0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống pháp luật – chính sách 79

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 88 -88 )

3.4.1.1 Khung chính sách và hành lang pháp lý

Tại Mỹ, các tổ chức tín dụng và ngay cả các ngân hàng tổng hợp đều được quản lý bởi Cục Dữ Trữ Liên Bang (FED) có vai trò như một NHTU, trong khi đó, các NHĐT lại chịu sự quản lý bởi UBCK (SEC). Sự tách bạch trong quản lý có phần liên quan đến lịch sử phát triển của hệ thống tài chính Mỹ, nhưng cơ bản là xuất phát từ đặc thù hoạt động và yêu cầu quản lý rủi ro của hai loại hình này. Rõ ràng, việc quản lý hoạt động của CTCK, NHĐT để đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính có những đòi hỏi khác so với việc quản lý của NHNN đối với các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Thực tế thì UBCK cũng dự thảo áp dụng quy định về tỷ lệ an toàn vốn cho các CTCK nhưng đến nay chưa đủ khung pháp lý rành mạch cho hoạt động của NHĐT.

Luật Các tổ chức tín dụng mới số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ 01/01/2011 đã không quy định các khác biệt trong hoạt động của các NHTM và NHĐT một cách rõ

12Nguyễn Thị Mùi, “Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra”, Trường Đào Tạo & Phát Triển Nguồn Nhân Lực Vietinbank [10].

ràng; theo đó đã bỏ đi khái niệm và hoạt động “NHĐT”. Trong khi đó, Luật tổ chức tín dụng 2004 có 1 điều quy định về vấn đề này và sử dụng rõ cụm thuật ngữ “NHĐT”.

Mặc dù hiện nay Việt Nam đã có Luật Chứng khoán năm 2006 quy định khá chi tiết về các hoạt động nghiệp vụ NHĐT. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được thì Luật Chứng khoán vẫn còn hẹp về phạm vi điều chỉnh, mới chỉ bao hàm những nội dung cơ bản và chưa bao quát mọi hoạt động trên TTCK theo thông lệ quốc tế; một số quy định của văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán còn chồng chéo, chưa thống nhất với các văn bản pháp luật khác; việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so với mục tiêu đề ra, đồng thời, nhiều quy định tại Luật Chứng khoán chưa được hướng dẫn thực hiện. Cụ thể, Luật cần quy định rõ những nghiệp vụ NHĐT mà các NHTM được trực tiếp thực hiện và với những nghiệp vụ buộc phải thực hiện qua các công ty con là CTCK hoặc NHĐT, những nghiệp vụ không được thực hiện.

Do đó, một kiến nghị được đưa ra là NHNN sẽ phối hợp với Bộ Tài chính (cụ thể là UBCK) và các cơ quan hữu quan có văn bản quy định rõ ràng và hướng dẫn cụ thể về khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của NHĐT. Cần có thông tư hướng dẫn thi hành để quản lý các NHĐT qui định từ khâu thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát cho cả các NHĐT trong và ngoài nước, hướng tới nguyên tắc không phân biệt đối xử, phù hợp với các cam kết và lộ trình gia nhập WTO. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch hoá và chuẩn xác thông tin về hoạt động NHĐT. Các hướng dẫn này sẽ làm cơ sở cho NHĐT và các NHTM cũng như các định chế tài chính tuân thủ và triển khai thực hiện.

Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự tăng trưởng trong hoạt động của NHĐT, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật về NHĐT phù hợp với các cam kết khi hội nhập.

3.4.1.2 Hoạt động giám sát

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc quản lý, vận hành và giám sát thị trường, nhưng công tác quản lý, điều hành TTCK trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại và hạn chế nhất định như: công tác ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách điều hành thị trường chưa linh hoạt, còn bị động và chậm so với yêu cầu

thực tiễn phát triển của TTCK; công tác quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi còn nhiều bất cập.

Do đó, trong giai đoạn tới cần tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán và NHĐT trên TTCK Việt Nam.

Thiết lập cơ chế giám sát TTCK và các định chế tài chính hoạt động trên thị trường theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, phù hợp thông lệ quốc tế. Công tác thanh tra, giám sát của UBCKNN tập trung vào: giám sát tuân thủ các tổ chức trung gian thị trường; giám sát tuân thủ các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết; giám sát tuân thủ của các SGDCK, TTLKCK; bên cạnh đó, giám sát giao dịch trên TTCK nhằm phát hiện các hành vi lạm dụng thị trường; thanh tra thực hiện chức năng cưỡng chế thực thi.

3.4.2 Các kiến nghị khác

3.4.2.1 Tăng nguồn cung hàng hóa và mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài

NHNN phối hợp cùng UBCK Nhà Nước có chính sách nhằm tạo hàng hoá có chất lượng tốt cho thị trường, từng bước mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK. Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại một số NHTM cổ phần đã có yếu tố nước ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 20%, các NHTM Việt nam đã nhanh chóng xoá đi những yếu kém về năng lực tài chính, trình độ công nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên.

