Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xây dựng NHĐT 23

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 33)

§ Chính phủ và các cơ quan lập pháp sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng chính sách phát triển, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cũng như sân chơi bình đẳng cho các NHĐT. Đồng thời, chính phủ và NHTƯ cũng phải giám sát chặt chẽ để có những hỗ trợ kịp thời để chống rủi ro và đổ vỡ hệ thống.

§ Vấn đề xây dựng cấu trúc nội bộ như bộ máy quản trị, điều hành, văn hóa doanh nghiệp, chính sách tuyển dụng và hệ thống lương thưởng, phúc lợi, hệ thống quản trị rủi ro…đóng vai trò rất quan trọng để phát triển mô hình NHĐT.

§ Khi xây dựng chính sách và kế hoạch phát triển, cần hướng đến các mục tiêu dài hạn và thống nhất ngay từ đầu để tránh các áp lực về lợi nhuận ngắn hạn từ cổ đông sáng lập, giúp ngân hàng có lựa chọn đầu tư thích hợp và phát triển bền vững hơn.

§ Vận hành của nền kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Tăng trưởng doanh thu của ngân hàng thường biến động theo chu kỳ tăng GDP. Do đó, cần có chiến lược dài hạn và xây dựng các chiến thuật điều chỉnh, ưu tiên các mục tiêu kinh doanh riêng nhằm duy trì sự ổn định, tránh cho NHĐT gặp phải các cú sốc do biến động kinh tế vĩ mô.

1.3.2 Sự sụp đổ của mô hình NHĐT trong khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 –

2009.

Trong giai đoạn 2007 – 2009, thế giới đã phải trải qua cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ sau cuộc đại suy thoái 1930. Cuộc khủng hoảng được cho là có nguồn gốc sâu xa từ sự bất cân đối của nguồn vốn tín dụng toàn cầu, giữa nhu cầu thực của nền kinh tế và nguồn vốn dồi dào từ chính sách tiền tệ được thả lỏng với lãi suất thấp. Áp

lực sử dụng nguồn vốn dư thừa một cách hiệu quả, chính sách cho vay dễ dàng, cơ chế quản lý lỏng lẻo cùng với các sáng tạo tài chính đã dẫn đến bùng nổ cho vay dưới chuẩn.

Ngành NHĐT có vai trò trung tâm của cuộc khủng hoảng tín dụng này và đã phải gánh chịu những hậu quả vô cùng nặng nề. Cho vay thế chấp đối với khách hàng rủi ro cao trở thành mảng kinh doanh béo bở của các NHĐT và công ty tài chính. Các NHĐT chứng khoán hóa biến các danh mục cho vay thế chấp bất động sản rủi ro và có tính thanh khoản thấp thành nhiều loại gói trái phiếu hấp dẫn, trong đó có các gói được định mức tín nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu rủi ro đa dạng của các nhà đầu tư. Sự phức tạp của các sản phẩm trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa, sự xuất hiện của phái sinh rủi ro tín dụng cùng với các khoản lợi nhuận hấp dẫn đã kích thích lòng tham của các chủ thể tham gia thị trường, hình thành nên một kênh hút vốn cho vay dưới chuẩn rất hiệu quả.

Khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả và chính sách tiền tệ thắt chặt lại, lãi suất tăng lên là lúc các khoản vay dưới chuẩn bắt đầu vỡ lở, người vay gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ vay. Tài sản của hàng trăm ngàn gia đình vay thế chấp mua nhà theo diện dưới chuẩn bị phong tỏa và phát mại. Giá bất động sản sụt giảm mạnh dẫn đến rủi ro tín dụng tăng lên. Giá chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt là các trái phiếu hình thành từ danh mục tín dụng dưới chuẩn, tạo ra tổn thất lớn cho các nhà đầu tư và định chế tài chính. Các NHĐT trong quá trình hình thành và phân phối rủi ro của mình thường nắm giữ một số trái phiếu độc hại có mức độ rủi ro rất cao nhằm tăng cường tính khả mại cũng như kiếm lời trong điều kiện thị trường thuận lợi. Khi khủng hoảng tín dụng nổ ra, việc đánh giá lại các danh mục đầu tư này tạo ra các khoản lỗ lớn cho các NHĐT và các định chế tài chính khác.

