Về Thị Trường 64

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 73)

Thị trường NHĐT trong nước còn nhiều manh mún và cũng chưa có CTCK nào thể hiện được sức mạnh vượt trội. Dẫn đầu về thị phần môi giới là CTCK Thăng Long (TLS). Tuy nhiên, xét về mảng cung cấp các dịch vụ NHĐT, Thăng Long chưa phải là tên tuổi nổi bật. CTCK Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC) dù đã có những nổ lực thiết lập hệ thống hoạt động theo chuẩn của một NHĐT, đã có những thành công ban đầu nhưng so ra, vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. CTCK Sài

Ngân Hàng Bán Buôn

Dịch Vụ Thị Trường Toàn Cầu

Quản Lý Tài Sản

Ngân Hàng Đầu Tư Dịch Vụ Chứng Khoán

Ổn định cao

Biến động

Gòn (SSI) đã thể hiện được sự chuyên nghiệp trong hoạt động, chứng minh qua việc họ luôn dẫn đầu về thị phần môi giới cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, cũng như SBSC, SSI vẫn chưa thể cung cấp hiệu quả nhất các sản phẩm và dịch vụ NHĐT.

Trong 03 năm đầu, Indochine I-Bank tập trung phát triển, chiếm thị phần (the leading investment bank – pioneer) và khẳng định đẳng cấp, thương hiệu tại Việt Nam. Sau đó, sẽ mở rộng ra nước ngoài bằng đầu tư mở chi nhánh tại Singapore – một trung tâm tài chính của khu vực. Kế đến, với những thuận lợi về khoảng cách địa lý và mối quan hệ chính trị ổn định, thị trường chứng khoán Lào dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay, Indochine I-Bank sẽ đầu tư mạnh mẽ sang Lào và Cambodia. Định hướng đầu tư dài hạn để trở thành NHĐT lớn nhất khu vực ASEAN sau 05 năm.

Với lợi thế khi có các bên cổ đông nước ngoài là những ngân hàng tổng hợp và NHĐT hàng đầu trên thế giới với mạng lưới hoạt động toàn cầu, Indochine I-Bank sẽ còn nhờ đến sự “dắt mối” của các ngân hàng mẹ nhằm thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội hợp tác với các đối tác ngoài nước nhằm mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ NHĐT, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp, các tập đoàn quốc tế đầu tư vào Việt Nam. Đây sẽ là một kênh phát triển khách hàng quan trọng của Khối NHĐT; Khối Kinh Doanh & Đầu Tư.

Để thực hiện các chiến lược này, Indochine I-Bank cần phải đầu tư mạnh mẽ với chính sách nhân sự hấp dẫn nhằm thu hút các tài năng trong thị trường tài chính, không chỉ ở trong nước mà cả quốc tế vào làm việc. Sự kết hợp giữa các chuyên gia trong nước với thế mạnh am hiểu thị trường và văn hóa kinh doanh bản địa với các chuyên gia nhiều kiến thức và kinh nghiệm quốc tế từ các cổ đông nước ngoài sẽ đem lại sức mạnh vượt trội cho Indochine I-Bank. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình tác nghiệp, chính sách và mô hình quản lý sẽ là nhiệm vụ ưu tiên để vận hành trơn tru bộ máy, con người. Đầu tư vào các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngân hàng nhằm có được nền tảng công nghệ thông tin hiện đại nhất cho ngân hàng hoạt động hiệu quả và an toàn.

Như vậy, bằng cách theo đuổi và thực hiện nhiều chiến lược cạnh tranh trên khía cạnh các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp, giúp Indochine I-Bank tránh được phải cạnh tranh đối đầu với các đối tác liên doanh trong nước (SSI, SBSC, Eximbank), tạo nên sự hài hòa trong quá trình phát triển.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 73)