Vì vậy, để cải thiện một bước về năng lực tài chính của các NHTM cũng như các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, để tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp này, trong đó có cổ phiếu của các NHTM, Chính phủ từng bước mở cửa thị trường cho các tập đoàn ngân hàng nước ngoài, có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức nước ngoài đối với các NHTM trong nước lên tối đa 35%.

3.4.2.2 Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính lớn của khu

vực.

Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự là trung tâm tài chính của Việt Nam với hệ thống NHTM có mạng lưới rộng khắp, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM là sở giao dịch đầu tiên và chiếm vị thế dẫn dắt thị trường. Các công ty bảo hiểm, các NHĐT cũng phát triển mạnh tại thành phố. Lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực tài chính là khá đông. Khi Thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm của khu vực, khi đó các tập đoàn công nghiệp cũng như các định chế tài chính lớn sẽ hiện diện và đầu tư hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây vừa là những khách hàng lớn, vừa là các đối tác tiềm năng cho Indochine I-Bank. Bên cạnh đó, trung tâm tài chính Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ thu hút tốt hơn một lực lao động, chuyên gia tài chính người nước ngoài đến làm việc. Trên đây chỉ là những lợi ích cơ bản nhất.

Kết Luận Chương 3

Nâng cấp năng lực của các CTCK và/hoặc thành lập, xây dựng mới các NHĐT có một ý nghĩa quan trọng trong việc điều hành, phát triển các tổ chức, định chế tài chính trong nước. Góp phần giúp hệ thống tài chính Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn trong vai trò cung cấp vốn và dịch vụ cho nền kinh tế, đồng thời cũng giúp hệ thống tài chính trong nước chủ động hội nhập vào hệ thống tài chính thế giới.

Mặc dù trong thời gian hiện nay, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thị trường vốn Việt Nam chưa có một NHĐT có đủ tiêu chuẩn và năng lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, các CTCK trong nước đã nhận thấy tính ưu việt và đã định hướng phát triển theo mô hình này. Đây là một dấu hiệu tốt, xét về mục tiêu dài hạn thì hoạt động của các NHĐT vẫn có vai trò không thể thiếu đối với những thị trường vốn phát triển.

Do vậy, để xây dựng và phát triển mô hình ngân hàng này một cách hiệu quả theo như định hướng phát triển của Nhà nước, ngay từ lúc này, chúng ta cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về sự phát triển của mô hình này ở các nước. Và trên cơ sở thực tế tại Việt Nam, Chính Phủ - các cơ quan chức năng, NHNN, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, các cơ quan lập pháp cần nghiên cứu nhằm xây dựng những quy định pháp luật, hoàn chỉnh khung pháp lý, cơ chế quản lý, giám sát, điều hành chặt chẽ, có những hướng dẫn cụ thể, hợp lý và khả thi để tạo điều kiện cho các NHĐT ra đời thuận lợi, hoạt động thông suốt, hiệu quả và có thể kiểm soát, đảm bảo an toàn cho toàn hệ thống tài chính. Việc cấp phép thành lập NHĐT theo nghiên cứu là do NHNN cấp, do đó NHĐT được thành lập này sẽ hoạt động dưới sự giám sát và quản lý của NHNN, trong khi ở Mỹ, NHĐT hoạt động dưới sự quản lý của SEC (UBCK). Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu sâu hơn nhằm quyết định vai trò của UBCK Nhà Nước trong việc điều hành và quản lý các NHĐT tương lai.

Các giải pháp của đề tài mang tính lý luận và định hướng, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình tác giả học tập và lao động để áp dụng vào việc xây dựng mô hình mới mẻ này. Vì vậy cần kết hợp với thực tiễn tình hình hoạt động, phát triển của các NHĐT trên thế giới. Kết hợp giữa lý luận, nghiên cứu và thực tiễn

hoạt động của thị trường tài chính, nhất là thị trường vốn nhằm hướng tới xây dựng một mô hình ngân hàng mới, một định chế tài chính hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường và đảm bảo hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thành lập và đi vào hoạt động được hơn mười năm, dù trải qua nhiều thăng trầm, biến động nhưng có thể khẳng định thị trường chứng khoán đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế là kênh quan trọng để doanh nghiệp huy động vốn và điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động quản lý. Trong thời gian tới, sẽ còn nhiều công ty, tập đoàn, nhất là các ngân hàng, định chế sẽ tiếp tục niêm yết nhằm huy động vốn. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng quốc doanh và NHTM trong nước với vai trò trung gian tài chính cũng đã đóng góp vào việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, với một thị trường tài chính non trẻ, sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, CTCK là khá tương đồng, kiểu như “tôi cũng có” và nhìn chung sản phẩm tài chính ngân hàng chưa nhiều, thiếu đa dạng. Thị trường vẫn chưa có các sản phẩm và dịch vụ có tính chuyên môn hóa cao như chứng khoán hóa, sản phẩm phái sinh, sản phẩm tái cấu trúc… Hoạt động M&A bắt đầu rầm rộ, manh nha các nhu cầu phát hành và niêm yết của các công ty trên thị trường vốn quốc tế… Trong bối cảnh nhiều cơ hội đó, các CTCK trong nước dù đã có những phát triển nhanh chóng, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng tốt vai trò của các NHĐT thực thụ, chuyên nghiệp, hiệu quả. Luận văn đã nghiên cứu và đạt được những nội dung quan trọng như:

