Tổ chức xung đột và sắp xếp tình tiết trong kịch Tào Ngu còn đóng vai trò trong việc thúc đẩy hành động kịch phát triển. Chúng ta biết rằng xung đột kịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hành động kịch, nó thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch lên tới cao trào. Nói khác đi, cao trào chính là kết quả tất nhiên của xung đột phát triển đến đỉnh điểm, hoặc là điểm chuyển ngoặt. Trong các tác phẩm của mình, Tào Ngu đã sử dụng phƣơng pháp xây dựng cốt truyện theo mô hình "đột biến và nhận biết" (hay còn gọi là "đột biến"và "phát hiện") trong lí luận về kết cấu bi kịch của Aristote. Theo Aristote, "đột biến và nhận biết là hai thành phần của cốt truyện. Còn thành phần thứ ba là sự đau khổ..." [44, 119]. Trong Lôi vũ, Tào Ngu đã sử dụng hình thức "nhận biết và đột biến" để mở ra xung đột và hình thành cao trào. Khi Lỗ Thị Bình đến tìm gặp Chu Phác Viên, trong lúc đứng đợi ở phòng khách nhà họ Chu đã nhận thấy những đồ đạc cũ kĩ trong nhà rất quen thuộc, rồi bà chú ý đến cái cửa sổ đóng kín và cảm thấy "căn phong này dƣờng nhƣ ta đã thấy ở đâu" [34, 92]. Trong tình tiết này, Tào Ngu miêu tả Thị Bình "cúi đầu trầm tƣ, đôi tay lạnh ngắt" để thể hiện tâm lý căng thẳng của nhân vật, và chuẩn bị cho một sự "đột biến và nhận biết". Và cuối cùng khi nhìn lên bức ảnh ngƣời vợ cũ của Chu Phác Viên, Thị Bình đã "kinh ngạc không nói nên lời". Bà phát hiện ra rằng mình đã trở về gia đình họ Chu, cái gia đình mà ba mƣơi năm trƣớc bà đã bị đuổi đi với đứa con mới sinh đƣợc mấy ngày trong một đêm mƣa gió. Sự "phát hiện" này đã khiến Thị Bình đau khổ tột cùng, bà
lẩm bẩm nói một mình: "Ôi, trời đất rộng biết ngần nào, làm sao mà qua mấy chục năm, lại cứ đem đứa con đáng thƣơng của ta mà đặt vào trong cái nhà của ông ta chứ ? Ôi, trời ơi!"[34, 94].
Tiếp theo sự phát hiện của Thị Bình là sự phát hiện của Chu Phác Viên. Tình tiết này rất giàu kịch tính. Nó thể hiện rõ hơn sự xấu xa, gian xảo của Chu Phác Viên. Bởi tƣởng rằng Thị Bình đã chết, lúc đầu Chu Phác Viên với tƣ cách ông chủ đã cƣ xử với Thị Bình bằng thái độ của bề trên với kẻ dƣới. Sau đó khi cảm thấy có điều gì đó quen quen trong vóc dáng và giọng nói của Thị Bình, Chu Phác Viên đã hỏi tên họ của bà. Sự căng thẳng của tình tiết phát triển theo từng hành động và từng lời nói của nhân vật. Khi Chu Phác Viên bảo Thị Bình đi xuống nhà gặp Tứ Phƣợng tiện thể nói Tứ Phƣợng tìm cái áo mƣa và mấy cái áo cũ trong hòm gỗ thì Thị Bình nói: "Loại áo lụa ấy có tất cả năm chiếc. Trên một chiếc áo cũ ấy có thêu một đoá hoa mai bằng chỉ tơ tằm, và bên cạnh đó còn thêu một chữ "Bình"[34, 109]. Phản ứng của Chu Phác Viên lúc đó chỉ là thốt lên đƣợc mấy tiếng: "Ôi, Thị Bình! Là bà ƣ?". Trƣờng đoạn Chu Phác Viên gặp Thị Bình và phát hiện ra đó chính là ngƣời vợ cũ của mình, không những làm cho kết cấu của vở kịch thêm chặt chẽ, hoàn chỉnh mà còn miêu tả đƣợc toàn bộ tính cách nhân vật, đặc biệt là của Chu Phác Viên khi hắn muốn dùng tiền để bù đắp những tội lỗi trƣớc đây đã gây ra cho Thị Bình. Có thể nói xung đột giữa Chu Phác Viên và Thị Bình là xung đột giữa tính thiện và tính ác, giữa sự trong trắng, cao thƣợng, thuần khiết và sự gian xảo, đê tiện. Những phát hiện tiếp sau đó càng đẩy cao trào của xung đột kịch lên tới đỉnh điểm. Thị Bình phát hiện hai anh em Chu Bình và Tứ Phƣợng yêu nhau, Chu Phác Viên phát hiện Lỗ Đại Hải là con trai của mình, Tứ Phƣợng phát hiện Chu Bình là anh trai ... Mỗi lần phát hiện là một bƣớc phát triển của tình tiết, làm cho xung đột càng trở nên gay gắt và giàu kịch tính, cuối cùng sẽ đẩy nội dung vở kịch lên cao trào và hình thành "đột biến".
Trong tác phẩm Nguyên dã, Tào Ngu cũng vận dụng kĩ xảo này. Khi nhân vật Cừu Hổ phát hiện ra ngƣời tình của mình trở thành vợ của Đại Tinh, và Đại Tinh phát hiện ra vợ mình là ngƣời tình của Cừu Hổ thì trong tính cách của hai nhân vật này đã có sự biến đổi dẫn tới sự thay đổi trong mối quan hệ của họ từ bạn chuyển thành thù. Và cuối cùng là lƣỡi dao hận thù của Cừu Hổ đã kết liễu Đại Tinh. Có thể thấy, "phát hiện" là nguyên nhân, "đột biến" là kết quả, cao trào là điểm chuyển ngoặt từ nguyên nhân dẫn tới kết quả, là đỉnh điểm của mâu thuẫn xung đột.
Trong kịch Tào Ngu, cao trào có thể đặt ở cuối vở kịch nhƣ các vở Lôi vũ,
Người Bắc Kinh. Trong Lôi vũ, cao trào đặt ở màn bốn. Khi đó, Chu Phác Viên để cho Chu Bình nhận mẹ, huyết thống hai nhà Chu - Lỗ trở nên rõ ràng, hành động kịch và xung đột lên tới đỉnh điểm và đi đến kết cục. Sự hình thành cao trào rõ ràng nhƣ vậy đã có sức lôi cuốn khán giả và độc giả đến cùng. Trong Người Bắc Kinh, cao trào đƣợc đặt ở màn ba, khi chiếc quan tài của Tăng Hạo bị gia đình họ Đỗ khiêng đi, Thuỵ Trinh và Tố Phƣơng ra đi và Văn Thanh tự sát.
Một số vở kịch khác, cao trào lại đặt ở đoạn giữa của vở kịch, cách kết cục khá xa, do đó hành động kịch ở các màn sau "đi xuống", phát triển ít căng thẳng hơn. Cụ thể là vở Nguyên dã, cao trào xuất hiện ở màn thứ hai, khi Cừu Hổ quyết tâm đi báo thù cho cha và dành lại tình yêu của Kim Tử. Những màn sau đó chủ yếu miêu tả xung đột nội tâm của Cừu Hổ khi phải trốn chạy khỏi sự truy tìm. Hành động kịch chùng xuống, xong nội dung kịch không vì thế mà không tiếp tục phát triển.