Những kết luận khoa học chủ yếu

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 120 - 122)

1.1. Quá trình hình thành tƣ tƣởng nghệ thuật và quan niệm sáng tác của Tào Ngu không phải là một quá trình đồng nhất. Những tác phẩm trƣớc năm 1940 chủ yếu đƣợc sáng tác trên lập trƣờng dân chủ, khi đó tƣ tƣởng định mệnh chi phối các tác phẩm của ông. Từ "mệnh trời" đến "đạo ngƣời" là một bƣớc phát triển lớn trong nhận thức của Tào Ngu về hiện thực xã hội và con ngƣời. Những con ngƣời trong kịch Tào Ngu còn chƣa làm chủ đƣợc hoàn cảnh và hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của ông chƣa mở rộng mà mới chỉ bó hẹp trong phạm vi của một tầng lớp, một bộ phận xã hội nào đó. Tuy nhiên, tất cả tác phẩm của ông đều đƣợc viết ra từ cảm hứng nhân đạo cao quý và điều này tạo nên sức sống lâu dài cho nghệ thuật kịch Tào Ngu.

1.2. Vấn đề xây dựng hình tƣợng nhân vật là một trong những vấn đề tạo nên phong cách và sắc thái riêng biệt của kịch Tào Ngu. Ông đã tạo dựng nên đƣợc những hình tƣợng nhân vật điển hình với tâm lý và tính cách sinh động, ngôn ngữ đƣợc "tính cách hoá" và "đời sống hoá" cao độ. Những thủ pháp nghệ thuật mà ông áp dụng trong việc khắc hoạ tâm lý và tính cách nhân vật đã đem đến cho kịch hiện đại Trung Quốc một sự cách tân trong kỹ thuật viết kịch. Sự thành công của hình tƣợng nhân vật trong kịch Tào Ngu chủ yếu là ở chiều sâu tâm lý. Chiều sâu tâm lý trong kịch Tào Ngu đƣợc biểu hiện chủ yếu qua phƣơng thức dùng mâu thuẫn nội tại giữa luân lý và tâm lý của nhân vật. Chiều sâu tâm lý của nhân vật trong kịch Tào Ngu cũng không chỉ dừng lại ở việc miêu tả những tác động của sự kiện và bối cảnh xã hội bên ngoài, mà cao hơn một bƣớc, nó trở thành vấn đề mang tính lịch sử, văn hoá và tƣ tƣởng về con ngƣời và hiện thực nhân sinh.

1.3. Về nghệ thuật kết cấu, Tào Ngu đã tạo dựng đƣợc những phƣơng thức kết cấu đa dạng và hoàn chỉnh. Trong vở Lôi vũ, thông qua kết cấu "kiểu đóng" (kết cấu khép kín), Tào Ngu đã giải quyết một cách tài tình mối quan hệ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong kịch, thể hiện tập trung đƣợc thế giới

nội tâm của các nhân vật, đồng thời xâu chuỗi và liên kết các nhân vật, sự kiện trong một bầu không khí giàu đặc trƣng nghệ thuật kịch. Trong vở Nguyên dã, ông lại tạo dựng phƣơng thức kết cấu "mở", phƣơng thức kết cấu này đƣợc hình thành theo tiến trình lần lƣợt của thời gian, cốt truyện đƣợc mở ra theo thứ tự thuận. Còn với hai tác phẩm Nhật xuất Người Bắc Kinh, Tào Ngu đã rất thành công với phƣơng thức kết cấu song tuyến, trong đó kết hợp miêu tả những xung đột bên ngoài và thế giới nội tâm của nhân vật. Tuy nhiên, vấn đề không phải là bản thân phƣơng thức kết cấu đó tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn của vở kịch mà là ở chỗ thông qua những phƣơng thức kết cấu đó, tác giả đã biểu đạt đƣợc những nội dung tƣ tƣởng nhất định và đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời xem sự thụ cảm nghệ thuật sâu sắc.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)