Quản lý thanh khoản 7 8-

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 87)

Sự sụp đổ của các tên tuổi lớn trong làng NHĐT trên như Bears Stern, Lehman Brothers…gắn liền với việc các NHĐT này đã cho vay dưới chuẩn và đầu tư mạnh vào các sản phẩm chứng khoán phái sinh được đảm bảo bằng bất động sản. Tuy nhiên, nó đã chỉ ra một trong những nguyên nhân của phá sản chính là việc các ngân hàng này thiếu tính thanh khoản. Theo đạo luật Glass - Steagall Act of 1933 của Mỹ, các NHĐT thuần không có chức năng huy động vốn từ khu vực dân cư nhưng lại nắm giữ tỷ lệ tài sản dài hạn quá lớn, nên khi thị trường bất động sản sa sút họ không thể xoay sở kịp để trả đúng hạn các khoản nợ đã vay để đầu tư vào lĩnh vực này (thiếu dự trữ vốn phòng

Khối Ngân Hàng Đầu Khối Kinh Doanh Đầu Tư Phòng Pháp Chế Tuân Thủ Khối Nghiên Cứu Phân Tích

hộ). Thảm cảnh sụp đổ này gợi lên một kinh nghiệm quý báu cho các NHĐT trong nước, đó là việc phải có dự trữ vốn phòng hộ bằng việc huy động nhanh chóng cả các nguồn vốn ngắn, trung hạn đề giải quyết vấn đề thanh khoản. Bên cạnh đó, Phòng Ngân Quỹ có nhiệm vụ kết hợp với các khối liên quan quản lý thanh khoản hằng ngày, phân tích chiến lược nguồn vốn, phân bổ vốn, quản lý rủi ro ngoại hối...

Xét trên toàn diện, một số công trình nghiên cứu cho rằng: một ngân hàng có khả năng cạnh tranh cần có các đặc điểm sau12: (i) Năng lực sáng tạo; (ii) Năng lực phân bổ và tái phân bổ danh mục tài sản và nợ; (iii) năng lực cải thiện năng suất và quản lý nguồn lực; (iv) khả năng thanh toán, vốn và thanh khoản; và (v) Chủ sở hữu mạnh. Điều đó có nghĩa là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, tiềm lực vốn của Indochine I-Bank là rất cần nhưng chưa đủ mà cần phải tạo năng lực và động lực để cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)