Hình tượng người công nhân

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 63 - 64)

Hình tƣợng ngƣời công nhân tiêu biểu trong kịch Tào Ngu là hình tƣợng nhân vật Lỗ Đại Hải, đƣợc xây dựng để ca ngợi tƣ tƣởng giác ngộ, phẩm chất và ý chí của giai cấp công nhân. Hình tƣợng nhân vật này đƣợc xây dựng cũng là để đƣa vào lý tƣởng và hy vọng mới đối với cuộc sống tốt đẹp trong tƣơng lai.

So với các hình tƣợng khác trong Lôi Vũ, hình tƣợng Lỗ Đại Hải có sức mạnh và hy vọng nhất. Đặc trƣng tính cách của nhân vật là thái độ căm ghét và đấu tranh với thế lực áp bức, thống trị. Là đại diện của giai cấp công nhân, Lỗ Đại Hải đấu tranh không khoan nhƣợng với Chu Phác Viên. Ở Lỗ Đại Hải ý thức giai cấp rất rõ ràng, mạnh mẽ. Anh nhận thức đƣợc hố sâu ngăn cách giữa kẻ giàu, ngƣời nghèo, giữa giai cấp bóc lột và ngƣời bị bóc lột. Ở nhân vật này sự thẳng thắn, tự tin và thực tế đƣợc miêu tả nhƣ những phẩm chất cao đẹp. Anh không gian trá, xảo quyệt nhƣ Chu Phác Viên, không nhu nhƣợc, hèn hạ nhƣ Chu Bình, không ảo tƣởng, lãng mạn nhƣ Chu Xung, và anh cũng khinh thƣờng sự "hạ lƣu" vô sỉ, hám lợi của ông bố dƣợng Lỗ Quý. Nhân vật Lỗ Đại Hải đƣợc xây dựng không phải là "công cụ đấu tranh giai cấp" vì ở anh còn có cả những tình cảm rất "ngƣời". Anh yêu thƣơng anh em công nhân, yêu thƣơng mẹ và em gái, sẵn sàng làm mọi việc vì họ. Nhân vật Lỗ Đại Hải mang nhân sinh quan tích cực và tiến bộ. Ở anh luôn luôn có một lý tƣởng rực rỡ chiếu rọi. Vì thế sự xuất hiện của nhân vật Lỗ Đại Hải giống nhƣ một ngọn đèn pha, chiếu sáng cả gia đình tối tăm, đầy tội lỗi của Chu Phác Viên, cả gia đình ti tiện của Lỗ Quý. Có thể nói, từ hình tƣợng Lỗ Đại Hải, sắc thái bi kịch nặng nề của Lôi vũ đƣợc giảm đi nhiều. Tuy nhiên việc miêu tả nhân vật này còn thiếu chiều sâu tâm lý, có khuynh hƣớng "khái niệm hoá" hình

tƣợng nên tính cách nhân vật vẫn chƣa phong phú và đầy đặn nhƣ các nhân vật khác trong tác phẩm.

Trong Nhật xuất, ngƣời ta còn mƣờng tƣợng ra hình ảnh của ngƣời công nhân đang lao động qua tiếng hát hùng tráng, tin tƣởng của họ. Mặc dù chƣa xuất hiện trên sân khấu, nhƣng hình ảnh những ngƣời công nhân trong Nhật Xuất đã báo hiệu cho sự ra đời của một lực lƣợng xã hội mới, một lực lƣợng có khả năng đấu tranh đem lại sự công bằng cho những con ngƣời cùng khổ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật kịch Tào Ngu (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)