Thực trạng hoạt động của các CTCK tại Việt Nam 29

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Ngày 20 tháng 07 năm 2000, Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam đồng thời là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, xã hội. Quá trình phát triển của TTCK chia làm hai giai đoạn: giai đoạn định hình từ năm 2000 – 2005 và giai đoạn tăng trưởng từ năm 2006 đến nay, ngoại trừ tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tới TTCK. Tính đến tháng 2/2010, TTCK Việt Nam có 105 CTCK hoạt động với tổng số vốn điều lệ xấp xỉ 25.309 tỷ đồng, trong đó có 95 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hầu hết các công ty trong số 10 công ty còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc các NHTM cổ phần và quốc doanh3.

Bảng 2.1: 10 CTCK có vốn điều lệ lớn trên thị trường

STT Tên Công Ty Chứng Khoán Vốn Điều Lệ (VNĐ)

1 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) 3.511.117.420.000

2 Công Ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng Á Châu (ACBS)

1.500.000.000.000

3 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agriseco)

1.200.000.000.000

4 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC)

1.100.000.000.000

5 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Kim Long (KLS) 1.000.000.000.000 6 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Thăng Long 800.000.000.000

3Thông tin thu thập từ websites của SGD Chứng khoán Hà Nội & SGD Chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 19/04/2010.

(ThanglongSC)

7 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC)

789.934.000.000

8 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán NHTM Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)

700.000.000.000

9

Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (VPBS)

500.000.000.000

10 Công ty TNHH Một thành viên Chứng Khoán Ngân Hàng Đông Á (DAS)

500.000.000.000

Nguồn: Website của UBCKNN www.ssc.gov.vn (thông tin thu thập ngày 20/01/2009)

Giai đoạn 2007, với sức hút lợi nhuận chứng khoán trong thời kỳ thị trường bùng nổ, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân bị cuốn theo phong trào thành lập CTCK để phát triển mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng tổng hợp. Sự bùng nổ mạnh mẽ về số lượng các CTCK trong một thời gian quá ngắn trong khi thị trường tài chính Việt Nam còn trong giai đoạn sơ khai đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

“Ăn vốn” là thuật ngữ thường dùng khi đề cập đến hoạt động của các CTCK trong năm 20084. Do sự kém sôi động của thị trường, phần lớn các CTCK đều chịu lỗ khi kết thúc năm tài chính. Khoản lỗ này trước hết là do hoạt động môi giới, tư vấn…cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong năm bị co hẹp. Phí môi giới, phí tư vấn, bảo lãnh phát hành…không đủ để các công ty trang trải chi phí hoạt động. Nhưng trên hết, khoản lỗ này đến từ hoạt động tự doanh. Với mức độ giảm sụt tới trên 60% của thị trường như năm 2008 thì việc các CTCK rơi vào tình trạng “ăn vốn” cũng là điều hết sức dễ hiểu. Trong giai đoạn này, các CTCK phải chịu đựng cuộc thanh lọc gay gắt. Nhiều CTCK đã phá sản hoặc thu hẹp qui mô, ngưng hoạt động. Tuy nhiên, sự khó khăn của thị trường chứng khoán cũng là cơ hội để các CTCK khẳng định được thế mạnh của mình, đặc biệt là các công ty có mức vốn lớn.

4 Công Ty Chứng Khoán Kim Long (2009),“Tổng Kết Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam năm 2008”, trang 25 - Báo cáo Nghiên cứu [4]

Bảng 2.2: Thị phần môi giới của 10 CTCK dẫn đầu HOSE:

STT Tên CTCK Thị Phần Môi Giới (%) Quý 02/2010 Quý 01/2010

1 Công ty CP Chứng khoán Thăng Long (TLS) 10,85 9,37 2 Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) 8,15 8,47 3 Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM (HSC) 6,58 7,09 4 Công ty CP CK Sacombank – SBS (SBSC) 6,42 5,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS) 4,13 4,10

6 Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) 3,98 4,77 7 Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDS) 3,05 2,81 8 Công ty CP Chứng khoán Hòa Bình (HBS) 2,41 n/a 9 Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) 2,18 3,07 10 Công ty CPCK Kim Eng Việt Nam (KEVS) 2,12 2,76

Nguồn: Website của SGD Chứng khoán TP HCM: www.hsx.vn Bảng 2.3: Thị phần môi giới của 10 CTCK dẫn đầu HNX:

