả tim tôi vẫn chƣa chết hẳn. Ông ấy chỉ trông sao cho tôi sinh ra thằng Xung, nhƣng lòng tôi, đời ngƣời tôi vẫn là của tôi chứ!” [34, 206]. Đôi khi những lời nói của Phồn Y giống nhƣ lời nói của một kẻ điên loạn, nhƣng thực chất đó là biểu hiện của một tâm lý bất ổn, một tâm hồn hoảng loạn của một ngƣời đàn bà cô đơn đang khát khao đƣợc sống, đƣợc yêu với tất cả trái tim đầy sức xuân của mình. Trong khi khắc hoạ hình tƣợng nhân vật Phồn Y, Tào Ngu đã miêu tả đƣợc mối xung đột giữa hoàn cảnh và tâm lý bị đè nén, ức chế của nhân vật để từ đó làm bật lên ý nghĩa xã hội của hình tƣợng nhân vật: trong cái xã hội phong kiến chuyên chế hà khắc ấy, trong cái nếp sống gia trƣởng, độc đoán, bất bình đẳng của đại gia đình phong kiến ấy, kết cục số phận ngƣời phụ nữ luôn luôn là bất hạnh! Sống trong ngôi nhà nghẹt thở vì không có lấy một chút không khí trong lành, trong bầu không khí âm u, lạnh lẽo không một chút hơi ấm tình ngƣời, trong con ngƣời Phồn Y đã nảy sinh một tâm lý phản kháng và phá phách, cơ hồ có thể tìm ra một lối thoát cho trái tim luôn khát khao yêu thƣơng của mình.

Xét từ góc độ đạo đức, luân lý truyền thống, nhiều ngƣời cho rằng Phồn Y là một phụ nữ xấu xa vì đã dám công nhiên yêu con trai riêng của chồng mình. Nhƣng nếu đem đặt Phồn Y vào cái hoàn cảnh gia đình mà bà ta đang sống, đặt bà ta vào cái nền lịch sử văn hoá và xã hội của đất nƣớc Trung Hoa những năm đầu thế kỉ trƣớc, thì mới thấy hết đƣợc ý nghĩa nhân bản của hình tƣợng nghệ thuật này. Trong một xã hội phong kiến chuyên chế đầy bảo thủ mà ngƣời phụ nữ chỉ có một quyền duy nhất là quyền im lặng và nhẫn nhịn thì trái tim khao khát đòi quyền yêu, quyền sống của Phồn Y quả là một thứ ánh sáng đẹp đẽ, ánh sáng của

sự sống và tình yêu. Bản thân Tào Ngu đã nhận xét về nhân vật của mình nhƣ thế này: "Bà ta có nhiệt tình cháy bỏng, với một trái tim mạnh mẽ, dám xông lên đập phá tất cả những xiềng xích, quyết một trận kiểu chó cùng cắn dậu. Tuy rằng cuối cùng vẫn rơi trở lại đống lửa, tình cảm mãnh liệt đốt cháy cả con tim bà ta, thế nhƣng chẳng phải đáng cho ngƣời ta phải thƣơng xót và tôn kính hay sao? Dù sao đó cũng còn hơn những kẻ mày râu mà sống cuộc đời nhƣ gà nhốt, ngày này qua ngày khác để trôi đi vô vị" [65, 134].

Tuy nhiên, hình tƣợng nhân vật Phồn Y có nội hàm hết sức phức tạp. Đó không phải là một phụ nữ tốt nhƣng cũng không hoàn toàn là một con ngƣời xấu xa, một nhân vật phản diện. Ở hình tƣợng nhân vật này nổi bật tính cách đan xen nhiều chiều. Đó không phải là mẫu nhân vật có tính cách một chiều và tâm lý bất biến nhƣ ta thƣờng gặp trong kịch hát truyền thống, tốt thì tốt từ đầu đến cuối, xấu cũng xấu từ đầu đến cuối. Bên cạnh những khát vọng cao cả, đẹp đẽ, trong con ngƣời Phồn Y còn tồn tại cả những dục vọng thấp kém, tầm thƣờng. Khi ƣớc mơ, khát vọng không trở thành hiện thực, ở con ngƣời Phồn Y nảy sinh một tâm lý hết sức đáng sợ, tâm lý huỷ diệt. Mất Chu Bình, mất đi ngọn nguồn ý nghĩa của cuộc sống, Phồn Y muốn phá huỷ hết thảy, kể cả hạnh phúc của con trai yêu quý của mình. Chính tâm lý huỷ diệt đã khiến ngọn lửa mà Phồn Y thắp lên không sƣởi ấm và soi sáng cuộc đời nàng mà thiêu cháy tâm can và trái tim ngƣời đàn bà tội nghiệp! Phồn Y chƣa phải là một phụ nữ mới, chƣa có sự thức tỉnh thực sự, bởi lẽ một ngƣời phụ nữ mới phải có lòng tự tôn, tự trọng, mà Phồn Y vẫn còn thiếu những phẩm cách đó. Phồn Y không có lý tƣởng và hoài bão cao xa, cũng không có đƣợc một quan niệm hạnh phúc đúng đắn của những con ngƣời bình thƣờng. Ƣớc muốn duy nhất trong tâm trí Phồn Y chỉ là đeo đuổi tình yêu tự do và hạnh phúc cá nhân. Và phƣơng cách mà Phồn Y sử dụng để đạt tới ƣớc muốn đó hoàn toàn mang tính chất cảm tính. Hình ảnh Phồn Y đứng giữa trời mƣa gió để theo dõi