Ä Nghiên cứu lý luận cơ bản về mô hình NHĐT trên thế giới.

Ä Thực tiễn hoạt động của các CTCK dưới góc nhìn cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của một NHĐT.

Ä Chỉ ra được tiềm năng, cơ hội cho hoạt động của một NHĐT trên thị trường.

Ä Đồng thời cũng đề xuất xây dựng một mô hình NHĐT với các yêu cầu cơ bản về tư cách pháp nhân, bộ máy quản lý và phối hợp hoạt động giữa các phòng ban và các khối chính trong ngân hàng;

Ä Định vị được chiến lược hoạt động cho NHĐT sẽ thành lập. Sau cùng là chỉ ra quy trình thành lập và các giải pháp để xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư này.

Quá trình nghiên cứu cho thấy còn nhiều nội dung rộng lớn chưa thể đề cập hết, cũng như vấn đề khung pháp lý hiện tại cho hoạt động của một NHĐT vẫn còn thiếu

nhiều qui định, hướng dẫn thi hành, cơ quan và cơ chế giám sát hoạt động của loại hình này nên chăng là NHNN hay UBCK, hay là sự kết hợp của cả hai hoặc nhiều cơ quan. Việc điều hành, quản trị rủi ro của NHĐT là một vấn đề phức tạp mà ngay cả các nhà quản trị ngân hàng trong nước hiện nay cũng chưa có nhiều kinh nghiệm và thực tế để cọ xát. Cùng với sự giới hạn về kiến thức, tư duy lý luận cũng như thời gian và nguồn thông tin tài liệu phục vụ cho nghiên cứu nên đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, khuyết hụt. Do đó, rất mong nhận được những ý kiến hướng dẫn, đóng góp, sự động viên và những chỉ bảo cặn kẽ từ Quý thầy cô và những ai quan tâm nhằm làm cho vấn đề được sáng tỏ, tường tận. Tác giả đã quan tâm và tìm hiểu mảng hoạt động của các NHĐT từ khi bắt đầu tham gia chương trình cao học năm 2007, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, vẫn luôn yêu thích và nhận thấy cần tiếp tục cập nhật tình hình, phân tích nhằm mở rộng, làm sáng tỏ và đạt được sự thấu hiểu sâu sắc các nội dung phong phú của đề tài trong tương lai./.

1. Khoảng từ năm 2007 trở lại đây, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cũng như các phương tiện truyền thông rất quan tâm và có những đánh giá về tiềm năng của công nghiệp ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. Cùng thời điểm này và đặc biệt là sau khi nền kinh tế vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, các tập đoàn tài chính ngân hàng và công ty chứng khoán trong nước đã định hướng và có những bước đi mạnh mẽ để phát triển dịch vụ ngân hàng đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có những công trình nghiên cứu cụ thể chính thức được công bố, cũng chưa có các báo cáo được xem là chất lượng về thực trạng và tiềm năng phát triển ngành ngân hàng đầu tư ở Việt Nam.

2. Luận văn được thực hiện nhằm nghiên cứu về mô hình hoạt động và kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các ngân hàng đầu tư trên thế giới, xem xét và đánh giá thực trạng trong nước để đề xuất một mô hình ngân hàng đầu tư cần xây dựng. Luận văn cũng nghiên cứu thêm về khung pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của ngân hàng đầu tư, sau đó có những kiến nghị cụ thể đến các cơ quan quản lý liên quan.

3. Trong vấn đề định vị chiến lược và hệ thống các giải pháp để thực hiện mô hình, luân văn đã áp dụng các chiến lược kinh doanh của các ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới như HSBC Holdings, Goldman Sachs, Deutsche Bank, UBS, ANZ, Citigroup, Nomura Holdings, BNP Paripas… vào mô hình đề xuất tại Việt Nam cũng là một điểm mới của đề tài.

4. Mô hình ngân hàng đầu tư còn khá mới mẻ, cả về lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam. Do đó, luận văn còn có giá trị tham khảo những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Cũng như các nhà đầu tư, các định chế tài chính ngân hàng có

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 88 -88 )

×