0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Chính sách đãi ngộ 74

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 83 -83 )

Thu hút nhân tài về làm việc là một công tác quan trọng, như chỉ khâu này thôi vẫn chưa đủ để đảm bảo ngân hàng có được lực lượng lao động tài năng, sẵn sàng và

cam kết cống hiến. Theo đó, ngân hàng phải xây dựng chính sách nhân sự để động viên, khuyến khích, phát huy năng lực và giữ chân nhân viên giỏi. Thực tế, các NHĐT lớn trên thế giới đều có mức thưởng cho nhân viên rất lớn. Trước khủng hoảng tài chính, năm 2007 tổng mức lương thưởng cho nhân viên của 4 NHĐT hàng đầu trên thế giới là Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bears Stearn, tổng mức thưởng chiếm đến 49,6 tỷ USD, trong đó tiền thưởng chiếm khoảng 60%, tương đương 30 tỷ USD10. Sau khủng hoảng tín dụng toàn cầu, thu nhập và lương thưởng của khối NHĐT vẫn không có xu hướng giảm. Nhìn chung, trong khi thu nhập trong ngành tài chính tại Việt Nam là khá cao thì thu nhập của ngành NHĐT trên thế giới lại thường còn cao hơn mặt bằng của ngành tài chính do tính chất công việc và cạnh tranh cao. Trong đó, các nhân viên kinh doanh thành công sẽ đóng góp lớn vào lợi nhuận cho ngân hàng, do đó thường được tưởng thưởng xứng đáng. Luôn có sự chênh lệch trong thu nhập, trong đó các nhân viên kinh doanh luôn cao hơn các nhân viên hổ trợ. Goldman Sachs, một NHĐT quyền lực tại phố Wall và nổi tiếng với chính sách nhân sự cũng như văn hóa doanh nghiệp, môi trường công việc có nhiều nét nổi bật. Các chính sách thưởng (compensation policy) của Goldmans Sach có thể tham khảo cho việc xây dựng một chính sách lương thưởng tương tự cho Indochine I-Bank.

Chính sách lương và thưởng:

Chính sách lương thưởng sẽ được xem xét hàng năm gồm: Ä Lương cơ bản hàng năm.

Ä Thưởng cuối năm (tiền mặt hoặc chứng khoán). Ä Các khoản trợ cấp

Theo các tiêu chí:

Ä Kết quả kinh doanh của toàn ngân hàng.

Ä Kết quả kinh doanh của toàn khối và của bộ phận. Ä Thành tích kinh doanh của từng cá nhân

Ä Chính sách khuyến khích, động viên cho từng nhân viên.

10

Báo Cáo Thường Niên của Goldman Sachs, Morgan Stanley, Lehman Brothers và Bears Stearn năm 2007.

Để đảm bảo hiệu quả, vấn đề đánh giá phải thật sự công minh, nghiêm ngặt và nhằm cung cấp mức tưởng thưởng cạnh tranh nhất trong dài hạn. Ngân hàng Indochine I-Bank cần thiết phải thiết lập một Ủy Ban Khen Thưởng & Kỷ Luật nhằm đảm nhận việc ban hành chính sách lương thưởng, đánh giá và kỷ luật.

Chính sách thưởng cổ phiếu:

Mục tiêu của chính sách thưởng cổ phiếu là để thu hút, giữa chân và động viên nhân viên, tưởng thưởng cho đóng góp của họ đối với sự phát triển của ngân hàng trong dài hạn; đồng thời khuyến khích cá nhân nhân viên để gắn kết các lợi ích thiết thực cùng với thành công của Indochine I-Bank. Đặc biệt, chính sách thưởng cổ phiếu sẽ nhắm đến các vị trí quản lý cao cấp trong ngân hàng nhằm đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất.

Các chương trình đầu tư đặc biệt và quỹ sáng tạo tài sản:

Indochine I-Bank có thể tạo ra các dự án đầu tư, các chương trình đầu tư an toàn về vốn và có khả năng sinh lợi cao như bất động sản làm nhà ở cho nhân viên. Sau đó, có thể tạo điều kiện cho nhân viên vay vốn ưu đãi theo các tiêu chí về đánh giá thành tích công việc, số năm làm việc, cam kết gắn bó…

Các phúc lợi khác:

Ä Chính sách y tế với chất lượng cao cho nhân viên, một số ưu đãi thêm cho các thành viên gia đình của các nhân viên ưu tú.

Ä Chính sách bảo hiểm gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn và bệnh tật, bảo hiểm tai nạn kinh doanh.

Ä Chính sách ngày lễ và ngày nghĩ.

Ä Các chương trình tài trợ học bổng cho nhân viên và con em nhân viên. Các học bổng này có thể tài trợ cho con em nhân viên với các tiêu chí lựa chọn cao và có cam kết sẽ phục vụ có thời hạn trở lại cho Indochine I-Bank khi về nước.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 83 -83 )

×