Chu Bình và bộc lộ những ham muốn dung tục chứng tỏ một tâm hồn cô độc, một tính cách bất thƣờng và một tâm lý điên dại, bệnh hoạn của nàng.

Tóm lại, về hình tƣợng nhân vật Phồn Y, chúng ta phải xem xét một cách biện chứng dƣới nhiều góc độ. Một mặt, cần thấy đƣợc sắc thái giải phóng trong cá tính của Phồn Y, dám chống lại sự chuyên chế phong kiến. Mặt khác lại phải thấy sự hạn chế trong tính cách Phồn Y, đó là sự khác biệt đối với ngƣời phụ nữ mới hiện đại trong quá trình đòi giải phóng cá tính, đòi dân chủ tự do. Có thể nói rằng vào thời điểm ra đời của nó, Lôi vũ đƣợc đánh giá cao chính bởi nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật Phồn Y. Hình tƣợng nhân vật sinh động và có sức sống hay không chính là nhờ tâm lý chiều sâu của nó. Miêu tả tâm lý bị đè nén, ức chế, hƣớng nội của nhân vật, Tào Ngu đã tạo ra bƣớc đột tiến trong lịch sử kịch hiện đại Trung Quốc. Trong Lôi vũ, nhân vật Thị Bình cũng đƣợc miêu tả dƣới góc độ tâm lý chiều sâu và đã trở thành một hình tƣợng phụ nữ khổ đau, đáng thƣơng nhƣng đầy nhân từ, thánh thiện.Trƣờng đoạn Thị Bình bắt con gái Tứ Phƣợng phải thề trong tiếng sấm sét cũng là một trƣờng đoạn xung đột nội tâm mạnh mẽ. Qua trƣờng đoạn này, Tào Ngu đã đi đƣợc vào nơi sâu kín nhất trong tâm hồn Thị Bình, miêu tả đƣợc nỗi lo sợ và hoảng loạn nhân tâm của bà khi biết con gái đang đi vào vết xe đổ của mình ngày trƣớc. Còn Tứ Phƣợng, mối xung đột giằng xé trong tâm hồn ngây thơ của cô là mối xung đột giữa một bên là tình cảm mẹ con sâu sắc và bên kia là tình yêu đầu đời mà cô không muốn mất. Hai thân phận đàn bà khổ đau dƣới cùng một mái nhà gợi lên trong lòng ngƣời xem, ngƣời đọc nỗi xót thƣơng không thể diễn tả.

Một tác phẩm khác của Tào Ngu cũng khá thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, đó là Nhật xuất. Xung đột kịch trong Nhật xuất bề ngoài nhƣ đƣợc triển khai theo tuyến Phƣơng Đạt Sinh - Trần Bạch Lộ nhƣng thực ra đó chính là xung đột nội tâm của Trần Bạch Lộ. Trần Bạch Lộ là nhân vật trung tâm của Nhật

xuất. Ở nhân vật này có sắc thái bi kịch hết sức phức tạp, tâm lý và tính cách đầy mâu thuẫn. Trong con ngƣời Bạch Lộ đan xen lẫn lộn những tình cảm trong sáng, tốt đẹp của con ngƣời và những ham muốn vật chất phù phiếm, tầm thƣờng của nó. Bạch Lộ chán ghét cái thế giới mà cô đang sống với những kẻ mà cô khinh ghét nhƣng từ bỏ nó thì cô lại cũng không muốn. Khi Phƣơng Đạt Sinh muốn kéo cô ra khỏi cuộc sống xa hoa, phù phiếm đó thì Bạch Lộ nói: "Nhƣng tôi thì tôi cần có ngƣời nuôi tôi sống. Anh có hiểu không? Tôi cần sống phong lƣu. Anh có hiểu không? Đi ra cửa tôi cần có ôtô; tiếp bạn tôi cần có quần áo đẹp; tôi cần chơi bời, cần tiêu tiền, tiêu rất nhiều tiền. Lẽ nào anh lại không hiểu?" [35, 39].