STT Tên CTCK Thị Phần Môi Giới (%) Quý 02/2010 Quý 01/2010

1 Công ty CP Chứng khoán Thăng Long (TLS) 11,94

2 Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS) 4,73

3 Công ty CP Chứng khoán VNDirect (VNDS) 4,53

4 Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) 4,51

5 Công ty CP Chứng khoán Tp.HCM (HSC) 4,32

6 Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) 3,31

7 Công ty CP CK Sacombank – SBS (SBSC) 3,25

8 Cty CPCK Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2,65

9 Công ty CP Chứng Khoán An Bình (ABS) 2,63

10 Cty CPCK Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) 2,46

Nguồn: Website của SGD Chứng khoán Hà Nội: www.hnx.vn

Hiện tại đã có 521 loại cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết, đăng ký giao dịch tại hai Sở giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) với

tổng mức vốn hóa chiếm 45% GDP tính tại thời điểm 04/05/2010 và 603 loại trái phiếu niêm yết tại hai Sở giao dịch. Trong năm 2009 hoạt động của các CTCK được thể hiện trên các mặt sau5:

Thứ nhất, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, T.p Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, cuối 12/2009, đã có trên 90.000 tài khoản giao dịch, trong đó số nhà đầu tư tổ chức trong nước là 2.662, số nhà đầu tư cá nhân trong nước là 807.558, số nhà đầu tư nước ngoài là hơn 13.000 nhà đầu tư.

Thứ hai, cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80 CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008.

Thứ ba, số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng. Tính đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán cho 2.744 nhân viên. Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ, chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động. Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệ thống công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009 qua đi, quy mô hoạt động, vốn và lợi nhuận của một số CTCK đã có sự phát triển mạnh mẽ. Từ cuối năm 2007, nhiều CTCK đầu ngành như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC), CTCK Bản Việt (Viet Capital), CTCK Kim Long (KLS), CTCK Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) cũng đã nhìn nhận tính ưu việt và định hướng chiến lược phát triển theo mô hình NHĐT. Các ngân hàng quốc doanh lớn như ngân hàng ngoại Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam hay các ngân hàng cổ

5Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước (2010), “Tình Hình Hoạt Động Công Ty Chứng Khoán năm 2009 và Giải Pháp Phát Triển năm 2010”, Thông cáo báo chí của SSC ngày 11/02/2010 [16].

phần tư nhân như Ngân Hàng Á Châu (ACB) và Ngân Hàng An Bình (ABBANK) cũng đã định hướng các CTCK của họ phát triển thành các NHĐT. Từ đó đưa các tập đoàn tài chính ngân hàng này phát triển theo mô hình ngân hàng tổng hợp.

Ngày 01/09/2009, Công ty Chứng Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC) công bố về việc SBSC hoạt động theo mô hình NHĐT, SBSC là công ty chứng khoán đầu tiên hoạt động theo mô hình này thông qua việc tổ chức và hoàn thiện bộ máy công ty theo mô hình NHĐT, bao gồm các khối lớn: Khối Môi Giới, Khối Ngân Hàng Đầu Tư, Khối Tư Vấn, Khối Nghiên Cứu Thị Trường và Khối Giám Sát. SBSC cũng bước đầu xây dựng được các mối quan hệ và hợp tác với các đối tác danh tiếng trên thế giới về NHĐT…cho thấy, về cơ bản, SBSC đã xây được “hình hài” của một NHĐT kiểu mẫu. Ngày 13/01/2010, SBSC đã được tổ chức “The Assests”

trao giải “Dịch vụ Ngân hàng đầu tư trong nước tốt nhất Việt Nam 2009”. Có thể thấy đây là một điểm sáng khởi phát cho cuộc đua phát triển theo mô hình NHĐT giữa các CTCK trong thời gian sắp tới. Công ty chứng khoán SSI cũng thành lập SSIAM (SSI Assets Management) và đẩy mạnh phát triển trở thành tập đoàn NHĐT. Có thể kết luận hình thức này đang là đích đến của các CTCK lớn tại Việt Nam.

Bảng 2.4: Doanh thu thuần và cơ cấu doanh thu của SSI về dịch vụ ngân hàng đầu tư.

Nguồn: Báo cáo thường niên SSI năm 2009.

Bảng trên cho thấy SSI đã đạt được những kết quả khả quan trong mảng hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư của mình, trong đó đáng chú ý hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành chiếm đến 77% tổng doanh thu của dịch vụ NHĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16

75 18

57

DOANH THU THUẦN KHỐI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ (TỶ

ĐỒNG) 2006 2007 2008 2009 Bảo lãnh phát hành, 77.05% Tư vấn phát hành, 17% Tư vấn niêm yết, 2.47% Tư vấn cổ phần hoá, 0.41% Tư vấn tài chính khác, 3.07%

CƠ CẤU DOANH THU KHỐI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ 2009

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 38)