Hoạt động của thị trường tài chính: 4 8-

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 57)

Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến năm 2009, có tới 80% vốn cho nền kinh tế - trong tổng số 1,7 triệu nghìn tỷ đồng quy mô tín dụng - là phụ thuộc vào ngân hàng. Làm sao để ngân hàng bớt gánh nặng và thị trường vốn phát huy hết chức năng vốn có đang là bài toán nan giải.

Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, hệ thống ngân hàng phần nào giảm tải được gánh nặng cung cấp nguồn vốn đầu tư trung - dài hạn cho nền kinh tế, nhưng tỷ trọng còn khiêm tốn. Các khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán không hẳn vì mục

đích dài hạn, nhà đầu tư chỉ quan tâm nhiều đến giá cổ phiếu hàng ngày, mua để “lướt sóng”, kiếm chênh lệch giá. “Tái cấu trúc thị trường tài chính” là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, làm thế nào để xác định lộ trình, tách bạch chức năng thị trường tiền tệ và thị trường vốn, nhằm hướng thị trường tài chính đến sự phát triển bền vững thì vẫn chưa được quan tâm rốt ráo8.

Doanh nghiệp phải tự tìm vốn ở kênh thị trường vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần ra công chúng. Từ đó, nỗi lên nhu cầu của một định chế tài chính trung gian nhằm kết nối nguồn vốn nhàn rỗi của nhà đầu tư trực tiếp với nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp. Với sự bất cập trên thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, việc xây dựng một mô hình NHĐT nhằm thực hiện các chức năng khơi thông dòng chảy vốn, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế, tạo ra các sáng tạo tài chính nhằm cung cấp cao hơn là các sản phẩm chứng khoán hóa, các công cụ nợ của thị trường nhà ở, công trình BOT, PPP hay quỹ đầu tư hỗ tương bất động sản (REIT)… đang trở nên cần thiết và cấp bách.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)