Tâm lý thích sống một cuộc sống xa hoa, hƣởng thụ đã ăn vào máu thịt của Trần Bạch Lộ và trở thành triết lý sống của cô. Và để có đƣợc cuộc sống xa hoa đó, cô đã chấp nhận bán mình cho lão chủ ngân hàng Phan Nguyệt Đình. Điều đáng phê phán là Bạch Lộ đã cho rằng việc bán mình đó chẳng có gì là xấu xa cả: "Đồng tiền tôi kiếm đƣợc là do tôi đã hy sinh cái quý nhất của con ngƣời mà đánh đổi lấy nó. Đối với ngƣời đàn ông, tôi đã chịu đựng hết cái nghĩa vụ rất tội nghiệp của ngƣời đàn bà, thì tôi cũng phải đƣợc hƣởng mọi quyền lợi mà bọn đàn bà đáng đƣợc hƣởng chứ. Tôi chƣa hề tìm mƣu, tìm kế lừa bịp ai. Đời sống của tôi đƣợc thế này, là vì ngƣời ta đã vui lòng giúp đỡ, là vì tôi đã hy sinh cả tấm thân tôi." [36, 40]. Lối sống hƣởng thụ đã làm tha hoá một phần con ngƣời Trần Bạch Lộ, biến cô thành một kẻ sống “tầm gửi” vào những kẻ giàu có.

Diễn biến tâm lý của nhân vật Trần Bạch Lộ hết sức phức tạp, cô ý thức đƣợc hoàn cảnh mà mình đang sống, nhận biết đƣợc ngƣời tốt kẻ xấu, thế nhƣng khi phải lựa chọn con đƣờng sống cho mình, cô vẫn để cho ma lực của đồng tiền cuốn đi. Cô luôn tự vấn mình rồi lại tự bao biện cho những việc làm của mình. Sống trong cái thế giới tiền bạc nhơ nhớp đầy giả dối, song đôi khi ở Bạch Lộ vẫn toát ra chút ngây thơ, lãng mạn và sự chân tình. Cái cảnh Bạch Lộ đứng bên cửa sổ cùng

Phƣơng Đạt Sinh, hân hoan vui sƣớng khi nhìn thấy những giọt sƣơng long lanh đọng trên cửa kính cho thấy trong tâm hồn ngƣời đàn bà này vẫn còn chút gì đó trong sáng, đẹp đẽ: "Ô, anh thấy không? Này sƣơng! sƣơng! Đến mùa xuân rồi mà vẫn còn sƣơng kia nhỉ? ...Em thích sƣơng lắm anh ạ, anh nhớ không? Ngay từ hồi em còn bé tí, em đã thích sƣơng lắm. Anh xem sƣơng đẹp thật chứ, mát mắt quá..." [36, 27].

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà Tào Ngu miêu tả những cảnh nhỏ nhặt nhƣ thế. Đặt nhân vật vào trong những tình huống rất giản dị, đời thƣờng, tác giả dƣờng nhƣ muốn qua đó, nhân vật của mình sẽ bộc lộ những điều thầm kín nhất của nội tâm. Trong nội tâm của nhân vật Trần Bạch Lộ luôn xuất hiện sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa hi vọng và tuyệt vọng, và khi rơi vào sự bế tắc không có lối thoát, cô đã tự kết thúc cuộc đời mình. Những giờ phút cuối cùng trong cuộc đời của Bạch Lộ đƣợc Tào Ngu miêu tả đầy đau đớn, khắc khoải, cô đi đi lại lại trƣớc gƣơng, tự ngắm mình rồi nói: "Nào con ngƣời có xấu xí gì lắm cho đang! Mà tuổi cũng chƣa có thể nói là già!...Thế mà..Mới ngần này tuổi tác, nhan sắc dƣờng kia mà...mà..."[36, 226]. Cái khoảnh khắc tâm lý đàn bà đến lúc chết vẫn nuối tiếc tuổi trẻ và sắc đẹp của mình ấy đƣợc Tào Ngu miêu tả thật tinh tế. Chính nhờ những khoảnh khắc bộc lộ tâm lý đó mà hình tƣợng nhân vật Trần Bạch Lộ trở nên có nội hàm dày dặn hơn.