Tín dụng dưới chuẩn lan sang tín dụng trên chuẩn và làm tắc nghẽn các kênh tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế. Khi các khoản lỗ của các ngân hàng càng lớn thì niềm tin giữa các ngân hàng càng sụt giảm mạnh. Mối lo ngại về sự sụp đổ của các định chế tài chính sau khi Lehman Brothers sụp đổ làm tắc nghẽn kênh tín dụng giữa các ngân hàng. Khủng hoảng thanh khoản, các NHĐT không tiếp cận được các nguồn vốn mới, chi phí huy động vốn tăng mạnh, lỗ hoạt động ngày càng gia tăng. Khối khách hàng tổ

chức như các quỹ đầu cơ rút vốn và ngừng hoặc giảm giao dịch với các NHĐT dẫn đến gián đoạn trong hoạt động và lưu chuyển dòng tiền, gây sụt giảm doanh thu. Các hoạt động phát hành chứng khoán của các doanh nghiệp bị ngưng trệ trên phạm vi toàn cầu. Sự sụp đổ của thị trường tín dụng vật chất làm sụp đổ thị trường phái sinh rủi ro tín dụng. Các công ty bảo hiểm và các quỹ đầu cơ bán các sản phẩm bảo vệ rủi ro tín dụng cho các trái phiếu độc hại thông qua các hợp đồng bảo hiểm tín dụng (CDS – Credit Default Swap) đã chịu thua lỗ nặng nề.

Hậu quả đối với ngành NHĐT sau khủng hoảng tài chính là rất nghiêm trọng. Hàng loạt ngân hàng tên tuổi, truyền thống lâu đời bị phá sản hoặc bị mua lại, sáp nhập. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự tính tổng tổn thất mà các tập đoàn tài chính toàn cầu dự kiến sẽ lên đến 1.400 tỷ USD. Cùng với quá trình mua bán, sáp nhập diễn ra nhanh chóng trong cuộc khủng hoảng tài chính, việc tự nguyện chuyển đổi mô hình hoạt động của một số NHĐT độc lập sang mô hình NHĐT tổng hợp nhằm tiếp nhận vốn cứu trợ của chính phủ để cứu thanh khoản như Goldman Sachs và Morgan Stanley. Việc tiếp nhận vốn của chính phủ cũng đồng nghĩa các ngân hàng này từ bỏ tự do và chấp nhận các quy định chặt chẽ hơn dưới sự quản lý của UBCK Mỹ (SEC). Tuy nhiên, sau cơn khủng hoảng và lợi nhuận hồi phục, Goldman Sachs và các ngân hàng khác đã yêu cầu được trả lại vốn cứu trợ cho chính phủ để đổi lấy sự độc lập.

1.3.3 Ý tưởng xây dựng NHĐT tại Việt Nam

Dù đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn nhưng mô hình NHĐT tại Việt Nam hiện nay còn khá sơ khai, chưa hoạt động như một pháp nhân độc lập. Ở Việt Nam, NHĐT thường được hình thành theo 03 con đường khác nhau.

v Tăng trưởng sinh học. Vào cuối năm 2007, khi mà ngành ngân hàng đang ở thời hoàng kim về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng cao, các ngân hàng trong nước đã đẩy mạnh việc “tăng trưởng sinh học” của mình bằng việc tuyên bố hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng, trong định hướng chiến lược phát triển NHĐT trên nền tảng nâng cấp các CTCK. Điển hình là Ngân hàng ACB và Sacombank đã tuyên bố thành lập các tập đoàn tài chính đa ngành tại Việt Nam. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối 2008 và 2009 buộc các tập đoàn này phải thay đổi chiến lược từ tăng trưởng nhanh sang ổn định và ưu tiên phát triển bền vững. Các ngân

hàng phải phải thực hiện nhiều hoạt động tái cấu trúc, và trong bối cảnh ảm đạm của thị trường chứng khoán, các ngân hàng mẹ phải dè dặt đầu tư cho các CTCK trực thuộc (NHĐT con). Tuy nhiên, khi thị trường chứng khoán khởi sắc và kinh tế tăng trưởng trở lại, hoạt động của NHĐT cũng đang được đẩy mạnh tăng trưởng theo.

