Kinh nghiệm xây dựng NHĐT tại Anh 2 1-

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 30)

NHĐT phát triển sớm nhất tại châu Âu và Châu Mỹ, sau đó mới phát triển tại châu Á, đặc biệt là Nhật Bản vào cuối những năm 1970. Trong quá trình phát triển, các vấn đề về chiến lược cạnh tranh, phát triển trong dài hạn không chỉ diễn ra dưới góc độ giữa các NHĐT với nhau, mà còn trên góc độ cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia và các trung tâm tài chính trên thế giới.

Trong lịch sử của mình, người Anh luôn muốn biến London thành một trung tâm tài chính bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, sự vươn lên mạnh mẽ của các NHĐT của Mỹ và họ đã bắt đầu muốn vươn ra các lục địa khác (global reach). Trong các nỗ lực để giải phóng thị trường, tháng 10 năm 1986 chính phủ của thủ tướng Thatcher đã cởi bỏ các quy định ngặt nghèo về mức phí hoa hồng cố định (fixed commission charges), sự phân biệt giữa người môi giới chứng khoán và nhà đầu tư chứng khoán, tạo lập thị trường tự do cạnh tranh.

Những nỗ lực tái cấu trúc này tạo tiền đề để London trở nên một trong những trung tâm tài chính quan trọng như ngày nay và đồng thời tạo điều kiện cho sự tham gia của các định chế tài chính nước ngoài vào thị trường Anh. Sự kiện này được gọi như “Big Bang” trong ngành tài chính, nhưng cũng mang lại nhiều nguy cơ cho thị trường, đó là sự thất thế của chính các ngân hàng nội địa của Anh, khi ưu thế dẫn dắt thị trường lại thuộc về các định chế tài chính nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng đến từ Mỹ. Các chuyên gia tài chính thường gọi đây là hiện tượng “Wimbledon” trong tài chính. Kết quả này đi ngược lại với mục tiêu của cuộc tái cấu trúc.

Như vậy, xét trên tầm vĩ mô, các chính sách hỗ trợ, chiến lược và định hướng phát triển của các chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp tài chính ngân hàng tại mỗi nước.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)