Trong số các tác phẩm của Tào Ngu, Người Bắc Kinh đƣợc coi là tác phẩm đỉnh cao của chính kịch tâm lý hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm này tập trung phản ánh đặc điểm tâm lý của xung đột kịch, nói cách khác, tác phẩm tạo dựng xung đột kịch trên cơ sở những khác biệt về tâm lý và tính cách giữa các nhân vật, trên cơ sở của những mâu thuẫn nội tại trong bản thân tính cách nhân vật. Trong khi miêu tả những sinh hoạt thƣờng ngày của nhân vật với những mâu thuẫn và xung đột bình thƣờng, lẻ tẻ, Tào Ngu chú trọng miêu tả thế giới tinh thần của nhân vật, cố gắng

khai thác những điều còn ẩn chứa nơi sâu kín trong tâm hồn nhân vật. Trƣờng đoạn tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong Người Bắc Kinh là cảnh làm mối và khuyên Tố Phƣơng lấy chồng ở màn một. Trong cảnh này, lời thoại của nhân vật luôn có hai lớp nghĩa. Lớp ở bên ngoài là những lời nói ra miệng, thể hiện những gì đƣợc coi là luân lý đạo đức, nhƣng lớp nghĩa bên trong là những gì nằm sâu trong suy nghĩ của mỗi ngƣời mới phản ánh thực chất trạng thái tâm lý của nhân vật. Dƣới ngòi bút của Tào Ngu, trong cảnh này, các loại tâm lý, tính cách khác nhau của nhân vật đƣợc lột tả thật tinh tế và hết sức sống động. Đầu tiên là Tƣ Ý mở đầu câu chuyện, với danh nghĩa là muốn gả chồng cho Tố Phƣơng nhƣng thực tế là muốn nhân cơ hội đó đuổi Tố Phƣơng ra khỏi nhà. Tăng Hạo muốn giữ Tố Phƣơng ở lại nhƣng không tiện để lộ ý muốn này nên nói một cách mập mờ: "Cái ngƣời này, thầy thấy..." [35, 84], chƣa hết lời đã bị Giang Thái đoán trúng tim đen, “hừm” một cái. Đoạn thoại này tuy ngắn, chỉ một câu nói và một hành động đơn giản nhƣng biểu hiện đƣợc tâm lý sở hữu của Tăng Hạo và tính cách nóng nảy, bộc trực của Giang Thái.

Hay nhƣ trƣờng đoạn miêu tả sự đối kháng tâm lý giữa Tăng Hạo và Tƣ Ý. Một ngƣời thì muốn gả chồng cho Tố Phƣơng, ngƣời kia thì muốn giữ cô ở lại, nhƣng cả hai đều không dám vứt bỏ bộ mặt nhân nghĩa giả tạo, cố sức che đậy dụng tâm của mình. Sự mâu thuẫn giữa lời nói và ý muốn khiến cho lời thoại trở nên ngoắt ngéo, mập mờ, nƣớc đôi, câu nào cũng có chỗ sơ hở để đối phƣơng tìm thấy và lợi dụng xuyên tạc. Tăng Hạo nói: "Tố Phƣơng, cháu phải biết, chú chỉ có một mình cháu là cháu gái, xƣa nay luôn coi cháu nhƣ con đẻ, mà con đẻ không chịu đi lấy chồng, thì chẳng lẽ lại không nuôi hay sao?" [35, 85]. Còn Tƣ Ý thì nói: "Cô Tố ạ, cô cứ yên tâm, cả nhà nhắc đến chuyện này cũng là vì săn sóc đến cô đó thôi. Cô ở nhà này suốt đời cũng chẳng có ai nói ra nói vào đến nửa lời, (ác nghiệt), con gái ế chồng chẳng lẽ không nuôi? Huống hồ hai cụ đằng nhà lại không còn, họ hàng không còn ai...” [35, 85]. Mỗi lời nói của Tƣ Ý nhƣ mũi dao nhọn

đâm vào tâm hồn đau khổ của Tố Phƣơng và Văn Thanh. Nhƣng dƣới sức nặng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 67 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)