v Ngân hàng đầu tư “thuần”. Một con đường khác để hình thành nên các NHĐT nhỏ (boutique bank), đó là việc các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, NHĐT lâu năm đã nhận thấy cơ hội tại Việt Nam, họ liên kết để thành lập các ngân hàng đầu tư có quy mô tương đối. Điển hình như Vietnam Capital Partners (VCP). VCP có quy mô tương đối lớn, gồm 16 người là các chuyên gia trong lĩnh vực NHĐT, luật sư và kế toán. Có thể thấy đây là hình thức “NHĐT thuần” như trên thế giới, tuy nhiên xuất hiện chưa nhiều tại Việt Nam.

v Chi nhánh và VPĐD của NHĐT nước ngoài. Bên cạnh hai hình thức trên, NHĐT tại Việt Nam còn được thành lập bởi các NHĐT mẹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và lập liên doanh để thực hiện những nghiệp vụ NHĐT khác nhau, như trường hợp Vietnam Partners LLC (VPL). VPL xác định chức năng của họ là huy động vốn, đầu tư bằng tiền của chính mình (chủ yếu đầu tư vào công ty tiền IPO), quản lý tiền cho nhà đầu tư, tư vấn về chiến lược và tài chính. Với nhiều nghiệp vụ như vậy, VPL lập ra các liên doanh khác nhau để thực hiện chúng, chẳng hạn liên kết với Ngân hàng BIDV để thành lập Công ty Liên doanh Quản lý Quỹ Đầu tư BIDV- Vietnam Partners (BVIM).

Nhận định chung, dù đã có những NHĐT tiên phong tham gia vào thị trường vốn trong nước, tuy nhiên, các NHĐT non trẻ của Việt Nam vẫn chưa thể cung cấp các nghiệp vụ, sản phẩm và dịch vụ NHĐT chuyên nghiệp. Hầu như các CTCK – NHĐT Việt Nam chưa đủ sức phát hành trái phiếu nhằm huy động vốn cho hoạt động đầu tư, tài trợ dự án của họ. Các cuộc M&A điển hình tại Việt Nam gần đây vẫn được thực hiện với sự tư vấn của các NHĐT tên tuổi như Credit Suisse, Rothschild, Deutsch Bank và các công ty kiểm toán quốc tế tên tuổi. Dĩ nhiên, hoạt động của NHĐT rất phức tạp và luôn có rủi ro tiềm ẩn, nhưng chúng ta vẫn trông đợi các NHĐT tiên phong sẽ nhanh chóng tiến bộ và hoàn thiện để đóng góp tốt hơn cho sự phát triển của thị trường tài chính.

Kết Luận Chương 1

Luôn có sự khác nhau về khung pháp lý và cách thức tổ chức, chức năng, mô hình hoạt động, cách thức huy động và quản lý nguồn vốn giữa NHTM và NHĐT. Trong đó, NHĐT xuất hiện như một chủ thể trung gian trên thị trường vốn nhằm giúp các doanh nghiệp và chính phủ huy động vốn, cung ứng các sản phẩm dịch vụ NHĐT chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia thị trường. Như vậy, NHĐT là một chủ thể trung gian quan trọng trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế trong nước đẩy mạnh tự do hóa tài chính và hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các khu vực và doanh nghiệp trong nền kinh tế luôn có nhu cầu cao hơn cho các sản phẩm huy động vốn cũng như các dịch vụ NHĐT khác. Do đó, nhu cầu và sự xuất hiện của các NHĐT trở nên tất yếu.

Trên thế giới, mô hình NHĐT đã có một lịch sử phát triển lâu dài và đem lại những bài học hữu ích cho sự phát triển của các nước đi sau. Đã có nhiều đạo luật làm thay đổi khung pháp lý và hoạt động của NHĐT tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật. Nghiên cứu lịch sử phát triển ngành NHĐT tại các quốc gia tiên phong này cũng đem lại nhiều bài học bổ ích… Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009 cũng dẫn đến những hoài nghi cho sự tồn tại của mô hình này. Nhưng sau khủng hoảng, các NHĐT trên thế giới lại vươn lên mạnh mẽ, lại đóng vai trò quan trọng trong các thị trường tài chính và nền kinh tế lớn, điều đó đã chứng minh cho tính ưu việt cũng như nhu cầu thiết yếu của mô hình này.

