Nhu cầu phát triển NHĐT ở Việt Nam 1 8-

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27)

Thị trường

Nhu cầu n

quá trình phát tri cho tăng trưởng khoán. Để tăng t vào thị trường v để làm “cửa ngõ k

Thời kỳ yết trên thị trườ Nam (Vinamilk), Vietinbank và Sa vay vốn (syndica -30 -20 -10 0 10 20 30 40 50 60 70 80 TỶ USD

c khủng hoảng tài chính toàn cầu 2 h chịu những tổn thất nặng nề. Tuy nhiê

hanh chóng vượt qua và đạt được những ục hồi kinh tế thế giới.

i nhuận ròng ngành ngân hàng đầu tư áo Ngân hàng đầu tư & Thị trường v

u phát triển NHĐT ở Việt Nam

ng tài chính Việt Nam đang nổi lên m

u niêm yết trên thị trường chứng kh

hát triển, doanh nghiệp Việt Nam đang g ng thông qua kênh ngân hàng truyề tăng trưởng nhanh hơn, các doanh nghi

ng vốn quốc tế, khi đó, cần thiết phải có a ngõ kết nối đầu tư” tại Việt Nam.

hậu WTO, một làn sóng các doanh ờng chứng khoán nước ngoài. Điể milk), CTCK Sài Gòn (SSI), Tập đoàn và Sacombank. Ngoài ra, còn xuất hi

ndication loan) và phát hành trái phiếu t

64

0

22%

-

2006 2007 20

LỢI NHUẬN RÒNG CỦA NGÀNH NGÂN H

u 2008 – 2009, ngành NHĐT trên th y nhiên, khủng hoảng qua đi, các NHĐT

ng kết quả kinh doanh ấn tượng, đóng

tư toàn cầu 2001 - 2009

g vốn toàn cầu Q4/2009 của BCG [25]

i lên một số nhu cầu và thực tại như sau:

g khoán quốc tế: Nhiều giai đoạn trong ang gặp nhiều khó khăn về huy động v

ền thống và cả qua thị trường chứ nghiệp Việt Nam tất yếu phải tham gi

i có các NHĐT hoạt động tầm quốc t

doanh nghiệp lớn trong nước muốn niêm ển hình như Tổng công ty sữa Vi đoàn FPT, các ngân hàng Vietcombank

t hiện nhu cầu cho các dịch vụ thu x u trong và ngoài nước với qui mô l

75 24% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2008 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GÂN HÀNG ĐẦU TƯ TOÀN CẦU

rên thế NHĐT , đóng [25] ư sau: n trong ng vốn ứng am gia c tế n niêm a Việt mbank, hu xếp mô lớn

của các tập đoàn như Vinashin, Vincom, Hoàng Anh Gia Lai, chính phủ Việt Nam…Do đó, trong những năm tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang cần những NHĐT tầm cỡ để giúp các doanh nghiệp Việt “kết nối” với thị trường vốn toàn cầu. Khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế vào tháng 11/2009, tổ hợp bảo lãnh phát hành lúc ấy là các NHĐT tên tuổi như Barclays Capital, Citibank, Deutsche Bank, con số chính xác khoản phí thu được cho thương vụ này là bao nhiêu, giả sử chỉ 1,0% thì rõ ràng các ngân hàng trong nước cũng đã bỏ lỡ một cơ hội tốt để thu lợi và quảng bá thương hiệu trên thị trường vốn toàn cầu.

Hoạt động mua bán – sáp nhập doanh nghiệp: Diễn ra sôi nổi trở lại từ các tháng cuối năm 2009 và hứa hẹn sẽ năng động hơn trong năm nay. Theo “Báo cáo tổng hợp về hoạt động M&A tại Việt Nam năm 2009” của PriceWaterHouseCooper (PwC)

