Sự kết hợp không gian thời gian quá khứ và hiện tại (kết cấu đồng hiện)

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 110 - 113)

cấu đó mà phải áp dụng phƣơng pháp nghệ thuật phù hợp với đặc trƣng của sân khấu kịch nói để tổ chức, sắp xếp hành động kịch sao cho chặt chẽ và tập trung hơn.

Trong quá trình nghiên cứu và học hỏi từ những nhà viết kịch nổi tiếng Phƣơng Tây, Tào Ngu đã tìm ra cho mình những phƣơng pháp xây dựng kết cấu của vở kịch để từ đó có thể chuyển tải tƣ tƣởng một cách hữu hiệu nhất.

3.3.1. Sự kết hợp không gian- thời gian quá khứ và hiện tại ( kết cấu đồng hiện) hiện)

Thời gian nghệ thuật gắn liền với hoàn cảnh, nó vận động và buộc tính cách phải vận động theo. Cách chiếm lĩnh và biểu hiện thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mỗi tác giả mỗi khác. Ở tác giả này thời gian có thể kéo dài hàng chục năm, theo suốt chiều dài của cuộc đời nhân vật, ở tác giả khác, thời gian lại đƣợc miêu tả theo lối đồng hiện, có sự đan xen, đảo lộn giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Cái kỳ diệu của nghệ thuật chính là ở chỗ nó cho chúng ta thấy và cảm nhận cùng một lúc cái của hôm qua và ngày mai trong ngày hôm nay!

Trong Lôi vũ của Tào Ngu, thời gian và không gian đồng hiện đƣợc sử dụng nhƣ một trong những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc và đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Để có thể gói gọn rất nhiều mâu thuẫn xung đột của hai gia đình Chu - Lỗ trong suốt ba mƣơi năm vào trong chỉ một ngày (từ "một buổi sáng đầu hè" đến "quang cảnh của hai giờ đêm hôm ấy") và chỉ ở phòng khách của gia đình họ Chu, Tào Ngu đã phải bỏ công sức trong suốt năm năm. Và phƣơng pháp mà ông sử dụng để xây dựng kết cấu của Lôi vũ là kết hợp những “tình tiết kịch quá khứ” với “tình tiết kịch hiện tại” thông qua sự hồi tƣởng của nhân vật. Thực ra, phƣơng pháp

nghệ thuật này đƣợc Tào Ngu học hỏi từ các kịch mục phƣơng Tây. Trong bi kịch Hy Lạp, vì đề tài thƣờng lấy từ truyền thuyết thần thoại đã quá quen thuộc với mọi ngƣời nên các nhà soạn kịch thƣờng bắt đầu vở kịch từ đoạn giữa hoặc gần cuối của quá trình phát triển xung đột kịch mà không đi từ đoạn đầu của câu chuyện. Những tình tiết xảy ra trƣớc đó sẽ đƣợc đội đồng ca trình diễn qua lời hát. Sau này, nhà soạn kịch Ipxen cũng kế thừa và phát triển đặc trƣng kết cấu này của bi kịch Hy Lạp, tạo ra phƣơng pháp "nhớ lại việc xƣa", đƣa những tình tiết đã xảy ra trong quá khứ kết hợp đan xen với những tình tiết kịch hiện tại, dùng nhân tố kịch quá khứ thúc đẩy nhân tố kịch hiện tại. Thậm chí nhƣ vở Ngôi nhà búp bê của ông, những xung đột đang diễn ra trong tác phẩm chỉ là kết quả của những tình tiết kịch trong quá khứ. Hay nhƣ trong vở Bọn quỷ, câu chuyện của hai mƣơi năm trƣớc đƣợc tái hiện lại trong hồi ức của các nhân vật và những gì đang diễn ra chỉ là sự tiếp nối, là kết quả của những việc đã xảy ra trong quá khứ. Cuộc tình loạn luân giữa Luxina và Âuxihoan chính là sự báo ứng đối với những việc làm tội lỗi của cha họ trƣớc kia. Lôi vũ của Tào Ngu về một phƣơng diện nào đó đã chịu ảnh hƣởng của Bọn quỷ của Ipxen. Bắt đầu nội dung vở kịch từ mâu thuẫn của ba mƣơi năm về trƣớc giữa Chu Phác Viên và Thị Bình và dồn nén xung đột vào trong vòng một ngày, Tào Ngu sử dụng tình tiết kịch trong quá khứ để thúc đẩy tình tiết kịch hiện tại. Sự hồi tƣởng và nhắc lại những chuyện đã xảy ra trong qúa khứ khiến cho bình diện không gian và thời gian trong kịch đƣợc mở rộng tối đa. Căn phòng khách mà Thị Bình đang đứng chờ gặp Chu Phác Viên bỗng trở thành phòng khách của ba mƣơi năm về trƣớc, nơi mà ở đó bà đã đón nhận tình yêu của cậu chủ để sau đó ôm con ra đi trong tuyệt vọng, bẽ bàng. Và bây giờ khi đứng đối diện với nhau trong phòng khách đó, trong tâm trí của họ hẳn lại dội về câu chuyện của ba mƣơi năm về trƣớc với những kỷ niệm vui, buồn, đau khổ và hạnh phúc. Khi Chu Phác Viên thốt lên: "Ôi, Thị Bình, là bà đấy ƣ?", thì đó là tiếng kêu thảng thốt của cậu chủ Chu Phác Viên của ba mƣơi năm trƣớc. Còn khi ông ta bình tĩnh và lạnh lùng