Khi là nước đi sau với một thị trường tài chính còn non trẻ, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm và thực tế cũng đã manh nha phát triển mô hình ngân hàng này trên thị trường trong nước. Chương tiếp theo sẽ nghiên cứu sâu hơn về thực trạng phát triển của ngành NHĐT, thông qua việc nghiên cứu hoạt động của các CTCK và của các NHĐT quốc tế tại Việt Nam.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGÂN HÀNG

ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HƯỚNG XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM. ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM.

2.1.1 Thực trạng hoạt động của các CTCK tại Việt Nam

Ngày 20 tháng 07 năm 2000, Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam đồng thời là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, xã hội. Quá trình phát triển của TTCK chia làm hai giai đoạn: giai đoạn định hình từ năm 2000 – 2005 và giai đoạn tăng trưởng từ năm 2006 đến nay, ngoại trừ tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tới TTCK. Tính đến tháng 2/2010, TTCK Việt Nam có 105 CTCK hoạt động với tổng số vốn điều lệ xấp xỉ 25.309 tỷ đồng, trong đó có 95 công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và hầu hết các công ty trong số 10 công ty còn lại là công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc các NHTM cổ phần và quốc doanh3. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.1: 10 CTCK có vốn điều lệ lớn trên thị trường

STT Tên Công Ty Chứng Khoán Vốn Điều Lệ (VNĐ)

1 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI) 3.511.117.420.000

2 Công Ty TNHH Chứng Khoán Ngân Hàng Á Châu (ACBS)

1.500.000.000.000

3 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn (Agriseco)

1.200.000.000.000

4 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SBSC)

1.100.000.000.000

5 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Kim Long (KLS) 1.000.000.000.000 6 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Thăng Long 800.000.000.000

3Thông tin thu thập từ websites của SGD Chứng khoán Hà Nội & SGD Chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 19/04/2010.

(ThanglongSC)

7 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (VietinbankSC)

789.934.000.000

8 Công ty Cổ Phần Chứng Khoán NHTM Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam (VCBS)

700.000.000.000

9

Công ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (VPBS)

500.000.000.000

10 Công ty TNHH Một thành viên Chứng Khoán Ngân Hàng Đông Á (DAS)

500.000.000.000

Nguồn: Website của UBCKNN www.ssc.gov.vn (thông tin thu thập ngày 20/01/2009)

Giai đoạn 2007, với sức hút lợi nhuận chứng khoán trong thời kỳ thị trường bùng nổ, các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân bị cuốn theo phong trào thành lập CTCK để phát triển mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng tổng hợp. Sự bùng nổ mạnh mẽ về số lượng các CTCK trong một thời gian quá ngắn trong khi thị trường tài chính Việt Nam còn trong giai đoạn sơ khai đã dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.

“Ăn vốn” là thuật ngữ thường dùng khi đề cập đến hoạt động của các CTCK trong năm 20084. Do sự kém sôi động của thị trường, phần lớn các CTCK đều chịu lỗ khi kết thúc năm tài chính. Khoản lỗ này trước hết là do hoạt động môi giới, tư vấn…cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong năm bị co hẹp. Phí môi giới, phí tư vấn, bảo lãnh phát hành…không đủ để các công ty trang trải chi phí hoạt động. Nhưng trên hết, khoản lỗ này đến từ hoạt động tự doanh. Với mức độ giảm sụt tới trên 60% của thị trường như năm 2008 thì việc các CTCK rơi vào tình trạng “ăn vốn” cũng là điều hết sức dễ hiểu. Trong giai đoạn này, các CTCK phải chịu đựng cuộc thanh lọc gay gắt. Nhiều CTCK đã phá sản hoặc thu hẹp qui mô, ngưng hoạt động. Tuy nhiên, sự khó khăn của thị trường chứng khoán cũng là cơ hội để các CTCK khẳng định được thế mạnh của mình, đặc biệt là các công ty có mức vốn lớn.

4 Công Ty Chứng Khoán Kim Long (2009),“Tổng Kết Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam năm 2008”, trang 25 - Báo cáo Nghiên cứu [4]

Bảng 2.2: Thị phần môi giới của 10 CTCK dẫn đầu HOSE:

STT Tên CTCK Thị Phần Môi Giới (%) Quý 02/2010 Quý 01/2010

1 Công ty CP Chứng khoán Thăng Long (TLS) 10,85 9,37 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình Ngân hàng đầu tư tại Việt Nam Luận văn thạc sĩ (Trang 33)