và Thomson Reuters, mức tăng trưởng giá trị giao dịch M&A của Việt Nam 2009 đã đăng ký cao hơn mức năm 2008 là 2%, với giá trị là 1,13 tỉ USD2. Trong đó, giá trị hợp đồng mà các công ty nước ngoài mua và sáp nhập các công ty Việt Nam tăng 18%. PwC dự kiến trong năm 2010, có sự tăng trưởng trong các thương vụ M&A ở tất cả các ngành nghề, trong đó các thương vụ giữa các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục tăng nhanh do các doanh nghiệp Việt Nam đang tăng trưởng tìm kiếm các mục tiêu M&A để đầu tư tiền nhàn rỗi và thúc đẩy tăng trưởng cao hơn. Bên cạnh đó, việc Chính phủ thông báo cụ thể khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong năm 2010 có thể đưa đến một số thương vụ có qui mô lớn trong năm nay. Để hoạt động M&A diễn ra hiệu quả và đáp ứng mong đợi của các bên, các doanh nghiệp luôn cần đến các NHĐT với các dịch vụ định giá và mua bán doanh nghiệp. Là nhà cung cấp chuyên nghiệp các dịch vụ mua bán, sáp nhập vào bảo lãnh phát hành, rõ ràng, “sân chơi” cho các NHĐT trong giai đoạn sắp tới là rất lớn.

Thiếu nhà cung cấp sản phẩm – dịch vụ tài chính chuyên sâu. Có thể nhận xét, Việt Nam đang ở những giai đoạn đầu để phát triển thị trường tài chính, còn nhiều dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại mà hệ thống ngân hàng trong nước chưa cung cấp được, chưa đủ điều kiện triển khai hoặc chưa chú ý phát triển. Các sản phẩm phái

2 PriceWaterhouseCooper (2010), Nhìn lại hoạt động Mua Bán & Sáp Nhập (M&A) tại Việt Nam năm 2009, Báo cáo của PwC, trang 3 [12]

sinh chưa nhiều, nghiệp vụ chứng khoán hóa (securitization) hầu như chưa có. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước với hạn chế về trình độ nhân lực, thông tin luôn gánh phải những rủi ro và lỗ lớn do biến động tỷ giá, không sử dụng được các sản phẩm phòng hộ (hedging) nhằm tối thiểu rủi ro cho mình. Thực tế này mở ra nhiều cơ hội cho các NHĐT trong việc cung cấp các sản phẩm tư vấn chiến lược, tư vấn sáp nhập, các sản phẩm quản lý rủi ro ngoại hối, phái sinh…

Nhu cầu huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế: Theo đánh giá của các chuyên gia, thời gian tới, các doanh nghiệp lớn Việt Nam chắc chắn sẽ huy động vốn nhiều hơn từ các thị trường quốc tế với 4 mục đích chính. Đó là:

§ Góp phần đa dạng hoá nguồn vốn, phòng khi thị trường vốn trong nước gặp khó khăn.

§ Thông qua đó, các đối tác quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu.

§ Doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương hiệu trong nước và quốc tế.

§ Chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh với các nước trong khu vực khi các rào cản thương mại được xoá bỏ.

Trong đó, việc các rào cản thương mại được xoá bỏ là vấn đề quan trọng nhất trong thời gian tới. Một khi các rào cản này biến mất, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các nước trong khu vực. Một trong những chiến lược chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khu vực là hợp tác với các đối tác chiến lược quốc tế, những người có khả năng chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn, các sản phẩm và cả thị trường của họ. Đây chính là điểm mấu chốt để trả lời cho câu hỏi vì sao NHĐT lại trở nên quan trọng trong thời gian tới, bởi NHĐT sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tác chiến lược quốc tế và đưa cả hai đến với nhau.

Tóm lại, tại Việt Nam, mô hình NHĐT còn khá lạ lẫm, vì đa phần các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng huy động vốn từ các thị trường quốc tế (do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế về quản trị doanh nghiệp như tính minh bạch và rõ ràng). Bên cạnh đó, những năm trước đây thị trường nội địa có tính thanh khoản cao, doanh nghiệp không cần phải tìm đến nguồn vốn nước ngoài, nên cũng không cần đến mô hình NHĐT. Nhưng đến nay đã có những thay đổi. Cùng với sự tụt dốc của thị

trường chứng khoán kể từ năm 2007 và tăng trưởng tín dụng giảm trong 08 tháng đầu năm 2010, nhiều chuyên gia tài chính cho rằng, nguồn vốn quốc tế ngày càng trở nên quan trọng. Và NHĐT, với vai trò là định chế tài chính trung gian, đang có nhiều tiềm năng hoạt động.

1.3 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN NHĐT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ý TƯỞNG XÂY DỰNG NHĐT TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 27)