hỏi: " Bà cần bao nhiêu tiền?", đó lại là một Chu Phác Viên của hiện tại, muốn chuộc lại những lỗi lầm của mình bằng tiền bạc, vật chất. Chỉ trong giây lát, có thể là bằng thời gian của một cái chớp mắt, hồi ức đƣa nhân vật (và cũng là đƣa ngƣời xem) quay lại với cái quá khứ để ngay sau đó khi đối diện với hiện tại, lại cảm nhận rõ hơn về số phận và sự biến động của cuộc đời mình. Yếu tố thời gian miêu tả theo lối đồng hiện góp phần làm cho không gian nghệ thuật trong tác phẩm đƣợc mở rộng và mang tính chất đa chiều, nó cho phép tác giả và ngƣời đọc khám phá hiện thực cuộc sống và số phận con ngƣời một cách toàn diện hơn, với lƣợng thông tin phong phú, đầy đủ hơn. Số phận con ngƣời trong sự tác động đồng thời của cả hai chiều hiện thực: quá khứ và hiện tại trở nên chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nhiều kịch tính hơn, mang nhiều âm hƣởng và sắc thái của cuộc đời.

Việc kết hợp đan xen giữa những nhân tố kịch quá khứ và hiện tại giúp ngƣời xem, ngƣời đọc có thể hình dung đƣợc toàn bộ câu chuyện và những thăng trầm, biến đổi trong số phận và cuộc đời nhân vật. Hơn nữa, đôi khi những tình tiết kịch quá khứ cũng là để lý giải hay giúp ngƣời xem, ngƣời đọc hiểu đƣợc quá trình diễn biến của nội dung câu chuyện. Liên kết nhân vật và sự kiện không theo trình tự của thời gian, Tào Ngu bắt đầu câu chuyện từ cuộc đối thoại giữa hai cha con Lỗ Quý - Tứ Phƣợng để từ đó mở ra bí mật của mối tình loạn luân giữa Chu Bình và Phồn Y xảy ra từ ba năm về trƣớc. Rồi tiếp sau đó thông qua nhân vật Chu Bình và Phồn Y, tác giả lại tiếp tục vén lên bức màn bí mật của ba mƣơi năm trƣớc: câu chuyện tình của Chu Phác Viên và Thị Bình. Từng lớp xung đột cứ đƣợc bóc lên nhƣ thế....

Kết cấu đồng hiện có tác dụng thúc đẩy tình tiết và xung đột kịch phát triển, nhƣng nó cũng gây cho tác giả những khó khăn nhất định: phải giao đãi nhiều sự kiện quá khứ, nghiên cứu, sắp xếp sự ra vào của nhân vật chính xác, đúng thời điểm, liên kết và móc nối các tình tiết, sự kiện thật tinh tế và không bị rối...

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)