Là những người đi sau, Nhật có những chiến lược cải cách hệ thống tài chính có phần học hỏi theo kinh nghiệm của Anh. Các NHĐT khổng lồ của Mỹ đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Nhật từ những năm 1970 và trở nên những đối thủ lớn cho các ngân hàng bản địa. Khi phân tích lịch sử phát triển NHĐT tại Nhật, từ thực tiễn sẽ giúp ta nhận ra các kinh nghiệm sau:
§ Các thay đổi và xung đột trong văn hóa doanh nghiệp: Khi các định chế tài chính khổng lồ của Nhật thiết lập thêm một NHĐT con, rất khó để xây dựng nên một bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng có, mà cơ bản vẫn cổ xúy các hệ giá trị lâu đời của người Nhật như lòng trung thành, lợi ích dài hạn, làm việc nhóm…
§ Áp lực từ các cổ đông cho mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn: so với các NHĐT châu Âu và Mỹ đầu tư tại Nhật, các NHĐT Nhật ít chịu áp lực hơn từ cổ đông cho vấn đề thành quả ngắn hạn. Điều này đã tạo điều kiện cho các NHĐT Nhật có thể lựa chọn các hoạt động kinh doanh, đầu tư dài hạn.
§ Các NHĐT Mỹ đã không mở rộng đầu tư tại Nhật trong những năm 1990 vì những lí do: nền kinh tế Nhật đình trệ, không ổn định, hệ thống kế toán, thông tin thiếu minh bạch. Nền văn hóa đã góp phần tạo lợi thế cho các NHĐT Nhật bằng hệ thống các mối quan hệ bền chặt với các khách hàng trung thành của mình.
§ Làn sóng toàn cầu hóa và sự mở rộng qui mô của các định chế tài chính lớn: rất khó cho các ngân hàng nhỏ hơn thực hiện tham vọng trở thành người chơi toàn cầu. Tuy nhiên, thách thức này cũng giúp các ngân hàng này tập trung vào mục tiêu trở thành các ngân hàng toàn cầu “hướng Nhật” (Japan-focused), một số khác tìm kiếm các liên minh, đối tác chiến lược để hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính toàn cầu. Một liên kết chiến lược giữa một ngân hàng Nhật và đối tác nước ngoài thực sự trở thành một chiến lược tiềm năng. Nikko Citigroup là một ví dụ điển hình.